*** TU THÂN, TỀ GIA, TRỊ QUỐC, BÌNH THIÊN HẠ *** CÔNG KHAI THẢO LUẬN, ÂM THẦM HÀNH ĐỘNG *** Đã đến lúc tòan dân Việt hãy muôn lòng như một quyết chí đấu tranh cho QUYỀN DẠ DÀY, QUYỀN LÀM NGƯỜI, QUYỀN TỰ QUYẾT bằng cách ngay lúc này phải GIẢI THỂ TẬP ĐÒAN VIỆT GIAN CỘNG SẢN BUÔN DÂN BÁN NƯỚC!!!

2012/11/03

MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ - Bài số 21

MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ
Bài số 21
HỒ TẤN VINH

II. – SAU 1975, VIỆT CỘNG CHO VNCH CHÁNH NGHĨA
Nếu sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 có hòa hợp hòa giải thật sự?
Hai bên buông súng, lính tráng ôm nhau mà hôn mà khóc, thì dân chúng hai miền vui mừng biết bao. Cuộc chiến đã kéo dài quá lâu. Ngoại trừ những người lãnh đạo, dân chúng không ai mong mỏi chiến thắng. Người dân miền Nam bất cần ai chiến thắng, vì họ nghĩ rằng mặc ai chiến thắng, người dân vẫn là người dân. Đối với người mẹ già mòn mỏi, đối với đứa trẻ thơ ngơ ngác, đối với người lính chiến ngổn ngang trăm nỗi, cuộc chiến không còn có ý nghĩa chánh trị thần thánh nào. Nó trở thành một thứ tai trời ách nước. Người dân miền Nam chỉ mong mỏi hòa bình.
Hòa bình!
Hòa bình!
Đó là ước mơ chung của dân chúng miền Nam. Cái mục tiêu chung bây giờ đạt được rồi. Mọi người trở về xóm làng xây dựng lại. Tài nguyên, đất đai có thừa cho mọi người cùng sống, đâu cần gì phải giành giựt, xô đẩy. Cái sợ nhứt của người dân là làm sao đừng có chuyện ban đêm có người gỏ cửa dẫn thân nhân đi mất tích. Làm sao giữa ban ngày đừng có cường hào ác bá.
Khi cái ước mơ của quần chúng và ước mơ của lãnh tụ là một thì dân chúng có một minh quân vì lãnh tụ nhận nhiệm vụ từ dân.
Khi ước mơ của quần chúng và ước mơ của lãnh tụ khác nhau thì đương nhiên quần chúng sẽ bị gạt và lãnh tụ muốn thực hiện ước mơ riêng của mình bắt buộc trở thành bạo chúa.
Cầu xin được yên ổn làm ăn. Ước mơ đơn sơ của người dân như vậy mà đạt được thì Hồ Chí Minh thật sự là anh hùng của dân tộc, còn hơn nữa, là một vĩ nhân của thế giới như một đề nghị dự định đem ra bàn thảo tại UNESCO. Ông sẽ là người ái quốc đã can đảm chấp nhận tột cùng đau khổ để thi triển tuyệt chiêu 'cứu cánh biện minh cho phương tiện'
Nhưng sự đời lại không phải xẩy ra như vậy.
1.- Ăn cướp
Việc CS ăn cướp khi chiếm được miền Nam như thế nào có đồng bào miền Nam thấy tận mắt, đã có sách báo viết rất nhiều. Nên tôi không có lập lại ở đây. Tôi chỉ nhắc lại một điều mà ít khi người ta nói đến. Đó là trong số những người ăn cướp ngày nay cũng có người ngày xưa liều mạng lên đàng, mang ước mơ xây dựng một thế giới đại đồng, trong đó không có ai ăn cướp của ai.
2.- Bắc-kỳ-trị
Đây là một danh từ húy kỵ, ai cũng nghĩ đến mà không ai dám nói ra, cho nên cần phải định nghĩa rõ ràng thì mới hy vọng tránh được sự chụp mũ hồ đồ.
