*** TU THÂN, TỀ GIA, TRỊ QUỐC, BÌNH THIÊN HẠ *** CÔNG KHAI THẢO LUẬN, ÂM THẦM HÀNH ĐỘNG *** Đã đến lúc tòan dân Việt hãy muôn lòng như một quyết chí đấu tranh cho QUYỀN DẠ DÀY, QUYỀN LÀM NGƯỜI, QUYỀN TỰ QUYẾT bằng cách ngay lúc này phải GIẢI THỂ TẬP ĐÒAN VIỆT GIAN CỘNG SẢN BUÔN DÂN BÁN NƯỚC!!!

2012/07/08

Tên Tàu, Tên Việt


image


Chào chị Bảo Mai,

Tôi đang giúp vận động để các giới truyền thông, các nhà văn ký giả, khi viết bài có liên quan đến tên và địa danh Tàu, không dùng âm tiếng Việt cho tên Tàu nữa mà dùng âm Tàu cho tên Tàu (theo qui ước Pinyin mà thế giới công nhận).
Sau đây là những lý do tại sao (trích một phần trong bài viết của tôi, bút hiệu Trần Kha, về vấn đề này)

Lý do cần thay đổi

Đọc hay viết tên Tàu theo âm Hán Việt có thể hữu dụng trong quá khứ, nhưng việc này đã mất thời gian tính, và cần thay đổi, vì nhiều lý do:

1) Nhu cầu cần phân biệt tên Tàu và tên Việt, để tránh ngộ nhận. Thí dụ như tên của ông "Chen Guangcheng", một "luật sư mù" người Tàu đã xin tị nạn ở tòa đại sứ Mỹ, mà tin tức gần đây trên báo chí Việt Nam gọi ông là "Trần Quang Thành" - rất dễ tạo nên sự nhầm lẫn ông là người Việt Nam!
Cũng như gọi tên tỉnh "Quảng Đông" (Guangdong ở bên Tàu) có thể bị nhầm lẫn là tên một tỉnh ở Việt Nam. Thêm một điều bất lợi nữa là khi dùng tên Việt cho địa danh bên Tàu, người ta không thể tìm được địa danh đó nằm ở chỗ nào trên bản đồ nước Tàu.

2) Trong nền kinh tế toàn cầu, buôn bán và tiếp cận vối nhau, cùng những cố gắng của Việt Nam để hội nhập vào văn minh thế giới, thì việc dùng âm Việt để gọi tên Tàu, không có ích lợi gì hết mà còn là một bước đi thụt lùi, lãng phí thì giờ.

3) Giúp giới trẻ khi đọc báo Việt và báo ngoại quốc, có sự đồng nhất trong tên người và địa danh Tàu, không có sự hoang mang hay phải mất thì giờ đối chiếu. Hơn nữa, khi nói chuyện với người ngoại quốc, ta không phải lúng túng nhớ xem cách phát âm đúng tên, thí dụ như của Tập Cận Bình, của Tưởng Giới Thạch là gi.

4) Dùng tên Tàu theo hệ thống Pinyin mà quốc tế nhìn nhận, qua Google sẽ giúp chúng ta tìm ra tiểu sử của một nhân vật Tàu hay tin tức về một địa danh Tàu, dễ dàng hơn, đầy đủ hơn, và chính xác hơn.

5) Nếu giới truyền thông và văn giới đều dùng y nguyên tên của người ngoại quốc như tên Aung San Suu Kyi, Bill Clinton, George W. Bush, Vladimir Putin,... thế thì không có lý do gì họ lại không dùng thẳng tên Tàu theo qui ước Pinyin. Đối tượng của người viết là đọc giả, đối tượng của đài truyền hình/đài phát thanh là khán/thính giả, thành ra họ có nhiệm vụ thông tin và giúp làm giàu kiến thức cho khách hàng của họ, thay vì ngược lại.

6) Tin tức thế giới đăng trên các báo Việt Nam ở Mỹ, một số lớn được dịch từ bản tiếng Anh - tên và địa danh Tàu đều dùng theo qui ước Pinyin - thì nhà văn, nhà báo Việt Nam cứ theo tên như vậy mà dùng, không phải mất công, thì giờ đối chiếu, đổi qua tên Việt.

Thật ra lúc ban đầu, sự thay đổi nào cũng khó, nhưng dần dần sẽ dễ hơn, và trở thành thông lệ.

Thử tưởng tượng, ngày xưa lúc thay đổi chữ Hán sang chữ quốc ngữ, thì còn khó hơn vạn lần.

image

Vấn đề dùng thẳng tên Tàu theo qui ước Pinyin, hiện tại có thể giải quyết bằng một trong
hai cách:

1) Thí dụ như "...Ông Jiang Zemin (Giang Trạch Dân) vừa gặp ông Xi Jinping (Tập Cận Bình)..."
chỉ cần chú thích lần đầu tiên trong bài viết, những dòng sau đó thì cứ viết "Jiang Zemin", "Xi Jin Ping" không cần chú thích trong dấu ngoặc đơn nữa.

2) Hoặc là trọn bài viết, cứ dùng thẳng tên Tàu theo qui ước Pinyin, thí dụ như
"...Ông Jiang Zemin vừa gặp ông Xi Jin Ping..."...
Rồi ở cuối bài viết mới chú thích
Jiang Zemin (Giang Trạch Dân)
Xi Jin Ping (Tập Cận Bình)
...

image
Pinyin Pronunciation

Đấy là lúc ban đầu cần chú thích, dần dần người viết có thể bỏ hẳn "lối xưa" (đã mất thời gian tính), và dùng thẳng tên người và địa danh chính thức của họ mà cả thế giới dùng qua qui ước Pinyin.

Nếu chị có cùng quan điểm, nhờ chị tiếp tay vận động.

Xin cám ơn chị thật nhiều, nhất là những bài viết trên trang blog của chị.


Best, 

Kim Ánh

No comments:

Post a Comment