*** TU THÂN, TỀ GIA, TRỊ QUỐC, BÌNH THIÊN HẠ *** CÔNG KHAI THẢO LUẬN, ÂM THẦM HÀNH ĐỘNG *** Đã đến lúc tòan dân Việt hãy muôn lòng như một quyết chí đấu tranh cho QUYỀN DẠ DÀY, QUYỀN LÀM NGƯỜI, QUYỀN TỰ QUYẾT bằng cách ngay lúc này phải GIẢI THỂ TẬP ĐÒAN VIỆT GIAN CỘNG SẢN BUÔN DÂN BÁN NƯỚC!!!

2010/10/19

Bàn Cờ Thế của Chú SAM

Bàn Cờ Thế của Chú SAM

NGUYỄN-HUY HÙNG.


Hôm thứ Hai tuần này, Phó Tổng thống Joe Biden tái xác nhận mối quan hệ đồng minh giữa Hoa Kỳ và Nhật Bổn tại Đông Á, và thêm rằng mọi đối sách của người Mỹ trước Trung cộng sẽ không được làm thương tổn liên hệ chiến lược này. Đây có thể coi là nước cờ thú vị, khiến người Nhật ấm lòng giữa lúc đang có những căng thẳng trên biển với nhà đương cuộc Bắc Kinh. Trước đó không lâu, hải quân Nhật đã bắt giữ một thuyền trưởng Trung Hoa người đã đưa tàu vào hải phận của Nhật. (Không như CSVN thui thủi làm lơ trước "tàu lạ" -- ngôn ngữ báo chí Việt cộng để chỉ tàu bè Trung cộng ngang nhiên vào hải phận Việt Nam.) Liền theo sau, Trung cộng ngừng mọi giao dịch thương mại với Nhật và còn doạ sẽ có các bước phản ứng mạnh mẽ hơn nữa nếu Nhật tiếp tục chánh sách cứng rắn trên biển cả.




Sự lên tiếng của PTT Hoa Kỳ phản chiếu thoả ước quân sự được ký kết nhiều năm trước. Hoa Kỳ có bổn phận bảo vệ Nhật Bổn trong trường hợp chiến tranh. Trên thực tế, hiện nay vẫn còn khoảng 50,000 binh sĩ người Mỹ đồn trú tại đất Nhật.


Phát biểu của Phó TT Joe Biden cũng là lời cảnh báo gởi đến Trung cộng, nhà nước gần đây ngày càng tỏ ra có nhiều tham vọng quyền lực, qua những nước cờ phiêu lưu, coi thường uy tín và sức mạnh của người Mỹ ở vùng Á châu Thái Bình Dương.

Những năm gần đây, có không ít sĩ quan cao cấp của Trung cộng, chắc chắn được bật đèn xanh, đã viết sách kêu gọi chạy đua võ trang hầu "theo kịp Hoa Kỳ", và "phấn đấu" trở nên một thế lực mới, đủ sức chi phối bàn cờ chánh trị thế giới.

Sự việc nền kinh tế Trung cộng vươn lên, hoà nhập vào hoạt động thương mại của thế giới, và vô số chuyến hàng xuất cảng dập dìu khắp hoàn cầu cũng khiến có vài quan đỏ nắm quyền tài chánh cao hứng đòi cho đồng Nhân dân tệ... thay thế Đô-la Mỹ trong giao dịch thương mại trên thế giới! Ồn ào và "quành cháng" như vậy, nhưng thật sự thế đứng của Trung cộng liệu có vững?