Trước tiên phải nói rằng dân Việt Nam là một. Không có sắc dân Nam kỳ riêng biệt. Người Nam kỳ cũng chỉ là người Bắc kỳ hai ba trăm năm trước đi vào Nam lập nghiệp. Đa số những người này là lính của Chúa Nguyễn và một số tù binh của Chúa Trịnh. Có thể vì tắm nước sông Cữu Long và uống nước sông Đồng Nai nhiều quá mà giọng nói có khác đi một chút, nhưng tình cãm dân tộc không có chia rẻ. Khi miền Bắc bị những tai ương như lũ lụt, đói kém, dân miền Nam vẫn nồng nhiệt quyên góp để giúp đở. Trong nạn đói Ất Dậu ở miền Bắc, hội y sĩ của BS Nguyễn Văn Thinh trong 20 ngày (15-4 đến 5-5) đã quyên được 153.312 đồng (Chính Đạo tr. 220). Tính theo thời giá bây giờ là bao nhiêu triệu Mỹ kim?
Rừng núi, đất đai miền Nam rộng mênh mông, chưa khai phá hết. Sở dĩ người giàu miền Bắc không chịu vô Nam vì họ không chịu rời quê cha đất tổ, nơi đó có mồ mã ông bà. Chớ người Bắc nào vào Nam lập nghiệp đều có thể sống thoải mái. Đất đai là của Trời cho. Người Bắc mới vô hay người Tàu mới tới đều có thể tự nhiên khai phá đất hoang mà làm vườn tược, ruộng nương của mình. Ngoại trừ trường hợp gian manh đóng tiền lập bằng khoán trên đất mà người dân đã khẩn trước – thì đó là ăn cướp - chớ người miền Nam không có ganh tỵ với người đến sau.
Đến năm 1954, một triệu dân miền Bắc di cư vô Nam, dân miền Nam vẫn nhìn họ như những người bị nạn, đi lánh nạn. Dân miền Nam không có kỳ thị người Bắc di cư.
Những người này mau chóng định cư và làm ăn phát đạt, Họ đã hòa đồng và đóng góp vào sinh hoạt của miền Nam.
Khi Giáo Sư Vũ Quốc Thúc làm Khoa Trưởng trường Luật hay Giáo Sư Trần Ngọc Ninh làm Tổng Trưởng Bộ Giáo Dục, không có ai kỳ thị họ là Bắc kỳ. Ngược lại, người Nam khâm phục học vấn cao thâm của họ.
Bắc-kỳ-trị ở đây là một hiện tượng khác. Đây là những tên Bắc kỳ chưa từng biết Saigon ở đâu, Vĩnh Long ở đâu mà lại cầm cái sự vụ lệnh ký ngoài Bắc vào Nam làm Giám Đốc hay phó giám đốc tại các cơ sở hành chánh, kinh tế, an ninh v.v. . .  Còn nhục mạ hơn nữa, chúng ngang nhiên để một tên Bắc kỳ làm đại biểu Quốc hội cho một tỉnh miền Nam. Chủ trương phân biệt dân tộc này mang danh nghĩa của đảng CSVN, nhưng thực chất đảng CSVN chỉ là Xứ Ủy CS Bắc kỳ mở rộng.
Bây giờ hãy nghe Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang nói:
'Cho nên Quốc hội Việt nam chỉ là do Đảng cử dân bầu. Sách trắng viết: 'thông qua bầu cử, người dân tự lựa chọn ra những người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của mình', nhưng thực tế rất nhiều đại biểu quốc hội của một tỉnh không hề sinh ra, lớn lên, cũng không hề làm việc ở tỉnh đó. Có người sinh trưởng, công tác ở Hà Nội lại là đại biểu quốc hội của nhân dân Đồng Nai. Có người sinh trưởng, công tác ở Thanh Hóa lại đại diện cho nhân dân Vũng Tàu' (Tr. 54)
