*** TU THÂN, TỀ GIA, TRỊ QUỐC, BÌNH THIÊN HẠ *** CÔNG KHAI THẢO LUẬN, ÂM THẦM HÀNH ĐỘNG *** Đã đến lúc tòan dân Việt hãy muôn lòng như một quyết chí đấu tranh cho QUYỀN DẠ DÀY, QUYỀN LÀM NGƯỜI, QUYỀN TỰ QUYẾT bằng cách ngay lúc này phải GIẢI THỂ TẬP ĐÒAN VIỆT GIAN CỘNG SẢN BUÔN DÂN BÁN NƯỚC!!!

2013/04/30

Đệ II VNCH thành một chế độ " Diệm không Diệm " !



Ngày 30.04.1975 Miền Nam Việt Nam mất vào tay Cộng Sản Bắc Việt
tại vì
Ca Tô Giáo La Mã và bè lũ tàn dư đảng Cần Lao Công Giáo giàn dựng:

Diệm không Diệm



Phan vân Khai
 
LGT - Đệ nhị Cộng hòa thực chất là một chế độ "Diệm Không Diệm" (cụm từ do Robert Shaplen đặt ra), hàm ý ông Diệm đã "đi rồi" nhưng bầy tôi của ông và lực lượng Cần Lao "ác ôn" (chữ của đồng bào miền Trung) đã thành công trong việc trở lại khuynh loát và khống chế để lãnh đạo chính trường miền Nam từ năm 1966-1975.
 
Vì vậy mà khi gọi "miền Nam được lãnh đạo bởi 2 ông Tổng thống Công giáo" là không sai. Và "miền Nam mất vào tay Cộng sản vì Công giáo" là cũng đúng luôn, vì chính trường và chiến trường miền Nam trong 7 năm cuối cùng, kể từ năm 1966, là do thủ hạ Công giáo cũ của ông Diệm ở "thượng tầng lãnh đạo" thao túng.

Trong một chế độ quân phiệt, lại đang thời chiến, quyền hành đương nhiên tập trung vào vị nguyên thủ áo kaki, vì vậy mà căn cước của chế độ Đệ nhị Cọng hòa thật sự nằm ở Dinh Tổng thống (báo chí gọi là "Phủ Đầu Rồng" để đối với "Dinh Thái Thú" là Tòa Đại sứ Mỹ) chứ không phải trên bản Hiến Pháp hoặc các định chế dân cử.

Ai ngồi ở Dinh Tổng thống ? Ai là cận thần đầy quyền lực ra vào Dinh Tổng thống ? Ngoài ông Tổng thống Công giáo "đạo theo" Nguyễn văn Thiệu, bài viết nầy nhằm điểm mặt 10 nhân vật Công giáo khác trong Thượng tầng lãnh đạo của Đệ nhị Cọng hòa, đồng thời cũng nhận diện những cấp chỉ huy quân đội Công giáo cao cấp nào đã thao túng Quân lực VNCH.

Miền Nam kiệt sức vì độc tài, băng hoại vì tham nhũng, khủng hoãng vì mất chính nghĩa, và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam ra đời ngày 20-12-1960 tại Tây Ninh… Thế mà ông Diệm lại đẩy cao chính sách kỳ thị Phật giáo, đàn áp các đảng phái Quốc gia, chia rẽ Quân đội thành Cần lao và phi-Cần lao, dung dưởng cho gia đình và thủ hạ tham nhũng … đến nỗi 18 nhân sĩ (mà hầu hết là cựu đồng chí và/hoặc đã từng hợp tác với ông Diệm) phải lên tiếng cảnh cáo ông về tình trạng nguy ngập của miền Nam (Tuyên Ngôn "Caravelle" của tập hợp Tự Do Tiến Bộ ngày 26/4/1960). Cho nên chỉ không đến 10 tháng sau khi Việt Cọng ra đời, ngày 10-10-1961, tình hình an ninh quốc gia đã nguy ngập đến nỗi chính ông Diệm chứ không ai khác đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn lãnh thổ VNCH (sắc lệnh 209-TTP). Rồi năm tháng sau đó, ngày 31-3-1962, không cứu vãn được tình hình nguy khốn, cũng chính ông Diệm chứ không phải ai khác đã phải gửi thông điệp cho 92 quốc gia trên thế giới yêu cầu ủng hộ Việt Nam Cộng Hòa chống xâm lăng Cộng Sản [Đoàn Thêm, Những ngày chưa quên, Đại Nam 1969].  Rõ ràng ông Diệm đã hoàn toàn thất bại trong việc đoàn kết dân tộc để cùng Mỹ chống Cọng.  

Thế rồi để cứu vản miền Nam, anh em ông Diệm làm gì ? Thay vì dân chủ hóa bộ máy cầm quyền để tăng hiệu năng chống Cọng, gia đình ông cứ tiếp tục cách cầm quyền độc tài càng lúc càng tàn bạo của ông đến nỗi Quân đội lại phải mạnh mẽ phản ứng lần nữa (vụ ném bom Dinh Độc Lập của 2 phi công Quốc và Cữ ngày 27-2-1962), Phật giáo phải kêu gọi bình đẳng tôn giáo (Nguyện vọng 5 điểm của Phật tử Huế ngày 9-5-1963), đảng phái quốc gia đã phải tố cáo ông quyết liệt hơn (Nhất Linh Nguyễn Trường Tam tử tử ngày 7-7-1963).

