*** TU THÂN, TỀ GIA, TRỊ QUỐC, BÌNH THIÊN HẠ *** CÔNG KHAI THẢO LUẬN, ÂM THẦM HÀNH ĐỘNG *** Đã đến lúc tòan dân Việt hãy muôn lòng như một quyết chí đấu tranh cho QUYỀN DẠ DÀY, QUYỀN LÀM NGƯỜI, QUYỀN TỰ QUYẾT bằng cách ngay lúc này phải GIẢI THỂ TẬP ĐÒAN VIỆT GIAN CỘNG SẢN BUÔN DÂN BÁN NƯỚC!!!

2011/08/27

Đạo lý Việt Nam - Sự vỡ tan toàn diện

Đạo lý Việt Nam - Sự vỡ tan toàn diện  

Nguyên Thạch


Nền đạo lý Việt Nam dưới thời cộng sản 


Bất luận,bạn là ai: Giàu nghèo sang hèn hay già trẻ gái trai và thuộc tầng lớp nào trong xã hội: Trí thức, Bác sĩ, Kỹ sư, Tiến sĩ, Nông dân, Công nhân, Sinh viên học sinh, Cán bộ, Quốc nội, Hải ngoại... Là người Việt Nam, chúng ta thảy không khỏi không bâng khuâng về hiện tình của Đất Nước. Cho dẫu tầm nhìn được xét qua lăng kính dưới bất cứ góc độ nào thì vấn đề Việt Nam và riêng khía cạnh đạo lý vẫn là một tiêu đề nhức nhối hiện nay.

Thực thể của một xã hội là kết quả và trách nhiệm của tất cả các thành viên thuộc xã hội ấy. Trong đó,chính quyền là một tập thể nhỏ có tác động chi phối vận hành cũng như gánh vác trách nhiệm thiết thực nhất. Còn lại đại đa số dân chúng, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp thể hiện bổn phận của mình như là bổn phận của mỗi một công dân. Sự biểu hiện này, sẽ còn tùy thuộc vào niềm tin và sự nhiệt tình. Chính quyền và người dân là hai thực thể hỗ tương lẫn nhau để tạo nên hình ảnh của một xã hội. Xã hội tốt đẹp lành mạnh hay yếu kém suy đồi tụt hậu là mối liên quan giữa sự hỗ tương đó.

Chính quyền

Một nhà nước thật sự và đầy tính chính nghĩa, phải là một nhà nước do dân, vì dân và phải được dựng nên bởi dân. Đảng phái chính trị chỉ là những nền tảng lý luận, tôn chỉ và luận cương nhằm phục vụ cũng như lấy đó làm kim chỉ nam cho nhà cầm quyền thực thi chính sách.

Ở Việt Nam, Trung Cộng cùng một số ít quốc gia cộng sản và độc tài khác, hệ thống chính quyền hoàn toàn không thuộc về dân và do dân bầu cử, đó là những cơ chế độc tài toàn trị, đi ngược lại với trào lưu văn minh của nhân loại khi bước vào thế kỷ 21.

Loài người là một trong những sản phẩm của Thượng đế tạo ra, càng phát triển tiến bộ thì con người càng chú tâm về nhân quyền và nhân phẩm. Dân chúng Việt Nam là một trong những lớp người đáng tội tình nhất trong cộng đồng thế giới hôm nay bởi lý do họ đã bị nhồi nhét ép bức trong tăm tối mụ mị cùng bạo lực.

Một sự thật mà ai ai cũng biết rằng ở Việt Nam không có bầu cử và ứng cử tự do. Giữa thời đại ngày nay, nghịch lý này đã được tồn tại bởi toàn trị cực đoan dưới nhà tù và nòng súng.Sự thật và nghịch lý này còn tồn đọng ngắn hay dài đều tùy thuộc vào ý niệm và hành động của người dân. Thế kỷ này là thế kỷ của truyền thông, chúng ta phải nắm lấy cơ hội của kỹ nghệ thông tin hiện đại biến thành những đoàn quân hùng mạnh trong trận chiến tri thức. Phải bằng mọi cách đưa thông tin đến người dân, tạo cho họ có được nếp suy nghĩ đúng đắn hơn, bớt sợ hãi yếm thế hơn bởi lý do đơn giản là họ phải biết rằng họ phải có cái quyền được sống, được làm người.