TS Nguyễn Thanh Giang vốn sanh ra tại Thanh Hóa mà còn thưởng thức món giả cầy này không nổi, thì nhân dân miền Nam làm sao đây?
Trung hoa ngày xưa cũng có gởi Thái Thú qua cai trị Việt Nam. Miền Nam sau 1975 cũng có những Thái Thú Bắc kỳ.
Một người cựu Kháng chiến vừa biết tôi vượt ngục mới về, mời tôi một bửa cơm. Tôi đói quá ăn ngon lành. Không biết để an ủi tôi hay tự an ủi mình. Anh bổng nghêu ngao ngâm 'Một khi ta biết thì ta đã . . .'Bài thơ của T.T.KH (đến nay tôi hiểu thì tôi đã, làm lỡ tình duyên cũ mất rồi) nhưng anh ta ngâm chỉ có một câu. Nghe một hai lần đầu thì như có vẽ đùa cợt. Nhưng càng nghe thêm thì càng thấy thê lương, đứt ruột làm sao. Đó là cái bí mật lạnh người mà người miền Nam bây giờ mới thấy thấm.
3.- Mới thương người lính Cộng Hòa
Người dân miền Nam, kẻ cần một tháng, kẻ cần một năm, có kẻ cần cả chục năm để dần dần hiểu rằng miền Nam không có được giải phóng mà là bị ngoại bang ăn cướp.
Chừng đó họ mới thật sự đâm ra thương người lính Cộng Hòa. Tội nghiệp các anh quá. Các anh đi đánh ăn cướp trước sự dửng dưng của các chủ nhà. Trong các gia đình miền Nam đâu có gia đình nào không có người đi lính.
Chúng ta đều biết khi có giấy gọi nhập ngũ thì mạnh ai nấy chạy chọt hoản dịch hoặc trốn lính. Nếu chạy chọt lần thứ nhứt không có kết quả mà phải tòng quân thì chạy chọt lần thứ hai kiếm một chỗ an toàn, không ra trận. Cho nên người lính Cộng Hòa đi đánh trận, ngoài một số nhỏ tình nguyện, đa số là những người không có chỗ nương tựa, họ thật sự đơn côi.
Thách thức hơn nữa, những người trốn nghĩa vụ không biết nhục lại là người kiêu ngạo, hãnh diện, t đắc, khoe khoan rằng mình có gốc to! Người lính chiến sinh tử chỉ có các đồng đội cùng cảnh ngộ, chung thuyền với mình chỉ có người chỉ huy trực tiếp. Họ phải tích cực giết giặc nếu không thì bị giặc giết.
Nhưng trên tột cùng thì không có ai đáng ngưỡng mộ hay kính phục để mà hy sinh không nuối tiếc.
Người ban Huấn từ phải để 'Tổ Quốc trên hết', người ban Nhật Lệnh phải 'nêu cao Chánh Nghĩa Quốc Gia', chiều nay, người thì uống whisky, người thì đếm bạc, tối nay quay quần với vợ con bên cái TV. Trong gia đình không chừng có một hai thanh niên đã đến tuổi đi lính mà không biết bằng cách nào đó lại chưa ra chiến trường. Người lính biên ải ôm cái radio nghe Huấn Từ, Nhật Lệnh, chiều nay nhớ nhà, không biết tối nay vợ con đi ngủ có được no bụng không. Trong tình trạng này, họ nghĩ gì? Tổ Quốc là gì? Tổ Quốc của ai? Có Chánh Nghĩa không? Cái Chánh Nghĩa nào?