Thất bại thê thảm của trận Ấp Bắc (đầu năm 1963, cách Sài Gòn 65 km) đã là một đòn quân sự - chính trị chí tử đánh vào khả năng lãnh đạo của chính phủ Diệm trước dân chúng trong nước và dư luận thế giới. Cuộc đàn áp các chùa Phật giáo trên toàn quốc (Chiến dịch Nước Lũ đêm 20-8-1963) đã là một đòn chính tri-ngoại giao chí tử khác đánh vào thế chính thống và uy tín ít oi còn sót lại của tập đoàn lãnh đạo Dinh Gia Long. Giáo hoàng Paul VI và Vatican lên tiếng tách rời (disassociation) khỏi chính phủ Diệm, diễn đàn Liên Hiệp quốc và một số quốc gia đồng minh công khai tố cáo chính sách kỳ thị tôn giáo của ông Diệm, chính giới và công luận Mỹ đặt vần đề hiệu năng viện trợ Mỹ để miền Nam chống Cọng, một bộ phận trong chính quyền Kennedy tạo áp lực để ông Diệm thay đổi chính sách và nhân sự lãnh đạo (đặc biệt với ông bà Cố vấn chính trị Nhu) …

Để tháo gở và vượt thoát được cơn khủng hoảng vừa đối nội vừa đối ngoại đó, anh em ông Diệm đã chủ quan tính sai một nước cờ nên đã lấy một quyết định liều lĩnh, dại dột và phản quốc nhất trong cuộc đời chính trị của họ: Tìm cách thỏa hiệp với Hà Nội để giải tỏa áp lực của Mỹ và của đối lập chính trị tại miền Nam. Quyết định nầy liều lĩnh và dại dột vì ba lý do:

    1.Mỹ đã "nặn" ra ông Diệm ở Washington, rồi "bồng" ông về nước. Sau đó, lại đổ kinh viện, quân viện và uy tín quốcđể khai sinh và nuôi dưỡng nền Đệ Nhất Cọng hòa trong chiến lược xây dựng một tiền đồn chống Cọng cho Thế giới Tự do, thì làm sao họ để cho ông thỏa hiệp với Cọng sản, phá vở vai trò "tiền đồn" trong cuộc chiến tranh lạnh được. Sau nầy, khi ông bị giết, nhà văn Doãn Quốc Sỹ đã kết luận thật đầy đủ: "Bảo là người Mỹ đã giết Diệm. Không!Diệm đã chết trong lòng dân tộctừ lâu. Mỹ chỉ đến lượm xác sống của y."  [Người Việt Đáng Yêu, (Lời Mở Đầu) Nhà xuất bảnSáng Tạo, Sài Gòn, 1965].

    2.Ông Hồ Chí Minh và Đảng Cọng sản Việt Nam đã nằm gai nếm mật, hy sinh bao nhiêu xương máu trong gần 30 năm để làmhai nhiệm vụ đan bện với nhau:Dành độc lập cho dân tộc, và thiết lập chế độ Cọng sản tại Việt Nam cho Quốc tế Cọng sản. Năm 1954, họ đã thành công được một nữa: Đuổi thực dân Tây ra khỏi nước (cho dân tộc) và quản lý miền Bắc (cho Cọng sản Quốc tế). Vậy thì làm sao họ có thể thỏa hiệp với kẻ thù "Mỹ-Diệm" được. Cọng sản quốc tế có cho họ làm không ? Làm sao họ biện minh được với Quân dân và Đảng viên ở miền Bắc ? Họ biết ông Diệm đang mâu thuẫn với Mỹ và đang bị nhân dân miền Nam chống đối nên chỉmưu mẹo lợi dụng động thái xin thỏa hiệp của chính phủ Diệmđểlàm suy yếthế đồng minh Mỹ-Việtmà thôi (Đọc thêmWar of the Vanquishedcủa Mieczilaw Maneli)

    3.Nhưng quan trọng hơn hết là khi thỏa hiệp với Hà Nội, hai ông Diệm-Nhu đãphản bội lại Hiến phápVNCH 1956(Theo Điều 7 thì "những hành vi có mục đích phổ biến hoặc thực hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thái đều trái với nguyên tắc ghi trong Hiến pháp"),đãvi phạm luật 10/59(ban hành tháng 5/1959) mà ông Diệm đãdựa vào đó để đàn áp những chiến sĩ quốc giacũng chống Cọngnhưng đối lập với ông. Thỏa hiệp với chính phủ Hồ Chí Minh, hai anh em ông Diệm-Nhu cònphản bội gần 800 ngàn đồng bào Công giáo di cưtừ miền Bắc vào Nam để trốn Cọng sản, và bao nhiêuchiến sĩ Quân lực VNCH đã hy sinhxương máuđể bảo vệ miền Nam.

Tưởng Mỹ không bao giờ dám từ bỏ mình vì đã can dự quá sâu vào miền Nam, tưởng chính phủ Hà Nội đánh giá cao động thái thỏa hiệp, tưởng đã khuất phục được quân dân miền Nam sau 9 năm bạo trị, …. Gia đình ông Diệm (đúng ra lúc đó ông Diệm chỉ là một bù nhìn bất lực, chính hai "tổng thống" Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân mới là kiến trúc sư để thiết kế và) đi "canh bạc chính trị" nguy hiểm và ngu dại nhất đời mình. Nhưng "canh bạc" đó không lừa được kẻ thù, không dấu được đồng minh, và không đánh giá đúng được phản ứng của quân dân miền Nam nên, cuối cùng, anh em ông đã phải đền tội trước lịch sữ và dân tộc. Ngày 1-11-1963, chế độ Đệ nhất Cọng hòa cáo chung.

