*** TU THÂN, TỀ GIA, TRỊ QUỐC, BÌNH THIÊN HẠ *** CÔNG KHAI THẢO LUẬN, ÂM THẦM HÀNH ĐỘNG *** Đã đến lúc tòan dân Việt hãy muôn lòng như một quyết chí đấu tranh cho QUYỀN DẠ DÀY, QUYỀN LÀM NGƯỜI, QUYỀN TỰ QUYẾT bằng cách ngay lúc này phải GIẢI THỂ TẬP ĐÒAN VIỆT GIAN CỘNG SẢN BUÔN DÂN BÁN NƯỚC!!!

2012/07/30

Những chuyện “lạ” mà không lạ ở Bình Dương


  Văn Quang - Viết từ Sài Gòn, ngày 27.7.2012



Những chuyện "lạ" mà không lạ ở Bình Dương

Là một tỉnh phát triển rất nhanh và rất lớn ở miền Nam Việt Nam, Bình Dương có thể coi như một Sài Gòn thứ hai, trừ mặt ổn định xã hội.

Tỉnh Bình Dương nằm cạnh thành phố Sài Gòn nên dễ dàng sử dụng các công trình hạ tầng của thành phố này như: sân bay, hải cảng. Hệ thống giao thông của tỉnh nối liền với các đường giao thông quốc gia quan trọng như quốc lộ 1A, 13, 14, 22, 51, đường cao tốc Biên Hoà - Tân Uyên, quốc lộ 13. Hệ thống đường nội tỉnh: Xe hơi và các loại xe cơ giới đến được 100% số xã trong tỉnh, ngoài ra có 3 con sông chính là sông Bé, sông Ðồng Nai, sông Sài Gòn.

Gọi chung là Bình Dương, nhưng thực ra tỉnh này gồm sáu huyện: Bến Cát, Dầu Tiếng, Dĩ An, Phú Giáo, Tân Uyên, Thuận An. 

Thủ phủ của tỉnh - Thủ Dầu Một - là một đô thị riêng biệt. Ngày nay cái tên gọi Bình Dương là gồm chung các làng mạc, thị trấn nói trên vì tất cả hầu như đả được đô thị hóa, trở nên một thành phố lớn.

Phát triển quá nhanh, dân tứ xứ kéo về đủ loại

Trước năm 1975, Bình Dương chỉ là một vùng quê nghèo, nổi tiếng về làm gốm, làm lu, và các vật gia dụng như thau chậu, chén bát được làm từ đất nung. Sau này làng nghề truyền thống đó hầu như biến mất, chỉ còn lại vài cơ sở lớn làm nghề gốm xứ khá nổi tiếng.

Nghề làm gốm tại Bình Dương trước năm 1975

Một lò làm lu và đồ gia dụng tại Bình Dương hồi xưa

 
Vì thuận tiện về giao thông và một cánh đồng bao la như vậy rất tiện cho các việc xây dựng đủ các cỡ nên dễ dàng hình thành những khu công nghiệp, những nhà máy, những khu dân cư và những tiện nghi phục vụ cho sự phát triển đó. Các ông nông dân chân đất bán vườn bán ruộng với cái giá ngất ngưởng đến có nằm mơ cũng chẳng thấy được, bỗng phút chốc trở thành đại gia và cũng xảy ra nhiều chuyện cười ra nước mắt.

Bình Dương ngày nay phát triển quá nhanh, quản lý không theo kịp

Cách đây 7-8 năm, tôi thường có địp đi qua Bình Dương, sự thay đổi của thị trấn này hầu như biến đổi mỗi tuần một khác. Thậm chí có những nơi, mới tháng trước đi qua là vùng đồng ruộng, chỉ có những mái tranh nằm rải rác bên quốc lộ 13. Tháng sau đã là những dãy phố, những con đường mới mở đi vào một nhà máy hoặc một đại công ty, một khu đô thị mới, không còn nhận ra nó nữa. Người tứ xứ kéo về Bình Dương ngày càng nhiều. Đủ các loại từ những ông chủ bụng phệ đến những cô cậu sinh viên mới ra trường, đông nhất vẫn là thành phần công nhân ở miền Bắc và miền Trung vào Nam kiếm việc làm. Tất nhiên lại hình thành những khu dân cư bình dân, có tổ chức và vô tổ chức miễn là gần các nhà máy, các khu công nghiệp. Lẫn lộn là những thành phần bất hảo, dân dao búa, những tay anh chị, những đàn em trốn tù hoặc mới ở tù ra… những cô gái quê mới lớn, lần đầu tiên bước chân vào cuộc đời công nhân. Đủ thứ phức tạp, đủ mọi thứ tệ nạn, đủ loại tội phạm từ nhỏ tới lớn.

