*** TU THÂN, TỀ GIA, TRỊ QUỐC, BÌNH THIÊN HẠ *** CÔNG KHAI THẢO LUẬN, ÂM THẦM HÀNH ĐỘNG *** Đã đến lúc tòan dân Việt hãy muôn lòng như một quyết chí đấu tranh cho QUYỀN DẠ DÀY, QUYỀN LÀM NGƯỜI, QUYỀN TỰ QUYẾT bằng cách ngay lúc này phải GIẢI THỂ TẬP ĐÒAN VIỆT GIAN CỘNG SẢN BUÔN DÂN BÁN NƯỚC!!!

2011/03/12

VIỆT NAM ĐÁNH MỸ THUÊ CHO TÀU ?

VIỆT NAM ĐÁNH MỸ THUÊ CHO TÀU ?


Phạm Trần

Các cuộc nổi dậy của người dân ở một số nước Bắc Phi và Trung Đông đã ngấm vào tận xương tủy đảng Cộng sản Việt Nam là điều không thể chối cãi.

Không phải đợi có thừa nhận chính thức của đảng hay của nhà nước mà chỉ cần đọc Tạp chí Cộng sản, Cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam và Báo Quân đội Nhân dân, tiếng nói chính thức của Bộ Quốc phòng và Quân đội cũng đủ thấy sự lo ngại làn gió cách mạng tự phát, bất bạo động có thể xẩy sẽ ra tại Việt Nam.

Theo lập luận của các Tác giả có bài viết trong hai báo này thì Hoa Kỳ là kẻ chủ mưu sau các cuộc nổi dậy với hai lý do: 1) Nước Mỹ phải tìm quân bài mới để bảo vệ quyền lợi của mình ở vùng đất này. 2) Bằng chứng thất bại của Mỹ trong chủ trương muốn áp đặt một nền dân chủ kiểu Mỹ tại các nước Hồi giáo.

Trong số các bài báo trực tiếp nhận định về chính sách của Mỹ tại vùng Trung đông có bài cảnh giác Hoa Kỳ hãy lấy bài học ở Ai Cập để nghĩ đến "chiến lược trở lại Châu Á" của mình.

Tác giả Nguyên Anh, viết trong tờ Tạp chí Cộng sản số mới nhất xuất hiện vào đầu tháng 3/2011 (số 5 (hay 221): "Những diễn biến tại Ai Cập cũng như ở Tuy-ni-di (Tunisia)đã khiến cho tình hình an ninh ở khu vực Trung Đông bị chấn động mạnh mẽ. Hơn ai hết, các nhà lãnh đạo Mỹ thấm thía nhận thấy tình cảnh "dở khóc dở cười" của mình trong chính sách ngoại giao Trung Đông mà họ đã không tiếc tiền của đổ vào đây trong nhiều thập kỷ qua. Phản ứng của Nhà Trắng đối với những diễn biến ở Ai Cập, suốt thời gian qua chỉ là sự "giật gấu vá vai", cho thấy mâu thuẫn đầy mỉa mai giữa việc bảo vệ lợi ích (của Mỹ) và việc phổ biến giá trị dân chủ trong chính sách ngoại giao kiểu Mỹ. Đó cũng là bài học nhãn tiền cho chiến lược "trở lại châu Á" của Mỹ."

Nhưng tại sao Nguyên Anh đã có kết luận như thế ?

Người này giải thích : " Dù công khai hay ngấm ngầm, lâu nay, Mỹ luôn luôn nỗ lực và không tiếc tiền của thúc đẩy dân chủ (kiểu Mỹ) tại các nước đang phát triển. Thế nhưng, mỗi khi dân chủ xung đột với lợi ích quốc gia, đa phần dân chủ và nhân quyền trở nên lép vế so với lợi ích quốc gia. Soi vào xã hội Ai Cập suốt ba thập kỷ qua, cho thấy nhà cầm quyền Hô-xni Mu-ba-rắc ( Hosni Mubarak) luôn trung thành và theo đuổi chính sách của Mỹ, đóng vai trò then chốt trong việc ngăn ngừa sự trỗi dậy của các tổ chức Hồi giáo cấp tiến. Chính vì vậy mà Mỹ đã ngoảnh mặt làm ngơ với nhiều hành vi của ông Hô-xni Mu-ba-rắc khi vi phạm tiêu chuẩn dân chủ mà Mỹ muốn cổ súy.

