*** TU THÂN, TỀ GIA, TRỊ QUỐC, BÌNH THIÊN HẠ *** CÔNG KHAI THẢO LUẬN, ÂM THẦM HÀNH ĐỘNG *** Đã đến lúc tòan dân Việt hãy muôn lòng như một quyết chí đấu tranh cho QUYỀN DẠ DÀY, QUYỀN LÀM NGƯỜI, QUYỀN TỰ QUYẾT bằng cách ngay lúc này phải GIẢI THỂ TẬP ĐÒAN VIỆT GIAN CỘNG SẢN BUÔN DÂN BÁN NƯỚC!!!

2009/12/05

Việt Nam: Đã Biết Mở Mắt Bảo Vệ Chủ Quyền? Tại Sao Lại Chơi Trò Ném Đá Giấu Tay?


Do vậy, tranh chấp Biển Đông là mối quan tâm của tất cả chúng ta. Trong những nước tranh chấp thì Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với tất cả các nước còn lại. Trước hết, trong khi hầu hết các đòi hỏi trái ngược nhau chỉ liên quan đến chủ quyền đối với các đảo nhỏ, đá và bãi ngầm thì Trung Quốc là nước duy nhất tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông.

Phạm Trần



Hoa Thịnh Đốn - Trước đe dọa ngày càng nghiêm trọng mất chủ quyền trên Biển Đông và sợ bị Tầu Bắc Kinh chiếm vĩnh viễn hai Quần đảo Hòang Sa và Trường Sa, Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã biết mở mắt la làng, nhưng không dám chủ động mà lại mượn tay người khác, kể cả người nước ngòai.

Bằng chứng đã diễn ra tại Hà Nội qua cuộc Hội thảo được báo chí trong nước gọi là “khoa học quốc tế” với chủ đề: “Biển Đông: Tăng cường hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực” do Học viện Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam tổ chức trong hai ngày 26 và 27/11 (2009).

Học viện Ngọai giao là trường Ngọai giao duy nhất ở Việt Nam trực thuộc Bộ Ngọai giao và Hội Luật gia Việt Nam cũng do Nhà nước cho phép thành lập và chịu sự kiểm sóat của Chính phủ giống như các Tổ chức khác nằm trong Mặt trận Tổ Quốc, cánh tay ngọai vi của đảng Cộng sản Việt Nam.

Vì vậy Cuộc Hội thảo về Biển Đông được tổ chức với sự bảo trợ của đảng và nhà nước, nhưng có lẽ vì sợ cái bóng của Trung Hoa mà chính phủ CSVN đã không dám đứng tên tổ chức. Ngay cả báo chí trong nước cũng không nói gì đến Cuộc Hội thảo quan trọng này cho đến sau khi khai mạc thì các báo đều được lệnh loan tin nhưng không bình luận.

Hai báo điện tử Tuần Việt Nam và Việt Nam Net của Bộ Thông tin và Truyền Thông thì ngòai việc thông tin còn liên tục phổ biến nhiều bài viết về cuộc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông giữa các nước trong vùng và giữa Việt Nam với Trung Hoa.

Riêng báo Việt Nam Net còn phổ biến một số bài viết dựa theo các cuộc phỏng vấn các Học gỉa nước ngòai có mặt tại Cuộc Hội thảo phát biểu có lợi cho phía Việt Nam và chống lại chủ trương dành chủ quyền các quần đảo lớn ở Biển Đông của Bắc Kinh, trong đó có hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Đa số các chuyên gia Quốc tế còn tuyên bố không chấp nhận đòi hỏi mà họ gọi là “vô lý” của Trung Hoa về vùng Đặc quyền Kinh tế do Trung Hoa tự vẽ từ năm 1947 có hình “Lưỡi Bò” hay “ranh giới lưỡi bò” hoặc “Đường Chín Đọan”, chiếm khoảng 75% diện tích trên Biển Đông.

Như vậy, khoảng 25% còn lại phải chia cho tất cả các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, và Việt Nam, mỗi nước được trung bình 5%.

Tham dự Hội nghị, theo Thông báo của Bộ Ngọai giao Việt Nam thì: “Trong số 150 đại biểu, có 54 đại biểu quốc tế đến từ các trung tâm nghiên cứu có uy tín ở 22 quốc gia bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái lan, Lào, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, và các nước khác như Ô-xtrây-li-a (Australia), Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Đức, Nauy, Thụy Điển, Canada. Đại diện của một số sứ quán nước ngoài tại Hà Nội cũng tham gia hội thảo.

Đại biểu Việt nam đại diện cho các cơ quan nghiên cứu, một số Bộ, ngành như Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài nguyên Môi trường, Tập đoàn dầu khí quốc gia.”

