*** TU THÂN, TỀ GIA, TRỊ QUỐC, BÌNH THIÊN HẠ *** CÔNG KHAI THẢO LUẬN, ÂM THẦM HÀNH ĐỘNG *** Đã đến lúc tòan dân Việt hãy muôn lòng như một quyết chí đấu tranh cho QUYỀN DẠ DÀY, QUYỀN LÀM NGƯỜI, QUYỀN TỰ QUYẾT bằng cách ngay lúc này phải GIẢI THỂ TẬP ĐÒAN VIỆT GIAN CỘNG SẢN BUÔN DÂN BÁN NƯỚC!!!

2011/03/18

Bài học hạt nhân Nhật Bản

Bài học hạt nhân Nhật Bản

Nguyên tác : Brahma Chellaney ( Project Syndicate, Hoa Kỳ. 14.03.2011 )
Dịch giả : Phạm Nguyên Trường


NEW DELHI – Những vấn đề của nhà máy điện hạt nhân Fukushima  – và của cả những lò phản ứng hạt nhân khác đã giáng một đòn nặng vào ngành công nghiệp hạt nhân thế giới, một tổ hợp của chưa đến 12 công ty quốc doanh hay công ty do nhà nước quản lí đang đánh trống thổi kèn quảng bá cho phục hưng của năng lượng hạt nhân. 

Nhưng mọi người đều biết những mối nguy hiểm mà các lò phản ứng hạt nhân được xây dựng ven bờ biển, tương tự như lò phản ứng ở Fukushima phải đối diện mỗi khi xảy ra thảm họa thiên tai. Thực ra, nguy cơ đã trở nên rõ ràng cách đây 6 năm, khi trận sóng thần ở Ấn Độ Dương xảy ra vào năm 2004 đã nhấn chìm tổ hợp hạt nhân lớn thứ hai của Ấn Độ, làm cho nhà máy điện hạt nhân ở Madras phải đóng cửa. 

Nhiều nhà máy điện hạt nhân được xây dựng dọc bờ biển vì chúng tiêu thụ rất nhiều nước. Nhưng thảm họa do thiên tai gây ra như bão tố, sóng thần đang ngày càng trở thành hiện tượng thường trực vì hiện tượng biến đổi khí hậu; biến đổi khí hậu còn làm mực nước biển dâng cao, các lò phản ứng hạt nhân bên cạnh bờ biển vì vậy mà càng dễ bị tổn thương hơn.

Thí dụ, nhiều nhà máy điện hạt nhân dọc bờ biển nước Anh chỉ các mặt nước biển có vài mét. Năm 1992, trận bão
Andrew đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà máy điện hạt nhân ở Turkey Point, nằm trên bờ vịnh Biscayne, bang Florida, nhưng may là không gây thiệt hại cho những hệ thống tối quan trọng của nó. 

Tất cả các nhà máy phát điện, trong đó có nhà máy chạy bằng than đá và khí tự nhiên, đều cần rất nhiều nước. Nhưng nhà máy điện hạt nhân lại cần nhiều hơn. Những lò phản ứng nước nhẹ (LWRs), tương tự như lò phản ứng ở Fukushima, tức là những nhà máy sử dụng nước như phương tiện làm mát căn bản, là loại lò sản xuất nhiều năng lượng hạt nhân nhất thế giới. Lượng nước rất lớn mà các lò LWRs sử dụng cho hoạt động của mình sẽ trở thành nước thải nóng và sẽ bị bơm trở lại sông hồ hay biển. 

Vì các lò đặt trên đất liền gây ra ảnh hưởng rất lớn đối với nguồn nước ngọt của địa phương - trong đó có việc gây hại đối với thực vật và nghề cá – các quốc gia có nguồn nước ngọt hạn chế nhưng lại tiếp giáp với biển thường tìm những vị trí phù hợp ven biển để xây nhà máy điện hạt nhân. Nhưng dù xây trong nội địa hay ven biển thì nhà máy điện hạt nhân vẫn dễ bị tổn thương trước những ảnh hưởng của sự thay đổi thời tiết. 

Hiện tượng trái đất nóng dần lên làm cho nhiệt độ trung bình gia tăng và mặt nước biển cũng cao thêm, các lò phản ứng hạt nhân đặt trong nội địa sẽ làm làm cho nạn thiếu nước trầm trọng hơn và cũng bị nó tác động ngược trở lại. Trong trận nóng kỉ lục vào mùa hề năm 2003, ở Pháp đã có 17 lò phản ứng hạt nhân thương mại phải hoạt động cầm chừng hay ngừng hẳn vì nhiệt độ nước trong các sông hồ gia tăng quá nhanh. Lò phản ứng của Tây Ban Nha ở Santa María de Garoña cũng phải ngừng hoạt động trong vòng một tuần vào tháng 7 năm 2006, sau khi nhiệt độ nước sông Ebro River tăng lên quá cao.

Ngược đời là chính điều kiện thời tiết làm cho các lò phản ứng hạt nhân không thể hoạt động hết công suất vào năm 2003 và 2006 ở châu Âu lại tạo ra nhu cầu cao nhất về điện vì lúc đó người ta phải dùng quá nhiều điều hòa nhiệt độ. 