Thông qua trường hợp mới nhất – việc ông Hô-xni Mu-ba-rắc bị hạ bệ, là có thể thấy rõ Mỹ muốn thúc đẩy xây dựng dân chủ kiểu gì ở bên ngoài quốc gia mình. Nếu thực sự có dân chủ, thực sự được quyền sống, làm việc và mưu cầu hạnh phúc cá nhân, hẳn không người dân Ai Cập nào phải xuống đường biểu tình, chỉ để đòi "bánh mì và việc làm". Theo thống kê, gần 65% trong tổng số 85 triệu dân Ai Cập chưa đến 30 tuổi, nhưng tỷ lệ thất nghiệp trong số này chiếm tới 25%. Mức sống ở đất nước Kim tự tháp cũng rất thấp, với hơn 40% người dân sống dưới mức 2 USD/ngày."

Trong đoạn này, Nguyên Anh coi lực lượng đối lập ở Ai Cập và các nước Hồi giáo là "các tổ chức Hồi giáo cấp tiến", nhưng "cấp tiến" trong trường hợp của Phong trào Muslim Brotherhood ở Ai Cập và ở nhiều quốc gia Hồi giáo khác không có nghĩa là "tiến bộ" mà là các tổ chức "Chính trị Hồi giáo", được thành lập lần đầu tại Ai Cập năm 1928 bởi Hassan al-Banna, một Học giả và cũng là Thầy giáo về đạo Hồi có chủ trương "Hồi giáo là giải pháp của mọi vấn đề" trong đời sống của các dân tộc theo đạo Hồi.

Trên nguyên tắc thì chủ trương của các Tổ chức "Anh em Hồi giáo" (Muslim Brotherhood) chỉ nhắm vào việc cải thiện xã hội, chống bất công và chống mọi hình thức bạo động là chân lý của đạo Hồi. Nhưng trong nhiều trường hợp, chữ "tiến bộ" cũng đồng nghĩa với "qúa khích", hay "cực đoan" vì họ không chấp nhận những chủ trương đi ra ngoài kỷ luật khắt khe của các lãnh đạo "qúa khích" đạo hồi, chẳng hạn như các hành động qúa quắt, chà đạp nhân phẩm người phụ nữ ở Ba Tư (Iran) và ở Afghanistan thời Chính phủ Taliban trước khi bị quân đội Hoa Kỳ, NATO và lực lượng đối lập đánh bật ra khỏi thủ đô Kabul năm 2001.

Tuy nhiên, các Tổ chức này lại có quan hệ với các nhóm có truyền thống bạo động, chống Do Thái và chống Tây Phương, đặc biệt là Hoa Kỳ và chính sách của các nước này ở các quốc gia Hồi giáo.

Các lực lượng này gồm Hamas, Jamaat al-Islamiyya, và al-Qaeda, có quan hệ chính trị mật thiết với Phong trào Muslim Brotherhood ở Ai Cập, đã từng bị thế giới lên án nhúng tay vào một số cuộc khủng bố nổi tiếng đẫm máu. Nổi bật nhất trong nhóm này là Ayman al-Zawahiri, phụ tá hàng đầu của trùm khủng bố Bin Laden, người bị Hoa Kỳ tố cáo đã tổ chức và điều khiển cuộc tấn công vào nước Mỹ năm 2001.