Loại tội phạm nào cũng có

Nhưng sự quản lý hay nói cho rõ hơn là nền hành chánh không thể theo kịp với tốc độ phát triển ấy. Từ con người không đủ khả năng đến những luật lệ chưa rõ ràng, tạo nên quá nhiều kẽ hở. Cho nên, bất cứ loại tội phạm nào ở Bình Dương cũng có. Những chuyện "quái đản" xảy ra hàng ngày.

Các quan vi phạm pháp luật cũng khá nhiều, nhiều hơn bất cứ thành phố nào ở Việt Nam. Từ việc quan tòa rủ nhau đi "du hí" với các em công nhân thơm như mít, thuê hẳn một cái sà lan làm du thuyền. Nếu không có một cô té sông chết đuối, làm mọi chuyện ầm ĩ lên, chắc mọi chuyện vẫn êm đềm trôi.

Gần đây đến chuyện các quan chơi cờ vài chục tỉ rồi một bà có chồng con mê cờ bạc, có tình nhân đã nổi lửa đốt chồng…. Có kể cả ngày cũng không hết chuyện.
Còn tội phạm, từ việc đâm chém nhau như cơm bữa đến loại anh chị đâm thuê chém mướn, cứ về Bình Dương là có hết. Đủ mọi thành phần chen chúc sống trong cái thành phố ấy. Dù có cố gắng cách nào thì đến nay hầu như các cơ quan chức năng, các cơ quan quyền lực vẫn chưa thể giải quyết được hết những tệ nạn này.
Ngay từ khi mới xây dựng thành phố, mới biết thế nào là "quy hoạch", thị trấn đã phải gồng mình đương đầu với những công việc vượt quá khả năng mình, với những yêu cầu cơ bản về quy hoạch, về cách quản lý một khu công nghiệp, không kiểm soát nổi những khu dân cư khác nhau. Người ta đã coi trọng sự phát triển hơn là sự quản trị. Dù có thiện chí cách mấy, chạy hụt hơi cũng không bắt kịp tốc độ đô thị hóa của nó như anh tài xế mới ra lò gặp chiếc xe vận tải cồng kềnh mất thắng. Cho nên chuyện lạ nào cũng có thể xảy ra, nhưng nhiều chuyện lạ quá, trở thành quen và trở nên không lạ.
Như thế hẳn bạn đọc đã thấy rõ đôi nét về thành phố này. Trong tuần vừa qua lại rộ lên nhiều "chuyện lạ ở Bình Dương" có liên quan đến âm mưu của anh láng giềng "4 không tốt" này.

Gái đĩ già mồm

Hãy nhìn vào thái độ lật lọng của Trung Quốc về Biển Đông, về những âm mưu đen tối, lấn chiếm luôn hải phận của Việt Nam, Philippines… đã cho thấy rõ mộng bá quyền của "chệt" đối với các quốc gia Đông Nam Á. Trong khi đó, báo chí Bắc Kinh tìm mọi cách bôi xấu Việt Nam và các nước láng giềng cho rằng "họ xâm phạm chủ quyền và những nơi có quyền lợi như mỏ dầu, khu đánh bắt cá của TQ".

Không còn câu nào đúng hơn là "vừa ăn cướp vừa la làng", hay người bình dân gọi là "gái đĩ già mồm".

Ngang ngược hơn nữa, gần đây nhất, ngày 24/7, Bắc Kinh đã tổ chức một buổi lễ ra mắt "Tam Sa", với phạm vi bao trùm các quần đảo mà Việt Nam và Philippines đều có tuyên bố chủ quyền. Lễ thành lập được tổ chức với một công trình kiến trúc lớn được dùng làm trụ sở chính quyền "Tam Sa" trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Thái độ ngang nhiên xây nhà mình trên đất đai của người khác khiến không chỉ VN căm hận mà những nước Đông Nam Á phải đề phòng trò ăn cướp thô bạo này.
Thế giới càng thấy rõ hơn toan tính mở rộng thế lực ở khắp mọi nơi, tranh giành quyền lợi của bất kỳ quốc gia nào Bắc Kinh có thể với tay tới được.

