*** TU THÂN, TỀ GIA, TRỊ QUỐC, BÌNH THIÊN HẠ *** CÔNG KHAI THẢO LUẬN, ÂM THẦM HÀNH ĐỘNG *** Đã đến lúc tòan dân Việt hãy muôn lòng như một quyết chí đấu tranh cho QUYỀN DẠ DÀY, QUYỀN LÀM NGƯỜI, QUYỀN TỰ QUYẾT bằng cách ngay lúc này phải GIẢI THỂ TẬP ĐÒAN VIỆT GIAN CỘNG SẢN BUÔN DÂN BÁN NƯỚC!!!

2009/12/23

Vì sao Việt nam không bao giờ hết kẻ thù?


Khẩu hiệu “Đầu hàng hay đánh” tại Hội nghị Diên hồng cách đây hàng trăm năm của Vua tôi nhà Trần và các vị bô lão vẫn là một bài học cần ghi nhớ, đó chính là kết quả của sự đồng thuận và đoàn kết nhất trí của nhân dân Đại Việt năm xưa.

Bằng sức mạnh đó dân tộc Việt nam đã ba lần đánh gục đội quân Nguyên Mông hùng mạnh một thủa, những kẻ đã chinh phục một nửa thế giới từ đông sang tây bằng vó ngựa nhưng đến đất Việt nam lại là tử địa của chúng.

KAMI



Mấy ngày trong tháng 12/2009 các nhà lãnh đạo cao cấp Việt nam có hàng loạt các chuyến công du sang các nước Nga, Hoa kỳ, Pháp, Hàn quốc..nhằm tìm kiếm đồng minh và tăng cường mua sắm các trang thiết bị quân sự nhằm củng cố và nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội. Cụ thể chuyến đi Nga (từ 15 đến 16 tháng 12) của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đi Mỹ và Pháp (từ 10 đến 20 tháng 12) của Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh và một đoàn đại biểu cấp cao của Bộ Quốc phòng Việt Nam do Thứ trưởng, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, dẫn đầu đã tới thăm Hàn Quốc (từ 12/12-18/12).

Trong các chuyến thăm nói trên Việt Nam đã hoàn tất một số hợp đồng mua vũ khí quan trọng với Nga, Pháp và nâng cao mức quan hệ về quốc phòng với Hoa kỳ, Hàn quốc được giới phân tích và bình luận đánh giá là những động thái nhằm tỏ rõ dấu hiệu quan ngại trước sự bành trướng hải quân của Trung quốc trên Biển Đông, nó không chỉ đơn giản là sự phô trương mà đã và đang trở thành mối đe dọa tới an ninh quốc phòng của Việt nam. Các hoạt động dồn dập và sôi nổi trong lĩnh vực này được cho là chỉ dấu cho xu hướng đa phương hóa và hiện đại hóa quân đội Việt Nam để đối phó với các thách thức của thời kỳ mới, nhất là sự lớn mạnh về quân sự của Trung Quốc.

Mặt khác các chuyến thăm trên cũng cho thấy nhà nước Việt nam đang tăng cường thắt chặt mối quan hệ quân sự mới với Nga vốn một thời là một người đồng chí, anh em hàng đầu đã từng viện trợ cho họ trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ và đặc biệt là đồng minh tin cậy duy nhất sau khi mối quan hệ với Bắc Kinh tan vỡ, bằng cuộc chiến tranh biên giới phía bắc năm 1979. Với Hoa kỳ cũng vậy, là một quốc gia cựu thù từng được coi là kẻ thù số một trong giai đoạn Chiến tranh lạnh, mà kể cả khi hai nước đã bình thường hóa quan hệ cho đến nay thì sự ngờ vực vẫn của nhà nước Việt nam vẫn có xu hướng giảm bớt một cách khiêm tốn. Thì chuyến đi thăm vừa qua của Bộ trưởng Bộ quốc phòng Phùng Quang Thanh được coi là một bước tiến mới và là đánh dấu sự phát triển trong quan hệ quân sự song phương, như Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, ông Lê Công Phụng đánh giá cho rằng “hợp tác với Mỹ là hết sức cần thiết”. Đối với nước Pháp cũng vậy, từng bị liệt vào là một trong ba đế quốc to bị thua trận ở Việt nam, tuy không thuộc dạng kẻ thù nguy hiểm như Hoa kỳ thì chuyến đi thăm của ông Phùng Quang Thanh được đánh giá là mở cơ chế đối thoại trực tiếp giữa bộ quốc phòng hai nước để xây dựng lòng tin và “tránh hiểu nhầm”.