Trong ba năm sau đó, chính trường miền Nam xáo trộn vì nhiều lý do. Nhưng chủ yếu là vì (i) Như một quy luật lịch sử, chế độ trước càng độc tài áp bức thì chế độ thừa kế phải mất một thời gian rất lâu mới xây dựng và ổn định được sinh hoạt chính trị; (ii) Các tướng lãnh, chính trị gia và các lực xã hội dân sự sau ông Diệm đã phải đối mặt với và tỏ ra bất lực trước một nền dân chủ hỗn loạn vì phôi thai; (iii) Chính phủ Mỹ và Hà Nội quyết định can dự mạnh mẽ hơn cả trong chính trường lẫn trên chiến trường miền Nam. Vì thế mà xáo trộn.

Cũng trong ba năm sau đó, cho đến năm 1966, lực lượng tàn dư của chế độ Diệm đã lợi dụng tình trạng xáo trộn của miền Nam để trở lại chính trường với hai đặc trưng: Lấy Giáo hội Công giáo Việt Nam làm hậu thuẫn và dùng nhóm tàn dư Cần Lao cũ làm lực lượng thao túng chính quyền và xã hội mà cao điểm là sự ra đời của Đệ nhị Cọng hòa. Và họ đã thành công: Hiến pháp 4/1967 tạo cơ sở hình thành chính phủ dân sự đầu tiên để thành lập Đệ nhị Cọng hòa do con chiên Martino Nguyễn Văn Thiệu làm Tổng thống ngày 1-11-1967.

Vậy thì chính nền Đệ nhị Cọng hòa với bản chất Cần lao Công giáo đó, mang hỗn danh là "Diệm không Diệm", đã tồn tại và chịu trách nhiệm về sự sụp đổ của miền Nam vào mùa Xuân năm 1975 ! Nhóm Công giáo hoài Ngô, tàn dư của "Cần Lao ác ôn" ở hải ngoại, đang nỗ lực đánh tráo sự thật nầy để chạy tội là chuyện đương nhiên. Nhưng ai viết lịch sử lương thiện thì xin hãy nhớ điều nầy: Chế độ Nguyễn Văn Thiệu đích thực là một chế độ "Diệm không Diệm".   

CHẾ ĐỘ "DIỆM KHÔNG DIỆM"
Từ năm 1964, lợi dụng cuộc khủng hoảng chính trị gây ra do một chuổi các cuộc chỉnh lý và những vận động "dân sự hóa" chính phủ, khối Công giáo bắt đầu hăng hái hoạt động chống đối Phật giáo, chống đối sinh viên, chống đối các Tướng lãnh và chống đối các đảng phái, góp sức gây ra nhiều xáo trộn bất ổn cho đến khi họ lật được chính quyền dân sự của hai ông Phan Khắc Sửu và Phan Huy Quát (thân Phật giáo), tạo lý do và cơ hội đưa dần con chiên Nguyễn Văn Thiệu lên làm Tổng thống, dù con chiên đó đã cầm quân đánh cho con chiên Ngô Đình Diệm phải trốn khỏi dinh Gia Long để về trú ẫn tại nhà chú ba Tàu Mã Tuyên ở trong Chợ Lớn hầu chuẩn bị theo kế hoạch của ông Nhu bắt tay với Hà Nội ... để chống Mỹ !

Trong tình hình chính trị xáo trộn lúc đó, ông Nguyễn Văn Thiệu tuy đã nắm được chính quyền nhưng tự biết mình vừa không đủ uy tín vừa không có hậu thuẫn, đã thế còn bị ông Nguyễn Cao Kỳ thù nghịch và chống phá, nên phải thỏa hiệp và "đầu quân" khối Công giáo (trong đó đã có Công giáo Đại Việt) để có hậu thuẫn chính trị hầu đương đầu với các lực lượng đối lập khác.
Sự thỏa hiệp tiện lợi (a convenient compromise) giữa một Nguyễn Văn Thiệu thực tiển (pragmatist)  và khối Công giáo nhiều tham vọng, từ đó, đã biến chế độ Đệ Nhị Cộng Hòa thành ra một chế độ Diệm không Diệm.

Năm 1966, nền Đệ Nhị Cộng Hòa ra đời. Để nhận diện chế độ này, ta cần điểm mặt thành phần nhân sự lãnh đạo ở thượng tầng cai trị, và cái thế lực hậu thuẫn chế độ đó ở hạ tầng quần chúng.

CỐ VẤN CHIẾN LƯỢC  - Trong một chế độ mà các quyết định sinh tử liên hệ đến vận mệnh quốc gia đều tập trung vào một người chứ không phải vào những Hội Đồng An Ninh, Hội Đồng Nội Các hay Quốc hội, thì vai trò Cố vấn trong những buổi họp kín giới hạn mới là vai trò mấu chốt.