Âm mưu lừa lọc và gài người của anh hàng xóm "bốn không tốt"

Song song với những hành động công khai bạo ngược đó. TQ còn nhiều thủ đoạn thâm độc khác, âm thầm gài người, bắng mọi cách, phá hoại kinh tế của những nước láng giềng, nhất là tại VN.
Như tôi đã tường thuật với bạn đọc trong nhiều bài báo vừa qua, từ việc thu gom sản phẩm từ Nam chí Bắc đến các phòng khám TQ toàn những ông "lang băm", những loại thuốc dởm, phá hoại sức sống của gia đình người Việt.

Đầy rẫy trong các chợ VN những hoa quả TQ chứa chất độc hại, những loại thịt heo, lòng heo thối từ biên giới TQ tràn vào VN… Hiện nay tình trạng gà ốm, gà chết, gà thải loại từ TQ cứ tuồn qua biên giới mà chẳng ai kiểm soát. Ước lượng, số lượng nhập khẩu trên dưới 10% tổng số đàn gia cầm. Dự báo mỗi năm khoảng trên 100 triệu con gà thải nhập lậu vào Việt Nam.

Thực tế khảo sát tại chợ đầu mối Hà Vỹ (xã Lê Lợi, Thường Tín, Hà Nội) thì gà thải TQ khi vào chợ thì đội lốt gà mía TQ, khi len lỏi vào các chợ dân sinh thì lại dán mác gà ta xịn. Trải qua hai lần nhập nhèm như vậy khó có thể để phân biệt được gà thải và gà ta? Dân VN vẫn bị TQ lừa, bị ăn thịt gà thải, cúng lễ ông bà cũng bằng thịt gà thải TQ!

Gà thải TQ giả làm gà ta, bày bán đầy chợ.
Hàng giả TQ bày bán từ các cửa hiệu sang trọng đến viả hè luôn luôn có nhiều cách câu khách "hàng rẻ, hàng xịn"… đến nỗi người VN nào khi thấy nhãn mác có chữ TQ là tẩy chay ngay, tuy vậy vẫn có những người ham của rẻ vẫn bị mắc lừa. Không từ một thủ đoạn nhỏ nhen, bẩn thỉu nào mà TQ không làm.

Chuyện "lạ" ở Binh Dương đã được hầu hết báo chí đăng tải, tôi tin nhiều bạn đọc ở nước ngoài đã biết. Tuy nhiên, tôi cũng tóm tắt lại để bạn đọc hiểu rõ hơn âm mưu này của TQ mà người VN bây giờ gọi là "bốn cái, chẳng có cái gì tốt, chẳng qua chỉ là bốn chữ cực đểu".

Lộng hành hơn xã hội đen VN

Nhiều khu vực ở Thị xã (TX) Dĩ An  thuộc tỉnh Bình Dương, đang hình thành những "phố" có nhiều người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, hầu hết đó là người TQ. Những người này từ TQ sang VN, nhưng hành động như chỗ không người, làm rối loạn tình hình an ninh trật tự và đe dọa tính mạng của người Việt sống ngay trên đất nước mình.

Một thí dụ điển hình như trong tháng 7-2012, công an TX.Dĩ An đã bắt giữ 1 người Trung Quốc (TQ) cầm đầu băng nhóm xã hội đen, thuê nhà ở để thực hiện bắt cóc và đòi nợ thuê.

Theo điều tra, Chen Chi Yung (42 tuổi, quốc tịch TQ) sang VN từ năm 2009. Trong thời gian ở VN, Chen Chi Yung thu nạp các đàn em là Hứa Kiến Hào (38 tuổi), Vương Gia Hào (34 tuổi), Lý Hoàng Phong (36 tuổi, cùng là người Việt), thành lập băng nhóm đòi nợ thuê. Ngày 2-3, băng nhóm này thuê nhà ở P.Dĩ An (TX.Dĩ An) sắm roi điện, súng nhựa, kiếm... để thực hiện vụ bắt cóc đòi nợ thuê 1,6 tỉ đồng (tỷ lệ ăn chia 50-50). Khi nhóm này chuẩn bị ra tay thì bị Công an Dĩ An phát hiện, bắt giữ. Hiện Cảnh sát TQ đang đề nghị dẫn độ Chen Chi Yung về nước để xét xử, vì ở TQ, y cũng đang bị truy nã về tội cưỡng đoạt tài sản.