'Các nhà giàu bỏ tiền ra mua bằng cấp và thông hành cho con đi du học với cả bạc triệu để khỏi đi lính. Chỉ có nhà nghèo con mới bị động viên. Chiến tranh trở nên chiến tranh của người nghèo, hy sinh để bảo vệ cho nhà giàu.'Nguyễn Trân, tr. 587.
Cuộc chiến đã chi phối mọi khía cạnh của đời sống. Khi mới lọt lòng mẹ, ai cũng đã nghe tiếng súng rồi. Lớn lên, ai cũng đã từng thấy người từ giả gia đình đi nhập ngũ, đã từng thấy xác đem về. Người lính coi sự kiện này như một định mạng, trời kêu ai nấy dạ, không thể tránh được.
Giữa trận, anh phải hăng hái, nhưng đó là làm sao để mà sống sót. Nếu anh có hy sinh thì tại anh hết thời. Người ta dửng dưng.
Nhưng bây giờ, anh thua cuộc chiến, thì người ta mất nhà, mất cả tương lai. Bây giờ người miền Nam mới hiểu họ đã không ủng hộ tinh thần người lính Công Hòa đúng mức. Dường như dân miền Nam còn thiếu một tiếng xin lỗi với người lính của mình. Cãm giác là hối tiếc, là tự trách mình, hổ thẹn với chính mình, ân hận rất nhiêu. . . Ăn cướp đánh ở các nhà xa xôi, mình không lo, có khi mình không tin là có thật. Ăn cướp đánh nhà mình thì mình thấm đòn liền.
Nhưng cãm giác đối với bọn ngoại bang ăn cướp là căm thù. Ai ai cũng vậy. Nếu như họ làm lụng cực khổ để xây dựng nhà cửa, vườn tược cả đời, bây giờ bị ăn cướp lấy đi mất sạch thì vụ Mỹ Lai đâu có gì mà thắc mắc. Nếu có được một ngàn vụ Mỹ Lai thì có lẽ đã chận được ăn cướp rồi. Chất độc da cam cũng vậy. Ăn cướp đâu có tôn trọng luật lệ quốc tế, thì tại sao mình phải tôn trọng. So với mấy trăm ngàn người bỏ mạng ngoài biển khi vượt biên thì mấy gia đình bị chất độc da cam có nhằm nhò gì mà than.
Cho nên cái 'chánh nghĩa chống Mỹ cứu nước' mà CS vớ được ngày xưa cũng tự nó hủy diệt vì nếu phải chống ăn cướp thì chủ nhà nhờ ai cũng đúng thôi.
Bây giờ thì Việt Cộng lại phải 'yêu Mỹ cứu nước' rồi!
Giống như Ngô Đình Diệm đã làm ngày xưa, CS Bắc Việt sau năm 1975, công khai khinh thường nhân dân miền Nam.
Chánh nghĩa của nguời lính Cộng Hòa lu mờ trong chiến tranh, bây giờ nhờ CS tự lột mặt nạ, làm cho nó bổng dưng sống dậy. Chánh nghĩa quốc gia bây giờ không còn là lời tuyên truyền rổng mà là cái gì nhân dân miền Nam thấy tận mắt. Đó là: phải thắng Việt Cộng.  Chớ để thua là mất nhà, mất cửa, và bị Bắc- kỳ-trị và sau lưng là chủ nợ Trung Cộng.
Nhờ CS tự lột mặt nạ mà người dân miền Nam mới thay đổi nhản quan với người lính Cộng Hòa. Từ một thái độ 'ai chết mặc ai' trở thành tiếc nuối thừa nhận 'các anh đã từng vì dân, vì nước'.
Nhờ đó mà người lính Cộng Hòa mới rủ bỏ được mặc cãm thua trận, vì trong dòng lịch sử, thua trận chỉ là một chuyện nhỏ. Cái chánh nghĩa có hay không mới là chuyện lớn.

HỒ TẤN VINH
Úc Châu
Ngày 3 tháng 11 năm 2012
(Còn tiếp)

Những bài viết của tác giả Hồ Tấn Vinh được lưu trữ tại Khai Dân Trí

No comments:

Post a Comment