*** TU THÂN, TỀ GIA, TRỊ QUỐC, BÌNH THIÊN HẠ *** CÔNG KHAI THẢO LUẬN, ÂM THẦM HÀNH ĐỘNG *** Đã đến lúc tòan dân Việt hãy muôn lòng như một quyết chí đấu tranh cho QUYỀN DẠ DÀY, QUYỀN LÀM NGƯỜI, QUYỀN TỰ QUYẾT bằng cách ngay lúc này phải GIẢI THỂ TẬP ĐÒAN VIỆT GIAN CỘNG SẢN BUÔN DÂN BÁN NƯỚC!!!

2012/08/06

Cao ủy Nhân quyền LHQ phê phán việc hoãn xử 3 nhà bloggers ...


THÔNG CÁO BÁO CHÍ NGÀY 4.8.2012

Cao ủy Nhân quyền LHQ phê phán việc hoãn xử 3 nhà bloggers Điếu Cày, Phán Thanh Hải, Tạ Phong Tần và thúc giục Việt Nam thi hành nghĩa vụ nhân quyền – Ông Võ Văn Ái yêu cầu Tổng thống Pháp François Hollande lên tiếng cho Điếu Cày


2012-08-04 | | QUE ME-UBBVQLNVN

PARIS, ngày 4.8.2012 (QUÊ MẸ) - Vào ngày 3.8.2012, Cao ủy Nhân quyền LHQ tại Genève đã lên tiếng phê phán Việt Nam hoãn xử vô hạn định phiên tòa dành cho Điếu Cày, Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần dự trù vào sáng 7.8 tại Tòa án Nhân dân Tp Hồ Chí Minh. Đây là lần thứ ba, nhà cầm quyền trì hoãn. Sự trì hoãn cho thấy nhà cầm quyền Hà Nội sợ hãi và tiến thoái lưỡng nan trước sức tiến công của công luận quốc tế không ngừng bênh vực cho các nhà bloggers hoạt động cho nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam. Mặt khác, cũng có thể nhà cầm quyền đã thất bại chiêu dụ Điếu Cày nhận tội, xin khoan hồng để thực hiện một phiên xử không làm mất thể diện chế độ độc tài?

Hình trích từ Dân Làm Báo
Hình trích từ Dân Làm Báo

Hôm 2.8, đài RFI quốc tế của Pháp đã phỏng vấn ông Võ Văn Ái, Chủ tịchỦy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, về vụ xử ngày 7.8. Đặc biệt nêu câu hỏi áp lực của Hoa Kỳ có làm cho vụ xử ba nhà bloggers được nhẹ đi chăng. Ông Ái đã trả lời rằng:

«Hoa Kỳ đã lên tiếng đòi trả tự do cho Điếu Cày. Tổng thống Obama rồi bà Ngoại trưởng Hillary Clinton đã hai lần lên tiếng trong vụ này. Đây là điều quý, nhất là Hoa Kỳ có thừa phương tiện giao thương và ngoại giao để gây áp lực. Việt Nam cũng như các nước thuộc ASEAN luôn mong cầu sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ, đặc biệt trong vấn đề Biển Đông.

«Nhưng chớ quên rằng trong vấn đề Việt Nam, thế giới cần hợp thành một mặt trận thống nhất, để Hà Nội không thể lợi dụng đánh lá bài dùng Châu Âu chống Mỹ, hay ngược lại.

«Điều mà chúng tôi chờ mong ở nước Pháp, «tổ quốc của Nhân quyền», công khai lên tiếng trong vụ xét xử sắp tới, hậu thuẫn cho những tù nhân vì lương thức bị bắt vì tự do ngôn luận.

«Cho đến nay, nước Pháp luôn im lặng. Tôi nghĩ rằng nếu Tổng Thống François Hollande góp tiếng với những lời kêu gọi trả tự do cho Điếu Cày, Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần, chắc chắn sẽ mang lại nhiều hy vọng cho họ».

Sau đây là bản dịch Việt văn Bản Lên Tiếng của Cao ủy Nhân quyền LHQ:


«Chúng tôi quan tâm tới những gì cho thấy không gian tự do ngày càng giới hạn tại Việt Nam. Những thông tin chúng tôi nhận được cho thấy sự đàn áp các bloggers và những ai sử dụng Internet cùng các phương tiện khác để biểu tỏ ý kiến họ.

«Đặc biệt chúng tôi quan ngại cho vụ xử sắp tới ông Nguyễn Văn Hải (còn biết dưới tên Điếu Cày), ông Phan Thanh Hải và bà Tạ Phong Tần vì tội «tuyên truyền» chống Nhà nước vốn chỉ liên quan trực tiếp tới mọi hành xử chính đáng quyền tự do ngôn luận, kể cả những bài đăng tải trực tuyến của họ trên vấn đề xã hội và nhân quyền.

«Ba người nói trên bị xử theo điều 88 của Bộ luật Hình sự, mà án có thể lĩnh từ 7 đến 16 năm tù giam. Cuộc xử dự tính vào ngày 7.8 nhưng lại bị trì hoãn vô hạn định, dự tính sẽ không có nhân chứng và không công khai, làm quan ngại rằng phiên xử không được công bằng theo luật pháp được bảo đảm. Hai ông Nguyễn Văn Hải và Phan Thanh Hải bị giam giữ từ năm 2010, trong khi bà Tạ Phong Tần bị giam từ tháng 9 năm 2011.

«Trong những năm gần đây nhiều người bị bắt và bị kết án nặng nề cho thấy xu hướng kiềm chế tự do ngôn luận, tự do tư tưởng và tự do lập hội của những bloggers, nhà báo và nhà hoạt động nhân quyền chỉ muốn chất vấn nhà cầm quyền một cách ôn hòa. Ví dụ như hôm 16 tháng bảy, ba dân oan mở cuộc vận động ôn hòa chống tham nhũng và lạm quyền của nhà cầm quyền địa phương đối với nông dân, đã bị kết án bốn đến năm năm tù.

«Chúng tôi thúc giục Chính quyền Việt Nam làm tròn các nghĩa vụ trong sự tôn trọng để bảo đảm công bằng cho các phiên tòa xử và xem xét nhanh chóng trả tự do cho bị can hành xử các quyền tự do ngôn luận, tư tưởng và lập hội».

No comments:

Post a Comment