Cố vấn Chính trị và là vị Quân sư Tối cao của ông Thiệu một cách không chính thức trong dinh Độc Lập là Linh mục Cao Văn Luận, nguyên là một công thần của nhà Ngô. Linh mục Luận, dù chỉ mới có bằng cữ nhân tại Pháp, được anh em ông Diệm cho làm Viện trưởng Viện Đại học Huế nhưng đến năm 1963, trước cao trào đấu tranh dũng mãnh và đầy chính nghĩa của Phật giáo, sinh viên và trí thức miền Nam, LM Luận đã phải miễn cưỡng gia nhập theo và ủng hộ Phật giáo nên sau đó bị ông Diệm cất chức Viện trưởng. Mấy năm sau, khi thế lực Công giáo được phục hồi, ông Cao Văn Luận đã bị khối Công giáo chỉ trích thái độ chống chính quyền Diệm trước kia nên bèn tìm cách liên hệ để tiến thân với ông Thiệu và cuối cùng được ông Thiệu tín nhiệm. Với tư cách cựu Viện trưởng Viện Đại học cũ, lại nhờ đi ngoại quốc nhiều nên ông LM Luận được ông Thiệu giao cho nhiệm vụ đặc biệt là giao thiệp, liên lạc và lobby các chính khách Hoa Kỳ, và đặc biệt với Tòa Thánh La Mã. Đã thất bại vì trong quá khứ không được ông Diệm mời làm cố vấn (vì ông Cha Ngô Đình Thục quyền huynh thế phụ chặn đường tiến thân), ông cha Luận nhiều tham vọng nầy (xem « Đầu hàng» của Hồ Sỹ Khuê), từ nay, thõa sức  "cố vấn" cho ông Tổng Thống con chiên ngoan đạo của nền Đệ nhị Cọng hòa.

Hai vị "Cố vấn" cỉ đạo: LM Cao Văn Luận và GM Nguyễn Văn Thuận

Vị Giám mục cố vấn thứ nhì là Giám mục Francois-Xavier Nguyễn Văn Thuận (gọi Tổng thống Diệm bằng cậu ruột và cai quản giáo phận Nha Trang). Ông là vị giám mục trẻ tuổi nhất trong hàng giáo phẩm cao cấp của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Sự sụp đổ của chế độ và cái chết của ba người cậu ruột đã làm cho ông trở nên cứng rắn, quyết liệt hơn trong tham vọng xây dựng khối Công giáo trở thành một lực lượng chính trị để nắm lấy chính quyền tại miền Nam và biến miền Nam thành một người con gái hiếu thảo của Giáo hội La Mã tại Á châu (fille ainée de l'Église en Asie) hầu một mặt trả mối thù gia tộc, và mặt khác thì hoàn tất sách lược của các ông cậu trước kia. Những tổ chức Công giáo quốc tế còn tiếc thương gia đình họ Ngô đã ngầm giúp Giám mục Thuận sớm trở thành nhân vật quan trọng của Giáo hội Việt Nam để ông có uy thế và phương tiện hoạt động chính trị. Vì thế, dù là một Giám mục còn trẻ tuổi, ông vẫn được giao phó trọng trách phụ tá Tổng Giám mục Nguyễn Văn Bình. Ông còn được Công giáo quốc tế giao chức Tổng thủ quỹ Caritas, một tổ chức từ thiện tiền rừng bạc biển của Công giáo Hoa Kỳ.

Hầu như Giám mục Thuận không vào Dinh Tổng thống bao giờ nhưng thông qua những chức sắc và tín đồ Công giáo trong chính quyền, ông đã ảnh hưởng nhiều lên các quyết định chính trị quan trọng đến nỗi năm 1974, đích thân ông Thiệu, với tư cách Tổng thống một quốc gia, đã vận động với Vatican để cha Thuận làm Tổng Giám mục điạ phận Sài Gòn vào giữa lúc tình hình miền Nam đang thật sự khủng hoảng (nhưng vận động không thành vì đi ngược với khuynh hướng chủ hòa thân Hà Nội của Đức Giáo hoàng Phaolô VI đang muốn "Phải chấm dứt các cuộc oanh tạc trên lãnh thổ Bắc Việt và đồng thời cũng phải chấm dứt những cuộc xâm nhập vũ khí và vật liệu chiến tranh vào miền Nam.")

Ngoài ra còn có Linh mục Nhuận và nhóm Nguyễn Đức Xích phụ trách việc theo dõi, dò xét các đảng phái, tôn giáo và những thành phần đối lập rồi báo cáo thẳng cho Tướng Đặng Văn Quang. Linh mục Nhuận là Cha sở thuộc họ đạo Phú Nhuận, sau đó được hai ông Thiệu và Quang đền bù công lao bằng cách giúp tiền bạc để xây cất một giáo đường đồ sộ tân kỳ tại Phú Nhuận, đối diện với ngôi chùa Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ của Cao Đài gần cổng số 4 Bộ Tổng Tham Mưu. Còn Thiếu tá con chiên Nguyễn Đức Xích được hai ông Thiệu và Quang can thiệp cho giữ chức "giám sát" trong cơ quan Giám Sát Viện, phụ tá bí mật cho ông Ngô Xuân Tích là bà con của ông Thiệu giữ chức Chủ tịch Viện giám sát. Người phụ tá phụ trách miền Trung cho linh mục Nhuận có tên là Huỳnh Bút vốn là một cán bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng từng được ông Ngô Đình Cẩn mua chuộc trước kia.

Cuối cùng, một linh mục khác mà bà con Nguyễn Phước tộc hầu như ai cũng biết là Linh mục Bửu Dưỡng, vị cố vấn bí mật đặc trách Văn hóa Giáo dục cho chính quyền Thiệu. Bửu Dưỡng là người đã từng cùng với ông Ngô Đình Nhu khai sinh ra cái quái thai "Chủ Nghĩa Nhân Vị Duy Linh" và yểm trợ cho chế độ Diệm tiến hành sách lược "Công giáo hóa miền Nam". Linh mục Bửu Dưỡng đã tự nguyện đến hợp tác với con chiên Nguyễn Văn Thiệu chỉ một ý đồ là phục hồi lại các nhân sự của chế độ cũ để nắm lấy guồng máy chính quyền mà trả thù Phật giáo. Linh mục Bửu Dưỡng đã được ông Thiệu và Hoa Kỳ giúp đỡ thiết lập Viện Đại Học Minh Đức để cùng với trường Đại học Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt của ông Ngô Đình Thục trước kia làm công việc "trồng người" cho chế độ Công giáo trị mới.