Do đó sẽ rất sai lầm nếu cho rằng lực lượng "Anh em Hồi giáo" ở Ai Cập đều là những người có tinh thần ái quốc chân chính, có chủ trương đấu tranh hòa bình cho công bình xã hội đã bị các Chính phủ hồi giáo được Mỹ ủng hộ, điển hình như cựu Tổng thống Hosni Mubarak của Ai Cập, đã dựa vào viện trợ của Mỹ và hậu thuẫn chính trị của Hoa Thịnh Đốn để đán áp tổ chức của những người "anh em Hồi giáo".

Các cuộc trưng cầu ý kiến ở Ai Cập sau ngày Tổng thống Hosni Mubarak từ chức cho thấy số người dân ủng hộ Tổ chức "An hem Hồi giáo" lên cầm quyền rất nhỏ vì họ sợ nhóm này sẽ thành lập một nhà nước Hồi giáo có chủ trương khống chế tự do và dân chủ hà khắc hơn thời Mubarak.

Trong suốt 30 năm cai trị, ông Mubarak đã có những chủ trương bóp nghẹt dân chủ, đàn áp đối lập, tham nhũng để mất công bằng trong xã hội nên ngay Quân đội và lực lượng Cảnh sát, từng bảo vệ địa vị lãnh đạo cho ông và gia đình cũng đã quay lưng "án binh bất động" áp lực ông phải từ chức để tránh đổ máu và nội chiến.

Nhưng nếu bảo người dân Ai Cập nổi lên chống Mubarak cũng là chống lại chính sách can thiệp qúa sâu và qúa lâu của nước Mỹ vào nội tình Ai Cập là "ăn ốc nói mò". Tác giả Nguyên Anh không sống ở Hoa Thịnh Đốn nên không biết Chính phủ Mỹ, đặc biệt là Tổng thống Barack Obama, Bà Ngoại trưởng Hillary Clinton và Bộ trường Quốc phòng Robert Gates đã đóng những vai trò gì trong nỗ lực đem lại sự thay đổi lãnh đạo trong vòng trật tự, bất bạo động ở Ai Cập, một đồng minh cật ruột của Mỹ trong vùng Trung Đông.

Còn là một thiếu sót của Nguyên Anh khi không nghe được những lời cảm ơn Tổng thống Obama của người dân Ai Cập, sau khi ông Mubarak âm thầm rời Cairo ngày 11/2/2011 mà chỉ trước đó 24 giờ đồng hồ ông còn nói với nhân dân Ai Cập là ông sẽ không ra ứng cử thêm nhiệm kỳ nữa nhưng sẽ ở lại cho đến ngày Bầu cử Tổng thống vào tháng 9 (2011).

Khi bàn về chủ trương quay trở lại Châu Á của Tổng thống Barack Obama sau 8 năm bỏ trống của chính quyền Cộng hoà George W. Bush, Nguyên Anh phóng đại rằng : " Ngày 8-2 vừa qua, trước khi Tổng thống Hô-xni Mu-ba-rắc buộc phải từ chức đúng 3 ngày, Mỹ đã công bố tài liệu dày 21 trang về Chiến lược quân sự quốc gia năm 2011, theo đó, chủ trương tập trung phát triển lực lượng ở châu Á, nơi đang có bước phát triển nhanh chóng cả trên hai phương diện kinh tế và quân sự. Lầu Năm góc tuyên bố sẽ tiếp tục xây dựng đồng minh và tập trung giải quyết xung đột bằng cách triển khai thêm lực lượng ở các khu vực có nhiều mối đe dọa, đặc biệt là ở châu Á và Thái Bình Dương. Mỹ cho rằng, môi trường an ninh toàn cầu ngày nay đang thay đổi nhanh chóng và có nhiều thách thức. Vì vậy, quân đội Mỹ cần tăng cường vai trò lãnh đạo và hợp tác cùng các quốc gia khác. Tuyên bố chiến lược "trở lại châu Á", giới chức Mỹ liệu có rút ra bài học gì từ tình hình Ai Cập hiện nay, hay lúc nào cũng chỉ nhăm nhăm "Mỹ cần chuẩn bị cho tương lai ngày càng biến động và không chắc chắn bằng cách củng cố mối quan hệ hợp tác an ninh sâu sắc thêm với các nước đồng minh cũng như những đối tác mới" như lời Chủ tịch Hội đồng Tham mưu liên quân Mỹ, Đô đốc Mai-cơ Mu-len (Mike Mullen), vừa tuyên bố?"