Nhìn lại lịch sử cận đại của Việt nam trong những năm thế kỷ 20 đến nay, đặc biệt là từ năm 1945 khi nhà nước Việt nam dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN thì một điều người ta dễ nhận thấy trong quan hệ đối ngoại của họ với các quốc gia thuộc hạng nước lớn như Nga (Liên xô), Trung quốc, Mỹ , Pháp, Nhật v.v.. từ bạn thành thù rồi lại từ thù trở thành bạn quay đi quay lại đến mức khó hiểu.

Điển hình là quan hệ với Trung quốc và Hoa kỳ.

Đối với Trung quốc, sau ngày 1/10/1949 với sự ra đời của nước CHND Trung Hoa là một nước đã có công rất lớn trong việc chi viện sức người sức của cho sự thắng lợi của cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp(1946-1954) và chống đế quốc Mỹ giải phóng miền Nam Việt nam (1954-1975) của đảng và nhà nước Việt nam. Nhưng ngay sau đó quan hệ Việt nam-Trung quốc xấu đi một cách nhanh chóng và đỉnh cao là cuộc chiến tranh biên giới phía bắc (1979-1988), ngày 17 tháng 2 năm 1979, sau khi Việt Nam và Liên bang Xô viết ký kết Hiệp ước Hòa bình và Hợp tác, và sáu tuần sau khi Việt Nam xâm chiếm Campuchia, Trung Quốc đã tuyên bố một cuộc tấn công chống lại Việt Nam dọc theo biên giới chia cắt hai quốc gia. Quan hệ với Trung quốc khi đó trong chính sách đối ngoại, được đảng CSVN xác định là kẻ thù nguy hiểm trước mắt và lâu dài, điều này được ghi rõ trong Hiến pháp nước CHXHCN Việt nam năm 1981, mối quan hệ căng thẳng đó được kéo dài cho tới năm 1991 khi hệ thống XHCN ở Liên xô và các nước Đông Âu tan rã. Điều ngạc nhiên sau khi quan hệ giữa hai đảng và hai nhà nước Việt nam và Trung quốc được bình thường hóa thì nó lại được phát triển rất nhanh chóng, từ mối quan hệ giữa hai kẻ thù chuyển thành mối quan hệ hữu nghị đặc biệt được tô thắm bằng 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt.

Vậy thì sao hôm nay nhà nước Việt nam lại ráo riết mua sắm trang thiết bị quốc phòng để chống lại họ?

Tương tự đối với Hoa kỳ cung không hề khác, ngay từ khi chưa giành được chính quyền đảng CSVN khi đó đang hoạt động dưới danh nghĩa của Mặt trận Việt minh người đứng đầu là Hồ Chí Minh tổ chức đánh Pháp kháng Nhật. Ngay từ khi ấy, Việt minh đã bắt tay với Hoa kỳ thông qua nhóm tình báo Con Nai (Deer Team) thuộc OSS. Theo lời đề nghị của Hồ Chí Minh, nhóm Con Nai nhảy dù xuống Tân Trào tháng 7 năm 1945 để giúp đỡ trong việc huấn luyện các chiến sĩ Việt Minh đánh Nhật đồng thời chuyển giúp thư của Hồ Chí Minh đến chính phủ Mỹ, đề nghị Tổng thống Truman công nhận độc lập của Việt Nam. Tiếc rằng lịch sử đã đi theo hướng hai nước trở thành đối thủ trong cuộc chiến 20 năm hủy diệt từ 1954-1975 với sự thất bại của người Mỹ. Sau khi chiến tranh kết thúc, quan hệ hai nước cũng không hề được cải thiện, Hoa kỳ đã dùng biện pháp cấm vận kinh tế nhằm làm suy yếu nhà nước Việt nam. Tình trạng đó kéo dài cho tới 3.2.1994 khi quan hệ hai nước Việt nam Hoa kỳ được chính quyền Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa và ngày càng phát triển không ngừng cho đến ngày hôm nay, khi mà các động thái của nhà nước Việt nam cho chúng ta hiểu rằng họ đang mượn tay Hoa kỳ làm đối trọng trong quan hệ với Trung quốc.