Ngược dòng lịch sử để quán triệt nguyên nhân của những sự nghịch lý. 

Là một công dân Việt, không ai mà không biết cái gọi là cuộc đấu tố cải cách ruộng đất, được chuẩn bị từ năm 1953 đến gần hết 1956. Một cuộc đấu tố được coi là " long trời lở đất", quả bom khổng lồ có sự bộc phá vỡ tan nền đạo lý luân thường khủng khiếp và toàn diện nhất. Con tố cha, vợ tố chồng, hàng xóm nghi kỵ tố giác lẫn nhau, nó đã tạo ra những sự nghi ngờ thù hận lẫn nhau tàn bạo nhất trong lịch sử xã hội Việt Nam.

Sai lầm ấy cùng những sai lầm kế tiếp mà hệ quả của nó gây nên bao điêu tàn chết chóc thù hận gian dối đê hèn kéo dài mãi đến tận ngày hôm nay. Người dân quốc nội lẫn người Việt tha hương, thảy đều ngao ngán cho một một xã hội hiện hành ,nơi có bao oái ăm nhiễu nhương hận thù và bạo ngược. Tầm nhìn với tất cả mọi góc độ vào một xã hội mà không thể tìm thấy bất cứ một sự tích cực hay niềm tin nhỏ nhoi nào. Một hệ thống cầm quyền hoàn toàn vô vọng, một xã hội hoàn toàn đen tối khi bóng ma ngoại bang đã lù lù trùm phủ quê hương.

Cuộc chiến huynh đệ tương tàn cho quốc tế cộng sản. Miền Bắc đã gieo bao thảm trạng tai ương cho miền Nam. Đám chư hầu là những hung thủ đã giết chết nền dân chủ và nhân bản hãy còn non nớt của Việt Nam Cộng Hòa. Một lỗi lầm sẽ mãi còn bị dày xéo trong tâm khảm của cả hai miền.

Thực trạng hoang mang, niềm tin cạn kiệt thì càng khơi dậy niềm nuối tiếc quá khứ cùng những tham vọng ngô nghê nông nỗi. Thử đặt một câu hỏi mà chính nó đã có sự trả lời. Giá mà ngày xưa, năm 1975, hai miền không thống nhất thì làm sao chúng ta phải đối diện với thảm trạng như ngày hôm nay! Một xã hội được xem là tận cùng bằng con số không to tướng. Những ảo danh đi làm cách mạng để rồi kết cục là sự đau thương trong nước mắt, tròng nô lệ, không thành công mà cũng chẳng thành nhân và kết cuộc là phải mang tiếng ô danh muôn đời.

Người dân

Như đã nói trên, sự thành đạt của một quốc gia gồm hai yếu tố cơ bản. Chính quyền mẫn cán tinh tế chính nghĩa và dân chúng có trọn niềm tin, sẵn sàng hy sinh cũng như luôn năng động trong mọi sinh hoạt. Với môi trường và khung cảnh trong bàn tay sắc máu bạo lực, sẵn sàng đàn áp hoang phí tất cả vì quyền lợi riêng tư cho cá nhân cùng băng đảng, người dân là những nô lệ đáng thương. Doanh nghiệp luôn bị chèn ép nhũng nhiễu, công nhân luôn bị áp bức bóc lột tận xương tủy, nông dân lê kiếp nhọc nhằn để còn được sống một giá trị sống thấp kém nhất. Sinh viên học sinh phải chịu khốn đốn trong nghèo khó, tiêu hao chất xám từ nền giáo dục cưỡng bức nhồi sọ, khi ra trường thì lại bị phe phái già nua tham quyền cố vị hãm tài. Bệnh tật,cướp bóc,đĩ điếm tràn lan. Thực phẩm tẩm chất độc từ kẻ thù bá quyền phương Bắc với mưu đồ giết hại dần mòn một cách tinh vi...