TAY SAI CHO TẦU ?

Viết như thế thì Tác gỉa này đã cố tình quên rằng, lý do Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama phải tái lập sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Á Châu là vì người đồng chí ngòai miệng thì nói nói cười cười nhưng bụng chứa đầy dao găm, mã tấu của Việt Nam là Trung Hoa đang đe dọa an ninh của Á Châu, cách riêng vùng Biền Đông và Đông Á.

Chỉ tính trong năm nay (2011), Trung Hoa đã bỏ ra 91.5 Tỷ Mỹ kim chi tiêu cho Quốc phòng, hay 12.7% tổng ngân sách quốc gia.

Tại sao Bắc Kinh phải canh tân hóa quân đội và mua thêm vũ khí, trang bị tối tân cho binh sỹ nếu không phải để chuẩn bị chiến tranh trong kế họach chiếm đất, dành biển với các nước trong khu vực ?

Những bằng chứng quân Tầu bắn giết các ngư dân Việt Nam và hăm dọa đánh chiếm tất cả các đảo ở Biển Đông, trong dó có quần đảo Trường Sa của Việt Nam không làm cho Nguyên Anh sáng mắt ra hay sao mà còn xỉa xói vô duyên quyết định quay trở lại Á Châu của Mỹ sau 8 năm Hoa Kỳ, dưới thời Tổng thống Cộng hòa George W. Bush, đã bỏ ngỏ vùng đất này cho Trung Hoa lộng hành ?

Tác gỉa này cũng cần phải nhớ đến sự vui mừng như mở cờ trong bụng của Việt Nam khi nghe Bà Ngọai trường Mỹ Hillary Clinton tuyên bố tại Hội nghị an ninh trong khu vực tại Hà Nội hồi tháng 7 năm 2010 rằng "Hoa Kỳ phản đối bất kỳ sự sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực của bất cứ nước nào".

Bà nói: "Nước Mỹ cũng như các quốc gia khác có lợi ích quốc gia trong việc đảm bảo tự do thông thương hàng hải, quyền tự do tiếp cận các vùng biển chung của châu Á và sự tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông Tất cả các nước trong khu vực đều có thể chia sẻ lợi ích ở vùng biển chung này".
Ngòai trưởng Mỹ nói thêm : " Nước Mỹ ủng hộ một tiến trình ngoại giao chung của tất cả các bên liên quan trong việc giải quyết các tranh chấp chủ quyền mà không có sự ép buộc nào" và tiếp rằng "Hoa Kỳ không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền trên biển Đông".

Bà nói thêm : "Nước Mỹ, hy vọng các bên tham gia tranh chấp theo đuổi các tuyên bố chủ quyền và các quyền kèm theo đối với vùng biển phải phù hợp với công ước LHQ về luật Biển".

Các nhà ngoại giao tại Hội nghị đồng ý với nhau rằng Bà Clinton đã nói những điều Hà Nội muốn nói với Trung Hoa, nước đang đè nặng áp lực về chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải ở Biển Đông với Việt Nam.

Ngoại trường của Trung Hoa đã lập tức rời phòng họp trước những con mắt theo dõi của cả hội trường, và ngày hôm sau Bắc Kinh chỉ trích Bà Clinton đã cố ý tấn công thẳng vào Bắc Kinh.