Trên thực tế, trong trận nóng mùa hè năm 2003 công ty điện lực Électricité de France (EDF), lúc đó đang vận hành 58 lò phản ứng hạt nhân – phần lớn được xây dựng trên những khu vực nhạy cảm về môi trường, thí dụ như trên sông Loire – đã buộc phải mua điện từ các nước lân bang. Công ty quốc doanh EDF, vốn là công ty xuất khẩu năng lượng, đã buộc phải trả giá mua cao gấp 10 lần giá bán trong nước và bị thiệt hại tới 300 trăm triệu Euro. 

Tương tự như thế, mặc dù trận nóng mùa hè năm 2006 không dữ dội bằng năm 2003 nhưng vấn đề nước và nhiệt độ đã buộc Đức, Tây Ban Nha và Pháp phải đóng cửa một số nhà máy điện hạt nhân và giảm công suất của các nhà máy khác. Trong khi nói nhiều đến những tác hại mà quá trình biến đổi khí hậu và những điều kiện thời tiết khắc nghiệt có thể gây ra cho các nhà máy điện hạt nhân, trong năm 2006 các nhà điều hành lò phản ứng ở Tây Âu còn khẳng định rằng họ đã rút những điều khoản cấm họ thải nước nóng vào môi trường tự nhiên, có hại cho nghề cá, ra khỏi những qui tắc hướng dẫn vận hành của họ.  

Pháp thích khoe về công nghiệp hạt nhân của mình, ngành này cung cấp đến 78% điện năng của cả nước. Nhưng tiêu thụ nước cũng nhiều không kém, mỗi năm EDF bơm từ sông hồ 19 tỉ mét khối nước, hay là gần một nửa lượng nước ngọt tiêu thụ ở Pháp. Thiếu nước ngọt đang trở thành thách thức mang tính toàn cầu, rất nhiều nước không thể xây dựng tại những khu vực nằm sâu trong nội địa những hệ thống năng lượng tiêu thụ nhiều nước như thế.

Các nhà máy điện hạt nhân năm cạnh bờ biển không gặp phải những vấn đề tương tự khi trời nóng vì nước biển không thể nóng nhanh như nước sông hay nước hồ. Nhưng, như lò phản ứng ở Nhật đã cho thấy, nhà máy điện hạt nhân nằm trên bờ biển lại phải đối mặt với những mối nguy hiểm còn nghiêm trọng hơn.

Khi bị sóng thần ở Ấn Độ Dương tấn công, lò phản ứng hạt nhân ở Madras được giữ trong tình trạnh an toàn sau khi đã tắt là vì hệ thống điện đã được lắp đặt một cách khôn ngoan trên khu vực cao hơn nhà máy. Và khác với lò phản ứng ở
Fukushima – bị động đất tấn công trực tiếp – lò phản ứng ở Madras nằm cách rất xa tâm địa chấn gây ra sóng thần. 

Vấn đề khó xử nhất đối với nhà máy điện hạt nhân trong một thế giới ngày càng khan hiếm nước là ở chỗ nó vừa tiêu thụ nhiều nước vừa dễ bị nước phá hỏng. Chỉ vài thập kỉ sau khi ông Lewis L. Strauss, giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử của Mĩ, tuyên bố rằng năng lượng hạt nhân sẽ "rẻ đến mức chẳng cần lắp đồng hồ đo điện nữa" thì ở đâu năng lượng nguyên tử cũng phải dựa vào các khoản tài trợ của nhà nước. 

Trong khi ở phương Tây, sức hấp dẫn của năng lượng hạt nhân đang đi xuống thì nó lại được những nước gọi là "lính mới trong lĩnh vực hạt nhân" vồ vập, cùng với nó sẽ là những thách thức mới, trong đó có vấn đề ngăn chặn việc phổ biến vũ khí hạt nhân. Hơn nữa, gần hai phần năm dân số thế giới sống trong những khu vực cách bờ biển trong vòng 100 kilometers, tìm được vị trí thích hợp để khởi động hay mở rộng chương trình năng lượng hạt nhân không phải là chuyện dễ. 

Có vẻ như Fukushima sẽ dội một gáo nước lạnh vào lòng nhiệt tình đối với năng lượng hạt nhân, tương tự như khi xảy ra sự cố ở nhà máy Three Mile Island tại bang Pennsylvania vào năm 1979, đấy là chưa nói tới thảm họa nghiêm trọng hơn ở lò phản ứng hạt nhân Chernobyl vào năm 1986. Nhưng nếu từ những sự cố này người ta có thể rút ra được những hướng dẫn đáng tin cậy thì những người ủng hộ năng lượng hạt nhân có thể sẽ quay trở lại.


Brahma Chellaney là giáo sư nghiên cứu chiến lược tại trung tâm nghiên cứu chính sách (Center for Policy Research) ở New Delhi và là tác giả của mấy tác phẩm mới ra gần đây như: Asian Juggernaut: The Rise of China, India, and Japan (Harper Paperbacks, 2010) và Water: Asia's New Battlefield (Georgetown University Press, 2011).
 
Nguồn: http://www.project-syndicate.org/commentary/chellaney15/English
Nguồn Blog : Phạm Nguyên Trường

http://bit.ly/gTcV3p


Con Dân Nước Việt là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.


No comments:

Post a Comment