CỐ VẤN HÀNH PHÁP  ... Trong dinh Độc Lập có Cố vấn An ninh Tình báo kiêm Cố vấn Quân sự là ông Đặng Văn Quang, người con nuôi tinh thần của Bà Ấm, chị ruột Tổng thống Diệm và là thân mẫu của Giám mục Nguyễn Văn Thuận. Ngoài những chức vụ chính thức ông Quang còn có những nhiệm vụ bí mật là thiết lập kế hoạch và phối hợp công tác của các cơ quan chính quyền để triệt phá các thành phần đối lập với chế độ mà đối tượng số một là Phật giáo. Ông Quang cũng là người điều động một hệ thống tổ chức buôn thuốc phiện lậu để chia lời với ông Thiệu (như ông Nhu trước kia buôn thuốc phiện lậu) để làm giàu mà Tiến sĩ Alfred McCoy đã nói rõ trong The Politics of Heroine in Southeast Asia.

Cố vấn phụ trách Kinh tài là dược sĩ Nguyễn Cao Thăng, Giám đốc hàng thuốc O.P.V., người Công giáo Phú Cam, từng làm Dân biểu gia nô và Kinh tài cho anh em ông Diệm. Nhiệm vụ chính trị của ông Thăng là xây dựng cho ông Thiệu một Quốc hội bù nhìn mà đa số phải là người Công giáo. Chính ông Thăng thay ông Thiệu để giao thiệp, mua chuộc, hướng dẫn và kiểm soát Quốc hội để điều hướng định chế gọi là "dân cử" này ủng hộ đường lối của ông Thiệu. Khi ông Thăng bất thình lình chết vì bệnh ung thư thì phụ tá của ông Thăng trong dinh Độc Lập là ông Nguyễn Văn Ngân lên thay thế. Ông Ngân là người Công giáo Nghệ Tĩnh, bà con của Linh mục Cao Văn Luận. Đúng như giáo sư Nguyễn Khắc Ngữ đã nói trong tác phẩm Những Ngày Cuối Cùng của VNCH, hết Thăng rồi đến Ngân, họ chính là những người nắm giữ tay hòm chìa khóa của quỹ chi tiền cho các Dân biểu, Nghị sĩ và các lực lượng thân chính.

Cố vấn An ninh / Tình báo Đặng Văn Quang và Huỳnh Văn Trọng

Cố vấn Tình báo chiến lược là ông Huỳnh Văn Trọng, tốt nghiệp đại học Luật và là một tín đồ Công giáo xuất thân từ một dòng tu ở Hồng Kông. Dưới thời chính phủ Nguyễn Phan Long (1950), ông Trọng giữ chức Tổng Thư ký chính phủ và vẫn tiếp tục là nhân viên cao cấp dưới thời chính phủ Ngô Đình Diệm. Khi chính phủ Diệm tiến hành chính sách tiêu diệt đảng phái, ông Trọng trở thành đối tượng của chính sách nầy nên phải lánh nạn trong dòng Chúa Cứu Thế. Sau đó, khi tình hình bớt nguy hiểm, ông Trọng tái xuất hiện nhưng chỉ âm thầm dạy Việt ngữ và Pháp ngữ cho nhân viên Sứ quán Mỹ tại Sài Gòn. Chính trong thời gian nầy, nhân viên cao cấp của Hà Nội là ông Vũ Ngọc Nhạ đã phát hiện ra ông Trọng và kết nạp vào Cụm tình báo A-22. Sau cuộc bầu cử Tổng thống năm 1967, ông Vũ Ngọc Nhạ định vận động với ông Nguyễn Văn Thiệu cho ông Trọng giữ chức Thủ tướng, nhưng vì điều kiện chính trị phức tạp lúc đó nên ông Trọng chỉ đóng vai Cố vấn tình báo chiến lược về những vấn đề chính trị và ngoại giao trong Phủ Tổng thống. Nhưng rồi A-22 bị phát giác, cả hai ông Nhạ lẫn Trọng đều bị bắt và bị Tòa án Quân sự Đặc biệt kết án đày ra Côn đảo.

Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Diệm, rồi Tổng trưởng Kế hoạch và Phát triển Kinh tế trong mấy năm cuối của Việt Nam Cọng Hòa là con chiên mộ đạo Gregory Nguyễn Tiến Hưng, người trước khi quyết định hợp tác với ông Thiệu đã phải đi thỉnh ý một Linh mục (xem "Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập").

Năm người cố vấn các lãnh vực Quân sự, Chính trị, Kinh tài, Kinh tế và Tình báo quay quanh và ảnh hưởng ông Thiệu mạnh nhất, tuy xuất thân từ những môi trường khác nhau, sinh hoạt trong những lãnh vực khác nhau, tiến thân từ những trình độ khác nhau, nhưng lại có một yếu tố chung rất nổi bật, đó là tôn giáo của họ, đó là cái liên hệ ruột thịt và "đức vâng lời"  vào Giáo hội Công giáo Việt Nam, mà nhờ đó họ đã bước lên được vị trí gần nhất chung quanh ông Tổng thống Công giáo thứ nhì của nước Việt Nam Cộng Hòa.