Quấy rối phụ nữ giữa đêm

Ngoài ra còn nhiều vụ quấy rối phụ nữ trắng trợn khác, cụ thể như đêm 18-7 vừa qua, chị T.M.L (25 tuổi) ở một mình trong căn nhà thuê tại chung cư Hoàng Long (P.Dĩ An) thì bị 2 người TQ đập cửa nhiều lần, quấy rối khiến chị hoảng sợ.

Theo tường trình của chị L., khoảng 20 giờ, chị nghe có tiếng gõ cửa, khi nhìn qua khe hở thì người ở ngoài lấy tay che lại không nhìn được. Chị L. sợ không dám mở cửa. Đến khoảng nửa đêm, chị L. tiếp tục nghe tiếng gõ và đập cửa rầm rầm. Nghe ồn ào, bà N.T.D từ trên lầu 8 đi xuống thấy 2 người TQ đang đập cửa phòng của chị L. Khi bà D. lên tiếng thì bị 2 người TQ lao tới bóp cổ. Nghe tiếng kêu cứu, chồng, con bà D. và bảo vệ chung cư chạy lại giải vây. Sau đó, Công an phường Dĩ An đã có mặt lập biên bản xử lý một người TQ về hành vi không đăng ký tạm trú theo quy định. Công an phường cho biết đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc cho An ninh Công an thị xã Dĩ An thụ lý.

Điều cần thiết là phải xử mạnh tay, đúng pháp luật VN với những tên này dù chúng bất cứ là người nước nào.
Người dân Khu phố Nhị Đồng, P.Dĩ An (TX.Dĩ An) còn cho biết, việc người TQ tạm trú bất hợp pháp đã gây ra tình trạng rất phức tạp về mọi mặt. Một nhân viên Ban Quản lý chung cư An Bình (P.An Bình, TX.Dĩ An) cũng bực tức kể lại: "Họ xả rác tràn lan. Đêm đến thì kéo nhau về chỗ ở ăn nhậu rồi la ó, đập rầm rầm cả đêm. Khi chúng tôi gọi công an tới kiểm tra thì họ nhất quyết không mở cửa". Theo nhân viên Ban Quản lý chung cư An Bình, hiện trong chung cư có gần 40 căn nhà đang cho người nước ngoài thuê, hầu hết là người TQ.

Quản lý chòng chéo

Nói với Phóng viên báo chí, ông Phan Thành Trung, Đội trưởng Đội An ninh Công an TX.Dĩ An thừa nhận: "Việc quản lý người nước ngoài tạm trú trên địa bàn hiện gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong các khu dân cư, chung cư. Kể cả việc người dân phản ánh, khi công an kiểm tra họ đều tìm đủ mọi cách tránh né". Ông Trung cũng cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2012, Công an TX.Dĩ An đã kiểm tra và xử phạt 36 người TQ với số tiền gần 100 triệu đồng về các hành vi cư trú bất hợp pháp, visa hết hạn...
Theo Công an TX.Dĩ An, những người nước ngoài đang cư trú tại các khu dân cư, chung cư trên địa bàn phần lớn là lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc tự mở nhà hàng, quán ăn... để kinh doanh. Những người này sang VN đa số bằng con đường du lịch và sau đó tìm đủ mọi cách để ở lại, kể cả việc lấy vợ, "cặp" với phụ nữ người Việt để hợp thức hóa việc kinh doanh, thuê nhà ở. Tuy nhiên, việc quản lý lao động người nước ngoài này thuộc thẩm quyền của Sở Lao Động- Thương Binh – Xã Hội (LĐ-TB-XH).
Trong khi đó, một quan chức Sở LĐ-TB-XH Bình Dương cho rằng: "Chúng tôi chỉ quản lý những doanh nghiệp có số lao động người nước ngoài từ 10 người trở lên. Sở không quản lý người nước ngoài kinh doanh, buôn bán nhỏ. Tuy nhiên, trên thực tế, tồn tại rất nhiều người nước ngoài, đặc biệt là người TQ đang làm việc ở những doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh doanh nhỏ lẻ. Những dạng này hiện chưa có một cơ quan nào quản lý".

Sự quản lý yếu kém còn thể hiện qua việc đùn đẩy trách nhiệm quản lý cho nhau. Đó là điều không thể chấp nhận.