Bản tin của phía Việt Nam không đề cập đến sự hiện diện của 6 chuyên viên đến từ Trung Hoa và 3 người khác đến từ Đài Loan, nhưng cho biết Hội thảo tập trung vào thảo luận 3 đề tài chính:

1. Tầm quan trọng của Biển Đông đối với hoà bình và an ninh khu vực; vị trí của Biển Đông trong chiến lược của các quốc gia liên quan.

2. Nguồn gốc và diễn biến tình hình các tranh chấp hiện nay, được phân tích từ các góc độ pháp lý, chính trị và quan hệ quốc tế; đánh giá về hệ luỵ đối với an ninh và hoà bình khu vực của những diễn biến mới đây trên Biển Đông.

3. Đánh giá về hiệu quả của các cơ chế hiện có trong khu vực nhằm kiềm chế căng thẳng gia tăng và thúc đẩy hợp tác; chia sẻ các mô hình hợp tác hiệu quả; đề xuất các biện pháp thiết thực nhằm tăng cường lòng tin và đề xuất các cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các bên liên quan.

Đây là lần đầu tiên, một Hội nghị bàn về những tranh chấp và tầm mức quan trọng cua Biển Đông được Việt Nam đứng ra tổ chức có sự tham gia của các chuyên gia người nước ngòai, nhưng những ý kiến của họ chỉ được coi có giá trị trong lĩnh vực nghiên cứu và khoa học, thay vì mang ý nghĩa chính trị.

Do đó, các chuyên gia đã đưa ra những quan điểm riêng của họ mà không có tính cách đại diện cho bất kỳ nước nào.

Trong bài phát biểu khai mạc sáng 26/11/2009, Giám đốc Học viện Ngoại giao Phó giáo sư, Đại sứ Dương Văn Quảng, theo tin của Bộ Ngoại giáo đã nhấn mạnh:” Hoà bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế đương đại; nhưng điều đáng quan tâm là những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ giữa nhiều bên liên quan không hề thuyên giảm ở Biển Đông; những diễn biến gần đây, nhất là các hành động khẳng định chủ quyền về mặt pháp lý, kèm theo đó là những hành vi đơn phương nhằm tăng cường sự kiểm soát thực địa, tranh chấp các nguồn năng lượng và tài nguyên đã làm cho tình hình thêm phức tạp. Trong bối cảnh đó, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định, đảm bảo tự do hàng hải, bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng như hợp tác cứu hộ, cứu nạn ngư dân trong khu vực Biển Đông …đòi hỏi các bên liên quan phải cùng nhau hành động và tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của tình hình. Nói cách khác, việc tăng cường hợp tác, tìm kiếm các phương thức giải quyết tranh chấp và xử lý các thách thức để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.”

Lời tuyên bố của Qủang khi đề cập đến “các hành động khẳng định chủ quyền về mặt pháp lý, kèm theo đó là những hành vi đơn phương nhằm tăng cường sự kiểm soát thực địa, tranh chấp các nguồn năng lượng và tài nguyên” thì không ai có thể hiểu sai là viên chức của Bộ Ngọai giao Việt Nam đã có ý muốn nói đến Trung Hoa mà không nói đích danh. Nhưng Qủang cũng không che dấu được thái độ hòa hoãn và muốn tránh xung đột của phiá Việt Nam khi đứng ra tổ chức Hội nghị này.

Vì vậy mà Dương Văn Quảng đã muốn nói rõ với các tham dự viên rằng phía Việt Nam “sẵn sàng chia sẻ những kết quả nghiên cứu chuyên sâu về Biển Đông nhằm góp phần nâng cao không chỉ hiểu biết của giới học giả, mà cả nhận thức của giới hoạch định chính sách và của công chúng về các vấn đề liên quan đến Biển Đông để từ đó thúc đẩy nỗ lực của các bên trong khu vực với mục đích duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông vì lợi ích của mỗi bên liên quan và vì hòa bình, an ninh và phát triển của cả khu vực.”

Các học gỉa nước ngòai thồng nhất quan điểm cho rằng tuy tình hình tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông có căng thẳng, nhưng không ai nghĩ sẽ có xung đột lớn, dù có thể có các cuộc “va chạm” lẻ tẻ.

Vẫn theo tin của Bộ Ngọai giao Việt Nam thì : “Các đại biểu đều nhất trí với đánh giá rằng Biển Đông có ý nghĩa quan trọng về mặt chiến lược an ninh, kinh tế (vận tải và tài nguyên) không chỉ đối với các quốc gia xung quanh vùng biển này mà còn đối với nhiều nước khác ngoài khu vực; do đó, Biển Đông có ý nghĩa lớn đối với sự thịnh vượng, nền hòa bình, an ninh khu vực và thế giới.”