Tuy ai cũng hiểu rõ rằng trong chính trị không có bạn bè hay kẻ thù vĩnh viễn, nhưng nhìn lại hai ví dụ trên về quan hệ giữa Việt nam-Trung quốc và Việt nam-Hoa kỳ cho thấy nhà nước Việt nam dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN từ trước tới nay, không có một chủ trương nhất quán trong quan hệ đối ngoại với các nước, đặc biệt là các cường quốc.

Chính sách đối ngoại đó thay đổi quá nhanh trong việc chuyển từ kẻ thù thành bạn rồi từ bạn thành kẻ thù, việc đó cho người ta có cảm giác con đường của quan hệ đối ngoại của nhà nước Việt nam ví như đường đi của một chú kiến bò quanh quẩn miệng chén. Chính cái đó dẫn tới nguy cơ nổ ra các cuộc chiến tranh đã gần như trở thành chu kỳ có thể dự định trước được, tựu chung các cuộc chiến đó dần trở thành hy sinh xương máu vô ích bởi mới là kẻ thù đánh nhau chán chê, xong lại thành bạn. Xưa ta “chống Mỹ cứu nước” thề quét sạch không còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì sao ngày hôm nay chúng ta lại “Đón Mỹ cứu nước” trải thảm đỏ đón kẻ xâm lược năm xưa quay lại với danh nghĩa nhà đầu tư tư bản nước ngoài?

Chúng ta thường thấy khẩu hiệu “Nguyện đi theo con đường của Bác Hồ đã chọn” được treo đầy ngoài đường phố, khẩu hiệu này còn được các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ , Quốc hội và các tổ chức quần chúng ghi trong các cuốn sổ lưu niệm trong những ngày viếng Bác. Vậy xin hỏi, con đường mà trong công tác đối ngoại, quan hệ hợp tác quốc tế kiểu “hôm qua là bạn, hôm nay là kẻ thù và ngày mai sẽ lại là bạn” diễn đi diễn lại mấy chục năm qua có phải là con đường Bác Hồ đã chọn hay không? Vì con đường mà công tác đối ngoại, quan hệ hợp tác quốc tế Việt nam chúng ta đã đi trong mấy chục năm qua này là con đường sai lầm, nó làm cho Việt nam chúng ta chưa hết kẻ thù này lại xuất hiện kẻ thù khác ngay lập tức, cứ theo con đường này thì 1.000 năm nữa nước ta cũng không hết kẻ thù và các thế lực thù địch. Cả dân tộc luôn luôn phải sẵn sàng đối phó với nhiều loại kẻ thù, không được lơ là để dốc toàn lực vào công cuộc xây dựng kinh tế, kiến thiết đất nước.

Việc mua sắm vũ khí hiện đại trang bị cho quốc phòng nâng cao sức mạnh sẵn sàng chiến đấu của quân đội là một việc cần thiết của mọi quốc gia không chỉ riêng Việt nam. Nhưng để phát huy hiệu quả, trong công tác đối ngoại Việt nam cần phải giữ quan hệ tốt, làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới và duy trì mối quan hệ hài hòa giữ được khoảng cách hợp lý cần thiết giữa các nước lớn trên cơ sở các bên đều có lợi, phải tôn trọng độc lập, tự chủ và chủ quyền lãnh thổ. Việc nghiêng hẳn để dựa vào một quốc gia nào đó như chính quyền Việt nam Cộng hòa hay chính quyền Việt nam cộng sản những năm trước đây chính là nguyên nhân dẫn đến chiến tranh xung đột triền miên hàng chục năm trời, biến Việt nam thành địa điểm đối đầu của các cường quốc, người Việt nam bị chia rẽ thành các phe phái và bị mượn tay cầm súng bắn giết lẫn nhau nhằm phục vụ cho lợi ích của các cường quốc.