Chính vì sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền địa phương đã gây ức chế và dẫn đến những phản ứng tiêu cực từ người dân sinh sống ở khu vực này. Một người dân ngụ tại Khu dân cư Hoàng Long, thị xã Dĩ An rất bất bình, nói: "Nhiều lần bị người Trung Quốc quậy phá, ức hiếp; chúng tôi đã báo cho cơ quan chức năng, nhưng không giải quyết được nên chúng tôi tự động đáp trả bằng cách vây đánh cho bõ tức". Như thế lại buộc người dân phải "tự cứu" và vi phạm pháp luật, có thể dẫn đến những hành động trả thù giữa nhóm người này với nhóm người khác và chuyện bắn giết nhau hàng loạt cũng có nguy cơ xảy ra.

China Town giữa Bình Dương

Tại Khu phố Nhị Đồng, TX.Dĩ An (Bình Dương), có rất nhiều quán ăn, nhà hàng, khách sạn, tiệm massage... mọc lên để phục vụ người nước ngoài. Nhìn phố xá cứ như Phố Tàu giữa lòng TP Bình Dương vậy. Có người khôi hài đặt dấu hỏi: Sao không cho luôn nó cái tên China Town cho vui vẻ.

Khi một người VN bước vào "quán ăn TQ" thì cả chủ quán và phục vụ đều không nói tiếng Việt. Giá cả các món ăn đều niêm yết bằng tiền TQ. Tương tự, tại khu vực Trung tâm thương mại Sóng Thần (P.Dĩ An) hiện cũng có khoảng 20 quán ăn, nhà hàng, tiệm rằng chỉ phục vụ cho người TQ.
Hàng quán của người TQ trong khu dân cư ở Bình Dương
Theo một nhân viên trong ban Quản lý Thị trường (QLTT) Bình Dương, việc kinh doanh niêm yết giá ở các quán ăn Trung Quốc bằng ngoại tệ và tiếng nước ngoài là vi phạm quy định. Hành vi  này có thể bị xử phạt từ 20 đến 25 triệu đồng. Còn các biển hiệu viết bằng chữ Trung Quốc to hơn chữ Việt Nam cũng sai quy định. Tuy nhiên, khi đặt vấn đề kiểm tra, xử lý thì viên chức này lại nói: "Muốn kiểm tra phải có ý kiến của UBND cấp huyện thị trở lên và phải thành lập đoàn kiểm tra liên ngành".
Đúng là một mớ quy định phức tạp, ngành nọ chờ ban kia, cơ quan có trách nhiệm này đợi cơ quan có thẩm quyền khác nên… cứ "đá bóng đi, đá bóng về" cho đến giờ tan sở!

Chuyện lạ trở thành chẳng có gì lạ

Theo người dân cho biết, việc mất trật tự ở phố "lạ" tại thị xã Dĩ An đến nay vẫn thường xuyên diễn ra. Chuyện lạ trong kiểm tra và xét xử người nước ngoài cư trú và kinh doanh bất hợp pháp tại Bình Dương không phải là lần đầu. Trước đây, cơ quan chức năng tỉnh kiểm tra và phát hiện nhiều lao động Trung Quốc trên công trình xây dựng thủy lợi Phước Hòa (H.Phú Giáo) không có giấy phép. Khi bị phát hiện, nhiều lao động Trung Quốc trốn vào trong rừng rồi sau đó tự rút về nước. Thế là huề cả làng.

Vào thời điểm đó, báo chí đặt câu hỏi với lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương, thì nhận được phản hồi: "Sự việc chưa đến mức nghiêm trọng nên để cho doanh nghiệp tự điều chỉnh". Câu trả lời "khôn ngoan" ấy dẫn đến những chuyện quái đản ở Bình Dương ngày nay là điều không lạ.
Bây giờ một dãy phố "lạ" như thế mà không ai quản lý, không ai chịu trách nhiệm thì rất có thể sẽ còn nhiều dãy "phố lạ, nhà lạ, người lạ, làm những việc lạ" nữa mà không ai biết. Mai này biết đâu lại có cả những "phiên chợ lạ" bày toàn "hàng lạ" như kiểu thịt gà thải, lòng heo thối ở Bình Dương.

Đã đến lúc người VN không thể nương nhẹ bất cứ một hành động đen tối nào của những người TQ bất lương. Phải kiểm soát và trừng trị thẳng tay với những kẻ phá hoại đang trà trộn vào khắp các thôn xóm, các khu dân cư. Giặc đang ở trong lòng chúng ta, phải tiêu diệt tận cùng.
Chuyện "lạ" ở Bình Dương còn khá nhiều, kể một lần không hết. Xin hẹn bạn đọc vào một kỳ báo khác.

Văn Quang

No comments:

Post a Comment