Một xã tốt đẹp và phát triển là một xã hội ắt có và đủ hai thực thể hổ tương lẫn nhau. Trong khi thực tế ở Việt Nam thì sự hổ tương ấy dường như là đối nghịch. Sở dĩ người dân còn đáp ứng với nhà nước là bởi sự sợ hãi, muốn yên thân trong trạng thái nín thở qua sông. Sự hợp tác trong tinh tinh thần tự nguyện bởi bổn phận của một người công dân là hoàn toàn miễn cưỡng. Kéo dài một xã hội như vậy là mê muội và hoang phí. Từ đó, do nhu cầu của sự phát triển, bảo đảm dân sinh, an toàn cho nền độc lập của Tổ Quốc... Ắt phải thay thế một cơ chế chính quyền mà đa đảng đa nguyên là chuẩn đề định hướng cho một con đường tương lai. Một con đường mà ai cũng có quyền ngẩn mặt, có sự cạnh tranh chỉnh đốn, không độc đảng toàn trị, Một thể chế có đầy nhân bản vị tha niền tin và đạo lý.

Qua bức tranh lõa lồ của thực thể Việt Nam, bắt buộc chúng ta phải tự can đảm để vươn vai thoát khỏi bế tắc nếu Việt tộc còn muốn dân và đất Việt vẫn còn trên bản đồ thế giới. Chúng ta phải lấy những hình ảnh nào để noi theo?

Một cách cụ thể, gần đây nhất qua vụ thiên tai siêu Động đất và sóng thần Tōhoku 2011, chúng ta và kể cả thế giới đã học hỏi được gì ở người Nhật? Trong những điều kiện khủng khiếp kinh hãi nhất,họ vẫn bình tâm và lấy chữ trọng làm đầu, chia sẻ nhường nhịn,không chen lấn giựt dọc ấu đã để giành lấy sự sống. Một dân tộc đầy ý thức, kỷ luật và lòng tự trọng, họ thà đói chết chớ quyết không đánh mất chữ trọng ấy.

Xa hơn nữa, hãy nhìn vào lịch sử, lòng ái quốc và niềm tự hào của người Do Thái để trân quí những thành quả mà tiền nhân tổ tiên của chúng ta đã dầy công với xương thành núi, máu thành sông, với bao linh hồn tử sĩ mới tạo dựng được cho Việt tộc đến ngày hôm nay. Dòng lịch sử 4.000 năm trải bao nhọc nhằn cơ cực lẫn ý chí mới giữ được Nước để truyền lại cho thế hệ chúng ta, thế thì không vì bất cứ lý do gì khiến chúng ta phải cúi nhục vô cảm thờ ơ trước thái độ ích kỷ nhu nhược vì quyền lợi riêng tư cho cá nhân và băng nhóm để qui hàng, nguyện làm Thái thú thần phục ngoại bang Bắc triều.

Đảng cộng sản VN vô trách nhiệm trước tiền đồ Tổ Quốc, vô thần, vô đạo nghĩa và hệ trọng hơn là đầu độc, lừa mị kéo theo cả một tập thể dân tộc theo con đường tội lỗi tày trời này.

Ngạn ngữ Việt Nam có nói: "Bần cùng sinh đạo tặc". Trong hoàn cảnh ngặt nghèo khó khăn nhất định, con người ta có thể quẫn trí mà làm liều, điều này, ở mức độ nào đó,có thể cảm thông được. Nhưng rất đáng trách và hơn nữa là thật đáng khinh bỉ khi một người hoặc một nhóm người đã có dư thừa uy quyền tiền bạc nhà lầu biệt thự xe sang vợ bảnh con du học... mà vẫn còn muốn gom cả giang sơn về mình thì chẳng những đáng khi miệt mà còn là một trọng tội.