Một đất nước trải dài với hàng ngàn km bờ biển với dân số 80 triệu dân, nằm một vị trí chiến lược trong bản đồ chính trị khu vực và thế giới như Việt nam ắt sẽ nằm trong sự dòm ngó của các nước lớn. Vũ khí duy nhất đảm bảo an ninh và sự bình yên của tổ quốc sẽ không hoàn toàn là phải dựa vào sức mạnh của quân đội hay vũ khí chiến tranh. Vì một thực tế cho thấy nếu xảy ra chiến tranh với các cường quốc, nếu chỉ độc lập, không dựa vào một cường quốc khác làm chỗ dựa thì việc sử dụng sức mạnh đoàn kết toàn dân và sử dụng chiến tranh nhân dân là sức mạnh vô địch duy nhất mà chúng ta có thể lựa chọn.

Đường lối đối ngoại của một chính đảng chính trị không thể là nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân, nếu như chính đảng cầm quyền đó không ra đời từ nguyện vọng thông qua lá phiếu bầu thể hiện sự lựa chọn thực sự của quần chúng trong một cuộc bầu cử tự do thực sự công bằng và dân chủ. Có như vậy thì đảng chính trị nào không có chính sách đối ngoại khéo léo với các cường quốc, gây nên mối đe dọa về an ninh về chủ quyền quốc gia và làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân và coi trọng quyền lợi cục bộ của đảng mình, đặt quyền lợi dân tộc và đất nước dưới quyền lợi của đảng chắc chắn sẽ bị nhân dân đồng lòng loại bỏ bằng lá phiếu của mình.

Không phải nhìn đâu xa, cứ xem các nước trong khu vực Đông nam Á có nền dân chủ phát triển như Thái lan, Singapore, Malaixia, Indonexia và cả Philipines… họ đâu có sợ các nước lớn.

Một nhà nước pháp quyền và một xã hội dân sự nơi mà mọi người dân đều sống, làm việc và được đối xử bình đẳng theo Hiến pháp và pháp luật. Đó chính là một nhà nước của dân, do dân và vì dân, khi đó người dân tự làm chủ vận mệnh cá nhân và vận mệnh tổ quốc mình một cách thực sự là yếu tố quan trọng để tạo nên sự đồng thuận, sự đoàn kết nhất trí của mọi tầng lớp nhân dân Việt nam trong và ngoài nước.

Khẩu hiệu “Đầu hàng hay đánh” tại Hội nghị Diên hồng cách đây hàng trăm năm của Vua tôi nhà Trần và các vị bô lão vẫn là một bài học cần ghi nhớ, đó chính là kết quả của sự đồng thuận và đoàn kết nhất trí của nhân dân Đại Việt năm xưa.

Bằng sức mạnh đó dân tộc Việt nam đã ba lần đánh gục đội quân Nguyên Mông hùng mạnh một thủa, những kẻ đã chinh phục một nửa thế giới từ đông sang tây bằng vó ngựa nhưng đến đất Việt nam lại là tử địa của chúng.

Bằng sức mạnh đó mà sau hơn 1000 năm Bắc thuộc người Trung quốc không thể đồng hóa được người Việt như hàng trăm tộc người khác hôm nay đã buộc trở thành người Trung quốc trên quê hương của họ như Mãn châu, Tây tạng, Tân cương v.v..

Đó chính là do sức mạnh vô địch của tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt nam. Sức mạnh đó không có thứ vũ khí nào có thể khuất phục được.


KAMI


No comments:

Post a Comment