Nói tóm lại, MƯỜI nhân vật Công giáo kể trên (mà đến bốn đã là giám mục và linh mục) đã thực sự là những người quần tụ chung quanh vị Tổng thống cũng Công giáo để tạo ra cái đầu não nắm lấy vận mệnh miền Nam. Họ bám lấy ông Thiệu mà sống và phát triển cũng như ông Thiệu bám lấy họ mà tồn tại và thi thố quyền lực.

Ngoài ra, Bộ trưởng Đặc Trách Liên Lạc Quốc Hội nằm trong tay ông Cao Văn Tường, một người trung thành với nhà Ngô đã từng được ông Ngô Đình Nhu cho làm Đệ Nhất Phó Chủ tịch Quốc Hội thời Đệ Nhất Cộng Hòa.

Bộ Ngoại Giao thì do các ông Trần Chánh Thành, Trần Văn Lắm hay Vương Văn Bắc thay phiên nhau cầm đầu mà ông Thành và ông Lắm ai cũng biết là thuộc hạ nhà Ngô cũ.

Bộ Thông Tin dĩ nhiên phải để cho ông Ngô Khắc Tỉnh, học trò cũ của Giám mục Ngô Đình Thục và là cựu Dân biểu gia nô thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Để ông Tỉnh có đủ uy tín đối phó với lớp trí thức khoa bảng, ông Thiệu cử một phụ tá cũng khoa bảng giúp Tỉnh và dĩ nhiên vị phụ tá này phải là một tín đồ Công giáo gốc Huế, thân tín với chế độ cũ: ông Bùi Xuân Bào.

Chính phủ "Tam Đầu Chế" Thiệu-Kỳ-Khiêm
LẬP PHÁP: Ở Thượng Viện, Nguyễn Văn Thiệu luôn luôn có 3 hay 4 liên danh Công giáo làm tay sai: Liên danh Nguyễn Văn Huyền, liên danh Huỳnh Văn Cao, liên danh Nguyễn Gia Hiến (anh của ông Nguyễn Gia Kiểng thuộc nhóm Thông Luận) và liên danh Trần Văn Lắm gồm hầu hết là người Công giáo hay là người của chế độ cũ nổi tiếng trung thành với ông Diệm. Chức Chủ tịch Thượng viện suốt thời gian ông Thiệu cầm quyền nằm trong tay hai nhân vật Công giáo là các ông Nguyễn Văn Huyền và Trần Văn Lắm. Đệ Nhất Phó Chủ tịch là ông Phạm Như Phiên, một vị cựu quan lại tay chân cũ của Tổng thống Diệm. Cũng có thời ông Hoàng Xuân Tửu (một người Công giáo Quảng Trị thuộc đảng Đại Việt Hà Thúc Ký) được bầu vào chức Đệ Nhị Phó Chủ tịch, nhưng đến năm 1973-74, ông Tửu theo đường lối của Đảng quay ra chống đối Thiệu trong Phong Trào Chống Tham Nhũng của Cha Trần Hữu Thanh.

Còn ở Hạ Viện, người Công giáo (nhất là người Công giáo di cư và nhân sự cũ của chế độ Diệm) chiếm đa số, đặc biệt là khối Độc Lập 19 người gồm toàn thành phần Cần Lao Công Giáo do nhóm các ông Nguyễn Quang Luyện, Vũ Văn Mầu, Phạm Hữu Giáo cầm đầu. Khối này đã giành lấy những chức chủ tịch của các Uỷ Ban quan trọng để chi phối Hạ Viện. Trong Hạ Viện còn có dân biểu Đinh Xuân Minh (có em gái lấy Nghị sĩ Nguyễn Văn Chức). Ông Đinh Xuân Minh vốn là dân biểu của chế độ Diệm và là bác sĩ riêng của cố Tổng thống Diệm.

Chủ tịch Hạ viện trong nhiệm kỳ đầu là ông Nguyễn Bá Lương. Ông không phải là người Công giáo nhưng được hai ông Thiệu và Thăng mua chuộc các Dân biểu khác để sắp đặt bầu vào chức Chủ tịch Hạ viện vì ông là người "ba phải", dễ thỏa hiệp. Vả lại, lúc mới cầm quyền, ông Thiệu thấy rằng Tổng thống đã là Công giáo, Chủ tịch Thượng viện đã là Công giáo nên ông Thiệu đặt ông Nguyễn Bá Lương đứng đầu Hạ viện để có thể làm bớt lộ liễu màu sắc Công giáo của chính quyền. Đây cũng chỉ là một thủ đoạn nối dài của thời Đệ Nhất Cộng Hòa với một ông Nguyễn Ngọc Thơ (không Công giáo) được anh em ông Diệm cố tình cho giữ chức vụ Phó Tổng thống để làm nhẹ cái thực tế rõ ràng là Tổng thống Công giáo, các ông Chủ tịch Quốc hội thay phiên nhau như Trần Văn Lắm, Phạm Văn Nhu, Trương Vĩnh Lễ đều là Công giáo.

Với một Quốc hội nằm trong tay đa số người Công giáo và người của chế độ Diệm đang cấu kết với ông Thiệu như thế, tất cả các dư luật thất nhân tâm như Luật Báo Chí, Luật Uỷ Quyền, việc hợp hiến hóa cuộc bầu cử Tổng thống độc diễn... đều đã được dễ dàng và mau chóng thông qua. Đó là không nói đến những hồ sơ tố cáo tham nhũng, lộng quyền bị Quốc hội dẹp bỏ trước sự công phẫn của nhân dân và chỉ trích gay gắt của báo chí như các nhật báo Bút Thép, Điện Tín, Dân Tộc...

