Về sau này tôi có nghe 1 danh từ mà trước đây tôi chưa bao giờ dùng nên không chắc đúng là tiếng “chảnh”. Một số bạn bè từ Việt-Nam giải thích cho tôi nghĩa cúa nó là như thách thức, đách cần. Chẳng hạn như có ai phê bình 1 người nào đó mà họ “chảnh” lại có nghĩa là họ đách cần quan tâm, như muốn nói: “rồi sao? – chúng mày làm gì được ông?”. Nhưng “chảnh” từ một ông Thủ Tướng thì tôi…chịu thua! Và rồi mới hôm qua thôi, sau 2 ngày Đại Hội Người Việt Nước Ngoài, 1 ông Phó Thủ Tướng CSVN hân hoan cho biết như thế là đảng đã hoàn toàn thành công trong việc kết hợp được hơn cả 4 triệu người Việt Hải Ngoại! Võ Trang |
Phê bình tính độc lập của nền Tư Pháp trong chế độ CSVN từ cái nhìn của những người trong chế độ Dân Chủ Tự Do có lẽ là vô ích và sai lầm, ngay từ đầu, vì nền tảng khác nhau của 2 chế độ đã nói lên tính khác biệt này. Người Mỹ có câu: không thể so sánh trái cam và quả táo. Như trong chế độ độc tài toàn trị của xã hội Xã Hội Chủ Nghĩa Việt-Nam, người ta vẫn giải thích được rằng chế độ của họ dân chủ gấp trăm gấp ngàn lần chế độ Tư Bản bóc lột. Dĩ nhiên, với công an và nhà tù bảo chứng cho lời nói, cho lý thuyết độc đoán, họ có thể nói gì cũng được.
Nhưng ngay chính trong lý thuyết của họ tôi vẫn thấy có gì không ổn. Tháng 7 năm 2006 tôi có về Viêt-Nam, vào lúc cả nước đang ở trong những cơn sốt về tệ nạn tham nhũng, nhất là vụ PMU18. Trong lúc chờ bạn ở phòng tiếp tân (lobby) của khách sạn tôi đọc được 1 tin tức trên tờ Thanh Niên (?), dự định đem về Mỹ làm kỹ niệm mà rồi quên mất!... Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc tại sao không xữ lý hay truy tố những người liên hệ thì ông Lê Hồng Anh, Bộ Trưỡng Công An nói rằng Luật là Luật nhưng còn phải chờ nghị định và muốn truy tố nhân viên thì phải còn chờ cấp trên cho phép… như vậy luật này là luật của ai và cho ai? Nếu không nói theo kiểu người Mỹ là không ai có thể ở ngoài vòng luật pháp (Nobody is above the law) thì vẫn không hiểu được ai là người có thẩm quyền hành xữ (execute) luật pháp? - Phải chờ cấp trên cho phép mới được tiến hành? – ai là cấp trên hay cấp trên sau cùng để có thể cho quyết định? - Tổng Bí Thư đảng hay Bộ Chính Trị?
Kế đến là vụ án xa lộ Đông Tây. Chính quyền CSVN cho rằng sỡ dĩ có sự chậm trể trong truy cứu vì chính quyền Nhật Bản đã chậm trể trong việc trao đổi tài liệu, tin tức… cũng được!, nếu nhìn từ khía cạnh xem chính phủ Nhật Bản như là công tố viên thì họ cần phải có chứng minh trước khi tiến hành buộc tội nhân viên tốt của Việt-Nam. Nhưng với 1 người có kiến thức trung bình họ cũng có thể thấy rằng dự án xa lộ Đông-Tây là một dự án viện trợ nhân đạo của chính phủ Nhật Bản, không có lý do gì hay lợi lộc gì để họ phá đám chính quyền Việt-Nam cả. Thế mà lảnh đạo cao cấp của Việt-Nam lại không nhìn thấy!. Họ chần chờ, lẫn tránh mãi đến nỗi Đại Sứ Nhật Bản phải tuyên bố ngưng viện trợ ngay trong một buổi họp mặt kinh tế cao cấp của các nước Á Châu, nơi mà người ta thường chỉ nghe những lời khen tặng, hồ hởi về các thành quả trong quá khú và hứa hẹn trong tương lai… Thật là nhục quốc thể! Cho đến bây giờ(?), các tài liệu này vẫn chưa được dịch ra hết để xúc tiến truy tố thì chính quyền Cọng Sản Việt Nam quả là có vấn đề với môn ngoại ngữ Nhật Bản.
Cách đó không lâu, một vụ kiện khác cũng nói lên công phu “Thiết Diện Bì” vô địch của chính phủ Cọng Sản Việt-Nam. Đó là vụ kiện của một kỹ sư người Ý, một consultant cho công ty Hàng Không Việt-Nam. Quen chơi luật rừng và ù lỳ, công ty Hàng Không Việt-Nam nghĩ rằng với tên mới của công ty, họ không cần phải trả thù lao cho consultant của công ty với tên củ… Vụ kiện kéo dài nhiều năm, khởi đầu chỉ 5, 7 chục ngàn cho đến khi lên tới 5 triệu 2 Mỹ Kim và với phán quyết của tòa án quốc tế sẽ tịch thu bất động sản của chính phủ Cọng Sản Việt-Nam ở hải ngoại nếu họ không chịu trả thì chính phủ Việt-Nam mới giật mình…
Khi được Quốc Hội Cọng Sản chất vấn về tệ nạn tham nhũng, đích thân ông Thủ Tướng CSVN nói rằng “hiểu đến đâu giải quyết đến đó”!, nghe thật hợp tình, hợp lý. Nhưng nhìn từ phía ngược lại thì lại có vấn đề: nếu không hiểu thì không giải quyết gì cả?, nhưng ai sẽ hiểu, làm sao để hiểu và nhất là hiểu bao nhiêu thì cho là đủ? – và như thế thì có thể đến… không bao giờ!