Nếu quả như đảng cộng sản đã thực thi cho những gì mà họ đã dầy công quảng bá cho nền độc lập, sự ấm no, niềm hạnh phúc, xã hội công bằng phát triển và văn minh thật sự thì không ai điên khùng hẹp hòi gì mà phê phán hoặc chống đối. Sự thật thì hoàn toàn ngược lại. Người cộng sản đã lì lơm trơ trẽn một cách kiên trì để rêu rao lừa mị dân chúng với những chiếc bánh vẽ đầy chất độc. Họ không vì Đất Nước, không vì Tổ Quốc Nhân Dân chi cả mà thực tế dinh thự đồ sộ của đảng ủy, của nhà nước, biệt thự xe hơi nhà lầu khách sạn công ty đất đai tài sản tiền vàng châu báu,gởi nước trong nước ngoài đầy ắp. Ở Việt Nam, thằng quan nào, con đảng nào mà chẳng giàu sụ, gởi cả con cháu ra ngoại quốc.Thế! Không là ích kỷ, không là tham lam, không là vô lương bất chánh, vô đạo đức thì là gì?

Một lũ cầm quyền mà từ trung ương đến địa phương, từ Tổng bí thơ Thủ tướng đến lãnh đạo các quận huyện, thậm chí thị trấn xã, các ngành các cấp, có ai dám chứng minh cho mọi người biết là các cấp kể trên không tham nhũng? Đó là sự thật, một thật trần truồng mà không ai có thể biện minh bằng bất cứ thứ từ ngữ nào.

Một chính phủ không có đạo đức,không còn lòng tự trọng cho bản thân gia tộc và quốc thể là một chính phủ xấu xa thấp kém đáng phải vứt đi. Dứt khoát.


Sự hệ lụy nhục nhã từ những người cầm nắm vận mệnh Đất Nước đưa đến hình ảnh man rợ tiêu cực trong xã hội mà báo đài cũng như nhiều người mục kích. Còn hình ảnh nào dã man hơn khi một cô gái xinh xắn lành lặn bị đám côn đồ giựt dọc, đạp té xe, vỡ cả khuôn mặt, gãy cả cánh tay chỉ vì sợi dây chuyền vàng 5 phân! Cô gái nằm sóng sượt trên vũng máu, cái ví sổ ra vài trăm ngàn tung tóe, người đi đường bàng quan vô cảm nhưng không thể nén nỗi lòng tiếc, tranh nhau nhặt từng đồng tiền của nạn nhân để làm của riêng. Nếu ai đó còn chút đọng lòng trách móc sao không đuổi cướp thì sự trả lời là sợ bị bọn băng đảng trả thù.

Đất nước nào cũng vậy,thanh niên là rường cột của quốc gia. Ở Việt Nam phần đông những rường cột này khi được hỏi ý kiến "Nhà nước tham ô,giặc ngọai bang đang lăm le xâm chiếm quê hương,bạn nghĩ gì?: "Tôi không biết, tôi chỉ lo kiếm tiền. Việc đó, để người khác lo..."!

Xã hội Việt Nam ngày hôm nay, hỏi mấy ai có được sự bình yên thật sự?. Có ai là không từng bị lừa đảo giựt dọc, kể cả "Việt kiều"? Một xã hội mà sự ngao ngán đã lên đến tột độ và toàn diện.

Dưới chế độ cộng sản, sợ hãi đã trở thành một tập tục! Sự sợ hãi ấy đã vượt xa tình cảm, đạo lý và lòng nhân ái tối thiểu của một con người. Liệu rằng, chúng ta có sợ hãi quá xa mức cần thiết ấy không?

Khi một xã hội không coi trọng đạo lý, mà trong đó nhà cầm quyền là một tập thể chủ chốt cốt cán không còn đạo đức thì viễn ảnh của quần thể ấy sẽ đi về đâu? Bên bờ vực của hố thẳm vong nô, mọi cá nhân phải tự vượt qua u ám mê muội, hãy sớm thức tỉnh trước khi quá muộn, không thể chần chờ chi thêm nữa.


Nguyên Thạch

Tháng Tám-2011

No comments:

Post a Comment