Do đó khi Nguyên Anh nói xéo Hoa Kỳ cần rút ra bài học ở Ai Cập để nghĩ đến quyết định quay lại vùng Á Châu chủ yếu là để ngăn chận Trung Hoa thi hành chính sách bá quyền, kiểm soát Biển Đông và vùng Đông Á (Nhật Bản-Đại Hàn), đe dọa lưu thông hàng hải từ Ấn Độ Dương sang Bắc Đại Tây Dương thì Nguyên Anh muốn trao Việt Nam cho Trung Hoa làm căn cứ chống Hoa Kỳ à ?

Trước quyết định quay trở lại Á Châu của Mỹ, Nguyên Anh lăng xăng viết : "Tuy nhiên, người Mỹ buộc phải hiểu rằng, tại châu Á, họ chắc chắn sẽ gặp phải sự khó khăn, phức tạp hơn rất nhiều so với ở Trung Đông, trong việc chọn lựa giữa thúc đẩy dân chủ và bảo vệ lợi ích quốc gia của Mỹ. Trên thực tế, các quốc gia châu Á không giống như các nước trong thế giới A-rập. Mỹ có thể coi sự trỗi dậy của Trung Quốc là một mối đe dọa, khi liên tục tuyên bố rằng, các quyết sách và sự phát triển quân sự của Bắc Kinh là không đủ minh bạch, nhưng nguyên nhân sâu xa khiến Oa-sinh-tơn đứng ngồi không yên lại là việc Trung Quốc không giống như Ai Cập – Mỹ không thể đòi hỏi Bắc Kinh (cũng như các quốc gia châu Á khác) phải hoàn toàn chấp nhận sự sắp đặt dân chủ của mình. Mỹ cũng không thể cản trở bất cứ sự trỗi dậy về kinh tế hay quân sự của bất kỳ quốc gia nào, trong khi đường lối ngoại giao của Mỹ muôn đời vẫn thế – luôn cho rằng, bất cứ sự phát triển kinh tế, chính trị của một quốc gia hay khu vực nào không phù hợp với kỳ vọng hợp tác của Mỹ là sẽ đe dọa lợi ích quốc gia của Mỹ. Vấn đề nằm ở chỗ, tư duy chủ quan này của Mỹ có thể thích ứng với một nước như Ai Cập, nhưng chưa chắc hữu hiệu hay có thể áp đặt đối với những nước khác.

Sau bài học từ Ai Cập, nhất là khi nền kinh tế Mỹ chưa hồi phục, thì mục tiêu chiến lược của Mỹ trong việc "trở lại châu Á" chỉ có thể là dựa trên nền tảng của sự hợp tác với các nước trong khu vực này, để cùng xây dựng một châu Á hòa bình, phát triển, chứ không phải là tiến hành bao vây kinh tế, quân sự, hay áp đặt "nền dân chủ kiểu Mỹ".

Ô hay, tại sao một người Việt Nam mà lại nói thay cho Tầu phương bắc? Bắc Kinh có muớn người này đi chửi thuê, đánh mưới không nhỉ ?

Đúng là miệng lưỡi của kẻ bề tôi thì trong hòan cảnh nào, dù có mấy bẹ mo che mặt cũng không giấu được cái mũi tẹt dà vàng.

Rõ thật là vô duyên. Chuyện nhà bị Tầu khống chế chiếm đất ở biên giới mất thắng cảnh Bản Giốc và Ải Nam Quan, đang đào xới lấy tài nguyên trên Tây Nguyên và nhăm nhắm chiếm nốt Trường Sa để giữ chủ quyền vùng đặc quyền kinh tế hình Lưỡi Bò rộng 85% diện tích Biển Đông thì không nói, không bảo vệ lấy của cha ông để lại mà lại cam tâm cúi mặt đi đánh thuê cho kẻ đã cai trị dân mình cả ngàn năm.

Danh dự dân tộc để đâu ? Nguyên Anh và Tạp chí Công sản không biết nhục à ?


Phạm Trần


Con Dân Nước Việt là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.


No comments:

Post a Comment