DÙNG BÀN TAY NGƯỜI NGÒAI

Nhưng trái với lối đưa tin có vẻ ôn hòa, tránh đụng chạm với nước khổng lồ Trung Hoa của Bộ Ngọai giao thì Báo Điện tử Việt Nam Net của Bộ Thông tin và Truyền Thông lại cho phổ biến rộng rãi quan điểm của nhiều chuyên gia dự Hội nghị lên án mưu đồ của phía Trung Hoa muốn biến Biển Đông thành “cái hồ” riêng của Bắc Kinh để thao túng quyền lợi, làm thiệt hại quyền lợi cho các nước trong khu vực và đe dọa an ninh Thế giới.

Báo này trích lời ông Nazery Khalid, nghiên cứu viên cao cấp của Trung tâm Công nghiệp và Kinh tế biển Malaysia, nói: “Năm tới, với tư cách Chủ tịch ASEAN, Việt Nam cần có những hành động cụ thể để thúc đẩy đối thoại giữa các bên tranh chấp, giữa ASEAN và Trung Quốc. Cần phải ngồi lại với nhau và có ý chí chính trị thực sự thì mới có thể giảm tranh chấp và hướng tới hợp tác được. Tranh chấp ở biển Đông là vấn đề lâu dài, nhưng chúng ta cần phải hành động hướng về phía trước, chứ không phải níu chân nhau, giằng co nhau bằng các yêu sách chồng chéo”. Ông Khalid cũng cho rằng yêu sách đường Lưỡi bò của Trung Quốc dựa trên những căn cứ không thỏa đáng và điều đó đã tạo ra tranh cãi.” (VNNET, 28-11-2009)

Báo VNNET viết tiếp : “Nhiều học giả nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực hàng hải và khu vực biển Đông, Đông Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương như Mark J.Valencia, Ramses Amer, Carlyle A.Thayer..., đã đi thẳng vào phân tích nguyên nhân dẫn tới tình trạng gia tăng căng thẳng trong thời gian gần đây ở biển Đông.

Sức mạnh của nền kinh tế, chương trình hiện đại hóa quân đội, nhu cầu năng lượng lớn của Trung Quốc và cạnh tranh chiến lược giữa nước này với các nước lớn khác được nhìn nhận như là một nguyên nhân làm tăng mối lo ngại của các nước liên quan đối với yêu sách của Trung Quốc trên biển Đông. Gần đây, việc các nước trong vùng nộp báo cáo về thềm lục địa kéo dài theo yêu cầu của Liên Hiệp Quốc đã trở thành dịp để các nước khẳng định chủ quyền, làm dấy lên làn sóng khẳng định - phản đối giữa các nước có tranh chấp chủ quyền trên biển Đông. Điển hình nhất là việc Trung Quốc chính thức đưa ra đường Lưỡi bò để phản đối các nước khác nộp báo cáo về thềm lục địa kéo dài. Một số chuyên gia cho rằng yêu sách đường Lưỡi bò của Trung Quốc là không rõ ràng và các căn cứ mơ hồ, khiến tình hình thêm căng thẳng.”

Ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ CSVN được báo chí trong nước trích dẫn cho biết nhiều tham dự viên muốn Trung Quốc cần trả lời dư luận về đường Lưỡi bò

Ông nói : “Bản thân trong giới nghiên cứu của Trung Quốc cũng chưa có sự thống nhất về vấn đề này. Hôm nay, trong trao đổi, phía học giả Trung Quốc cũng chỉ nhắc lại đường biên giới trong vùng nước truyền thống, lịch sử, chủ quyền của Trung Quốc từ lâu. Cũng có nhà nghiên cứu Trung Quốc nói rằng chính phủ của họ chưa bao giờ có ý kiến chính thức về đường chữ U đứt đoạn, đó không phải là đường biên giới trên biển mà Trung Quốc chỉ đưa ra thể hiện chủ quyền của mình thôi. Trên thực tế trong những tuyên bố của mình Trung Quốc cũng đầy mâu thuẫn. Đó là những vấn đề các học giả phải trao đổi thêm và phía Trung Quốc cần phải trả lời trước dư luận.” (Theo Hương Giang,VNNET, 28-11-2009)

Các Học giả Trung Hoa dự Hội nghị đã phản bác các yêu cầu thảo luận vấn đề Chủ quyền của các Học giả Việt Nam, trong đó có Tiến sỹ Sự học Nguyễn Nhã. Họ nói rằng hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa là của Trung Hoa từ đời Nhà Tống, nhưng không trưng dẫn bất cứ tài liệu nào để chứng minh.