Ngoài các cơ quan công quyền được "Công giáo hóa" dần dần, ông Thiệu còn vói tay nắm lấy Tổng Liên Đoàn Lao Công, một sản phẩm của ông Nhu để lại hầu làm hậu thuẫn cho Thiệu. Tổng Liên Đoàn Lao Công vẫn do ông Trần Quốc Bửu (nguyên ủy viên Trung ương Cần lao) giữ chức chủ tịch với một vị phụ tá là ông Nguyễn Bửu, người Công giáo Quảng Bình. Dưới thời ông Thiệu, chính ông Nguyễn Bửu mới là người thật sự điều hành Tổng Liên Đoàn vì ông đã được ông Thiệu giao phó cho nhiệm vụ giao thiệp với các nghiệp đoàn Hoa Kỳ và bí mật liên hệ với cơ quan CIA Mỹ.

QUÂN ĐỘI - Tuy nhiên, ông Thiệu biết rằng Lập pháp, Hành pháp hay Tư pháp trong một miền Nam chiến tranh và trong một chế độ làm đồng minh với Mỹ vẫn chưa đủ để củng cố quyền lực mà chính Quân đội mới là thành tố chính quyết định sức mạnh của kẻ cầm quyền. Hơn ai hết, ông Thiệu biết rõ vai trò của quân đội trong những biến cố chính trị, cũng hơn ai hết ông Thiệu biết rõ sự cần thiết phải Công giáo hóa quân đội mới hoàn tất được cái khế ước với lực lượng Công giáo đang hung hăng sống dậy tại miền Nam.

Trước hết, ông Thiệu dàn xếp cho Tướng Cao Văn Viên giữ chức Tổng Tham mưu trưởng và người thân tín của Viên là ông Đồng Văn Khuyên thì vừa là Tổng Tham mưu phó vừa là Tổng Cục trưởng Tổng Cục Tiếp Vận. Ông Viên là thành phần trung thành tuyệt đối với Tổng thống Diệm, vợ ông là tay chân đắc lực của bà Nhu trong Phong Trào Phụ Nữ Liên Đới cũ. Ông Viên đã từng được ông Diệm cử giữ chức Tư lệnh Nhảy Dù thay thế Đại tá Nguyễn Chánh Thi sau cuộc đảo chánh thất bại năm 1960 mặc dù ông Viên chưa một ngày ở trong binh chủng này và chỉ mới mang cấp bậc Trung tá. Hồ sơ quân vụ của ông Viên ghi đầy những công lao to lớn trung thành với nhà Ngô nên càng được khối Công giáo trong quân đội tín nhiệm và ủng hộ. Khốn nỗi bà Viên quá lộng hành và gây nhiều tai tiếng nên vị trí của ông Viên bị đe dọa, ông thu mình ngậm miệng lại và chỉ biết tìm nguồn vui qua việc tập luyện Yoga tại nhà hay ghi danh đi học ở Đại học Văn Khoa mà không để tâm nhiều vào việc chỉ huy quân đội.

Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị với các Cục trực thuộc như Cục Tuyên úy, Cục Chiến Tranh Tâm Lý, Cục An Ninh Quân Đội, Đài phát thanh và báo chí quân đội thì do tướng Trần Văn Trung, một người Công giáo Phú Cam điều khiển. Cơ quan này đáng lẽ phải bảo vệ tinh thần quân đội thì lại trở thành một công cụ phục vụ cho các tuyên úy Công giáo trong quân đội. Hiện tượng này không lộ liễu như dưới thời ông Diệm nên người ngoài ít ai để ý, nhưng các thành phần thuộc các tôn giáo khác thì thấy rất rõ và tuy bất bình mà không dám công khai nói ra.

Cầm đầu Nha Động Viên là ông Bùi Đình Đạm, một sĩ quan Công giáo di cư và từng là kẻ dưới quyền tướng Huỳnh Văn Cao. Ông Đạm liên hệ mật thiết với Linh mục Trần Du, chủ nhiệm báo Hòa Bình, vị Linh mục nằm trong hệ thống tình báo đặc trách việc theo dõi sinh hoạt báo chí cho nhóm Thiệu-Quang. Đạm là một sĩ quan hoàn toàn thiếu khả năng nhưng nhờ ngoan đạo mà được ông Thiệu giao cho chức vụ Giám đốc Nha Động Viên, một cơ quan vô cùng quan trọng và dễ dàng làm tiền dân chúng trong một quốc gia đang có chiến tranh. Phụ tá cho ông Đạm là Đại tá Huỳnh Văn Lang, lại cũng là một sĩ quan Công giáo khác.

Xuống thấp một chút ở các đơn vị địa phương và thực sự nắm quân là các chức vụ Tư lệnh Quân đoàn, Sư đoàn thì những tướng tá Công Giáo hoặc tay chân của chế độ cũ cũng nắm phần đa số mà tiêu biểu là các tướng Ngô Du, Phạm Quốc Thuần, Đỗ Cao Trí, Nguyễn Văn Minh (cựu Tỉnh trưởng Long Xuyên thời Đệ Nhất Cộng Hòa, tay chân của Đặng Văn Quang), Phạm Văn Phú (nguyên Tư lệnh Phó Lực lượng Đặc biệt của Lê Quang Tung), Nguyễn Văn Toàn (từng chỉ huy Thiết giáp tấn công Phật giáo trong biến cố 1966), Lữ Lan (một tay chân thân tín của Tổng thống Diệm nên được Cao Thế Dung đề cao trong cuốn Làm thế nào để giết một Tổng thống).