Gần đây, khi trả lời với Đại Biểu Quốc Hội (lại cũng Quốc Hội nữa!), ông Thủ Tướng cho hay trong 3 năm qua ông chưa xữ phạt 1 nhân viên nào. Rồi ông lấy ông cựu Thủ Tướng Phạm văn Đồng làm kim chỉ nam cho hay trong 30 năm tại chức chính ông Đồng cũng chưa hề xữ phạt một viên chức cấp Xã nào… Người viết bài này không hiểu nỗi tấm lòng Bồ Tát của các vị Thủ Tướng như các ông trong việc hành xữ luật pháp quốc gia. Trong đấu tố, các ông có thể giết hàng chục ngàn địa chủ như chính các ông đã nhìn nhận có sai sót. Nhưng xữ phạt một nhân viên ở cấp Xã thấp nhất thì các ông có đủ từ bi để bỏ qua? Hay lòng từ bi của các ông chỉ áp dụng cho “phe đảng” của mình? Hay đây chính là một trong những điều lệ chiêu nạp đảng viên? Hay có thể ông đã nói rất thành thật nhưng người viết không hiểu: xữ phạt các viên chức cấp xã là chuyện của cấp huyện nên ông thật chưa bao giờ cần làm?
Trong cái “phải có tình có lý khi xét xữ những sai trái”, ông Thủ Tướng CSVN dùng danh từ kỷ luật thay vì pháp luật. Trong một chế độ pháp trị, kẻ phạm pháp sẽ được xét xữ công bằng theo những qui định của pháp luật. Xét xữ theo kỷ luật là xét xữ dành cho đảng viên của ông. Ở đây ông dùng chử xữ lý kỷ luật “phải theo qui định của pháp luật và qui định của đảng” là ông đã đặt qui định của đảng ngang hàng với pháp luật. Điều này trong thực tế là đúng nhưng có lẻ ông và các đồng chí của ông chưa bao giờ nhìn nhận?
Ông Thủ Tướng đã tung hỏa mù khi cho rằng trách nhiệm là trách nhiệm chung… nên không muốn có có kỷ luật, có xữ lý… tấm lòng đại lượng và hòa hợp của ông thật là vĩ đại. Nhưng những người dân Việt-Nam sẽ không hiểu được vậy thì ông muốn nói gì? – ông có xữ lý hay không? – và vì đó là trách nhiệm chung nên trong đó có ông hay không? – hay ông và 13 người bạn khác của ông là những ngoại lệ?
Viết đến đây tôi chợt nhớ lại 1 câu chuyện có thật: Trong một buổi cơm trưa “thân hữu” chúng tôi có gặp một người khách mà về sau tôi mới biết là phóng viên từ Sài-Gòn đi công tác vận ở Cali. Anh ta cố gắng giải thích rằng ở SàiGòn bây giờ tự do lắm rồi. Tờ báo của anh làm có thể “chơi” cả những nhân vật từ hàng Bộ Trưỡng trở xuống - ngoại trừ Bộ Chính Trị. Khi được hỏi vậy thì Bộ Chính Trị là một ngoại lệ(?) thì anh cuời và so sánh họ như những người trong Hoàng Gia của chế độ quân chủ nuớc Anh. Chỉ vài tháng sau, chúng tôi nghe tin cả Tổng Biên Tập, Phó Tổng Biên Tập tờ báo của anh bị xử lý tơi bời chỉ vì dám đụng vào 1 Phó Bộ Trưỡng, dù đã dựa vào tài liệu của chính Bộ Công An của chính quyền…
Khóa họp Quốc Hội chấm dứt với lời khen thưởng Thủ Tướng của vị Chủ Tịch là đã thông suốt tất cả các câu hỏi của tất cả các đại Biểu. Khi bị chất vấn tại sao chưa có thái độ thì ông Thủ Tướng giải thích rất có tình… hiểu đến đâu giải quyết đến đó. Khi phải đối diện với những bằng chứng cụ thể thì ông rất có hậu… cần rà sát lại cho kỷ. Và khi bằng chứng đã rõ ràng rồi thì ông tràn đầy từ bi và bác ái… thật ra tất cả chúng ta đều chia chung trách nhiệm…
Về sau này tôi có nghe 1 danh từ mà trước đây tôi chưa bao giờ dùng nên không chắc đúng là tiếng “chảnh”. Một số bạn bè từ Việt-Nam giải thích cho tôi nghĩa cúa nó là như thách thức, đách cần. Chẳng hạn như có ai phê bình 1 người nào đó mà họ “chảnh” lại có nghĩa là họ đách cần quan tâm, như muốn nói: “rồi sao? – chúng mày làm gì được ông?”. Nhưng “chảnh” từ một ông Thủ Tướng thì tôi…chịu thua! Và rồi mới hôm qua thôi, sau 2 ngày Đại Hội Người Việt Nước Ngoài, 1 ông Phó Thủ Tướng CSVN hân hoan cho biết như thế là đảng đã hoàn toàn thành công trong việc kết hợp được hơn cả 4 triệu người Việt Hải Ngoại!
Võ Trang
No comments:
Post a Comment