Nhưng cũng đúng vào ngày khai mạc Cuộc Hội thảo (26/11/2009) thì Trung Hoa đã bất ngờ cử 2 tàu ngư chính đến quần đảo Hoàng Sa và cử tàu y tế đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam, một hành động có chủ mưu xác nhận chủ quyền.

Vì vậy, phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Nguyễn Phương Nga đã phản ứng: “ Việc Trung Quốc cử tàu đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.”

Thông tấn xã Việt Nam viết tiếp : “ Bà Phương Nga cho biết, ngay sau khi được tin nêu trên, ngày 27/11, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam để phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt các hoạt động này, không tiếp tục có các hành động làm phức tạp thêm tình hình tại Biển Đông, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác tại khu vực.”


NÉM ĐÁ GIẤU TAY

Song song với nỗ lực tìm kiếm đồng minh chống lại Trung Hoa một cách gián tiếp thì nhà nước CSVN còn dùng Tổ chức “Quỹ nghiên cứu biển Đông” để tuyên truyền bảo vệ chủ quyền các hải đảo ờ Biền Đông.

Qũy này, trên nguyên tắc là một tổ chức tư nhân ra đời năm 2007, nhưng hầu hết các Bài nghiên cứu của các Tác gỉa lại được báo Tuần Việt Nam của Bộ Thông tin và Truyền thông của nhà nước CSVN phổ biến rộng rãi.

Tỷ dụ như trong “Thư ngỏ gửi nhân dân và chính phủ các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia và Việt Nam về vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông” phổ biến ngày 28/11/2009, báo Tuần Việt Nam viết : “ LTS: Xung quanh những tranh cãi về biển Đông lâu nay, để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam xin đăng lại bức thư ngỏ của Quỹ nghiên cứu biển Đông để mọi người cùng thảo luận.”

Thư ngỏ bắt đầu : “ Biển Đông tiếp giáp với Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Việt Nam và Trung Quốc. Biển Đông rất quan trọng cho kinh tế, giao thông vận tải và an ninh của các nước này. Đối với quốc tế, Biển Đông là một trong những tuyến hàng hải quan trọng nhất trên thế giới; nó đóng vai trò sống còn cho thịnh vượng kinh tế của Đông Nam Á, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan và tất cả các quốc gia giao thương quan trọng.

Thềm lục địa cũng sẽ được phân chia theo nguyên tắc UNCLOS ( United Nations Convention on the Law of the Sea, Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc ). Bản đồ cho thấy tuyên bố của Trung Quốc đi ngược lại với cách phân chia này.

Các vùng lãnh hải 12 hải lý của Quần đảo Hoàng Sa, Quần đảo Hoàng Sa và Scarborough Shoal không được tính vào vùng phân chia này, cho tới khi các tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo này và Scarborough Shoal được giải quyết.

Do vậy, tranh chấp Biển Đông là mối quan tâm của tất cả chúng ta. Trong những nước tranh chấp thì Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với tất cả các nước còn lại. Trước hết, trong khi hầu hết các đòi hỏi trái ngược nhau chỉ liên quan đến chủ quyền đối với các đảo nhỏ, đá và bãi ngầm thì Trung Quốc là nước duy nhất tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông.

Thứ hai, quân đội của Trung Quốc lớn nhất và cũng là quân đội phát triển nhanh nhất trong vùng.

Thứ ba, Trung Quốc là quốc gia duy nhất trong những nước tranh chấp có truyền thống sử dụng vũ lực để chiếm các đảo của các nước khác đang trong tình trạng tranh chấp.”
Thư ngỏ đã mỉa mai Trung Hoa : “ Tuyên bố của Trung Quốc trong Biển Đông có thể so sánh với việc một người tuyên bố rằng anh ta là người duy nhất sở hữu toàn bộ ô xy trong không khí. Không những tuyên bố này không có cơ sở pháp lý và bất công, mà nếu chúng trở thành sự thực thì Đông Nam Á có thể bị Trung Quốc thống lĩnh và các quốc gia khác cần đi qua Biển Đông sẽ bị ngăn chặn trong quá trình tranh chấp….”

Do đó Qũy này kêu gọi : “Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Việt Nam, ASEAN và các quốc gia liên quan khác phải cùng nhau hành động để bảo vệ những quyền này, chống lại tham vọng bất công của Trung Quốc.”

Với lối hành sử dùng bàn tay người khác để chống Trung Hoa, đảng CSVN có lợi gì trong chiến dịch tạo áp lực bằng nước bọt này ?

Vì vậy câu hỏi đặt ra với đảng CSVN là : Tại sao lại không công khai ra mặt đi đầu cuộc vận động chống ngoại xâm mà lại ném đá giấu tay, hay vì sợ bị mất đầu mà chơi trò mị dân này ? -/-


Phạm Trần


No comments:

Post a Comment