Sau quân đội là Cảnh sát Công an. Ban đầu vì còn có ông Nguyễn Cao Kỳ làm Phó Tổng thống nên ông Thiệu đồng ý để cho Đại tá Trần Văn Hai (sau khi tướng Loan bị thương trong biến cố Tết Mậu Thân) làm Tổng Giám đốc. Nhưng vì ông Hai thân với đảng Đại Việt và lại là một sĩ quan liêm chính nên muốn nắm vững Công an, ông Thiệu đặt Trung tá Nguyễn Mâu (một đảng viên Cần Lao từng thay ông Nguyễn Văn Đẵng trong chức vụ Tỉnh trưởng Thừa Thiên để đàn áp Phật giáo năm 1963) nắm giữ chức vụ Phụ tá ngành Công an Đặc biệt, một chức vụ sinh sát do Dương Văn Hiếu nắm giữ thời chế độ Diệm. Sau đó, khi Phó Tổng thống không phải là ông Kỳ nữa, Thiệu bèn giao chức Tổng giám đốc Cảnh sát Công an cho ông Nguyễn Khắc Bình, vừa là bà con với vợ Thiệu vừa lại có công với nhóm Cần Lao (Ông Bình đã có công tố cáo với ông Ngô Đình Nhu hành động "phản loạn" của tướng Nguyễn Hữu Có khi ông Có xuống Mỹ Tho tổ chức đảo chánh chế độ Diệm năm 1963).

Như vậy, với một quân đội có những Cao Văn Viên, Đồng Văn Khuyên, Trần Văn Trung, Bùi Đình Đạm, Huỳnh Văn Lang, Ngô Du, Phạm Quốc Thuần,Đỗ Cao Trí, Trần Văn Minh, Phạm Văn Phú, Nguyễn Văn Toàn, Lữ Lan v.v... nắm những chức vụ then chốt ở trung ương; và với một lực lượng Công an Cảnh sát có những Nguyễn Mâu, Nguyễn Khắc Bình... Thiệu đã vá lại được mạng lưới Cần Lao hoặc Công Giáo bị rách vào năm 1963 để phủ xuống một quân lực mà các thành phần ưu tú và trong sạch nhất thì nằm ở tuyến đầu khói lửa chứ không phải tại các phủ bộ ở thủ đô Sài Gòn.

Với tình hình an ninh càng lúc càng suy thoái và tiếp nối chính sách quân sự hóa các tỉnh trưởng của chế độ Diệm, ông Thiệu mở rộng mạng lưới Công giáo ra khắp nơi. Để làm vừa long các chiếc "áo chùng đen", ông Thiệu còn trắng trợn và khiêu khích bổ nhiệm các sĩ quan Cần Lao cũ tại các địa phương đông Phật tử như Đại tá Thân, Đại tá Nguyễn Hữu Duệ tại Thừa Thiên và Đại tá Nguyễn Ngọc Khôi tại Đà Nẵng, hai sĩ quan sau là hai sĩ quan Công giáo cao cấp thuộc Lữ đoàn Liên binh Phòng vệ Tổng thống Phủ của ông Diệm trước 1963, còn Đại tá Thân là tay chân của Linh mục Cao Văn Luận.

Nhìn lại toàn bộ lực lượng nhân sự nắm các địa vị quan trọng tại miền Nam dưới chế độ Thiệu, từ chức Tổng thống Cộng Hòa đến Tỉnh trưởng Thừa Thiên, từ Cục Tiếp Vận đến Bộ Giáo dục, từ Tổng Liên đoàn đến Nha Động Viên, từ Tư lệnh Sư đoàn đến Chủ tịch Quốc hội, từ Ban Cố vấn Tối cao đến các liên danh trong Thượng viện, từ Cảnh sát Công an đến Ngoại giao, từ Nguyễn Cao Thăng đến Đặng Văn Quang, từ Cao Văn Luận đến Trần Du, từ Nguyễn Bá Cẩn đến Bửu Dưỡng,... ta thấy rõ ràng đám con mồ côi chính trị của chế độ cũ đang nỗ lực làm sống lại cái tinh thần độc tài Công giáo trị của chế độ cũ của những Thục, Diệm, Nhu, Xuân, Cẩn.

Nghị định số 116-BNV/CT đã chiếu theo "Dụ số 10 ngày 6 tháng 8 dl 1950 ấn định quy chế các hiệp hội" để thành lập "Hội CẦN LAO NHÂN VỊ CÁCH MẠNG ĐẢNG"

Bóng ma của chế độ Diệm vẫn đè nặng trên sinh hoạt chính trị của miền Nam để điều động những chiếc áo dòng màu đen lăng xăng ở các trung tâm quyền lực. Truyền thống độc tài và bạo trị của gia đình họ Ngô vẫn khống chế dư đảng Cần Lao trong quân đội và ngoài dân sự để thúc giục họ duy trì một chánh sách bạo trị hại dân hại nước. Nói cách khác, ông Diệm chết rồi nhưng những kẻ thừa kế của ông, mà đứng đầu là con chiên Nguyễn Văn Thiệu và các linh mục đầy quyền lực, đã thành công trong việc phục hồi lại cái xác chết đó để làm biểu tượng cho chế độ, một chế độ Diệm không Diệm./.

Phan vân Khai

No comments:

Post a Comment