Một thập kỷ nay, trên bề mặt là cuộc chiến của Hoa Kỳ chống các phần tử Hồi giáo cực đoan, và những thế lực khủng bố... trốn chui trốn nhủi trong hang động A Phú Hãn. Chớp mắt một cái, người Mỹ tóm Iraq và Afghanistan dễ như... lấy đồ trong túi. Sau một cơn gió bụi lắng xuống, người ta dụi mắt, rồi giật mình nhận thấy binh sĩ Mỹ hiện diện... sát nách Trung cộng: Từ phía tây xa xôi như Iraq (lăm le nhào vô Iran bất cứ lúc nào), hoặc chệch về nam một chút nhưng gần hơn nhiều: Afghanistan. Rồi các căn cứ tiếp liệu của không lực Hoa Kỳ mọc lên trên đất các quốc gia Trung Á, láng giềng môi hở răng lạnh với Trung cộng. Chưa kể hướng đông phía biển cả, ngoài Nhật Bổn, xưa nay người Mỹ cũng đã có mặt tại Nam Hàn, và một cách gián tiếp hơn là Đài Loan.

Và nay đến vùng biển Đông. Ma đưa lối quỷ đưa đường Trung cộng đánh một ván bài... liều, đúng hơn là một nước cờ hớ hênh. Tàu thuyền Trung cộng vài năm gần đây khệnh khạng lấn xuống bờ biển phía Nam, nơi đang còn trong vòng tranh chấp giữa nhiều nước. Nhưng đường đi nước bước này lại lọt vô chính thế trận của người Mỹ. Hải quân Hoa Kỳ vẫn tìm phương cách trở lại vùng biển này từ sau khi căn cứ hải quân vịnh Subic (Phi Luật Tân) buộc phải đóng cửa năm 1992.

Lần này không ai khác, lại chính là nhà nước cộng sản VN -- kẻ từng "phản bội" Trung cộng để chạy theo Nga Sô -- đang hào hứng trải thảm đỏ mời... đế quốc Mỹ trở lại. Việt Nam có bờ biển dài, với nhiều hải cảng tốt, mà Cam Ranh là một địa chỉ chắc chắn các vị chỉ huy Đệ Thất Hạm đội chưa hề quên.

Chỉ cần nhìn vào bản đồ, có thể dễ dàng nhận ra khoảng cách chiến lược cho Trung cộng có thể xoay trở bị thu hẹp hơn bao giờ. Nói Trung cộng bị bao vây tứ bề cũng không hẳn là một điều phóng đại. Đâu đâu cũng thấy bóng dáng chú Sam: Từ biển đông bắc Á (Nhật / Nam Hàn), xuống biển đông nam Á (Việt Nam và một nhóm nước ASEAN), vòng qua A Phú Hãn, ngược lên cao nguyên Trung Á...

Đây là những "cây gậy" sẵn sàng ... ấn vô mạn sườn Trung cộng. Còn chưa kể một "cây gậy" cũ, đã hơn nửa thế kỷ nay, mang tên Đài Loan. Năm ngoái, Hoa Kỳ bán tổng cộng $6.4 tỉ Mỹ kim trang bị võ khí cho quân lực đảo quốc bé nhỏ này (gồm có hoả tiễn, trực thăng tác chiến, và các tàu dò mìn).

Trung cộng hăm he Đài Loan từ năm 1949 đến nay, và mới đây ngay lập tức xỉ vả, dạy bảo Việt Nam "không nên chơi với lửa". Nhưng ngoài những tức tối, biểu hiện của nỗi bất an lẫn... bất lực, Trung cộng còn có thể làm gì?

Quân đội của họ nặng nề, lạc hậu, không hiệu quả, tuy có bộ đội đông đảo nhưng lại là một đạo binh thiếu kinh nghiệm trận mạc bậc nhất thế giới.

Trung cộng sẽ không thể phát triển hoặc hiện đại hóa quân đội nếu không gia tăng ngân sách quốc phòng thêm nhiều lần nữa, hoặc cắt giảm con số binh sĩ một cách đáng kể. Binh đường nào cũng không dễ và đều lọt vào ma trận của Hoa Kỳ.

Không phải là ngẫu nhiên khi người dân Mỹ khá bình tĩnh, chỉ xem Trung cộng không hơn một con cọp giấy. Trong các cuộc thăm dò do hãng UPI-Zogby International tổ chức, chỉ có 7.2% dân Mỹ tin rằng Trung cộng đủ sức mạnh quân sự để đe doạ Hoa Kỳ. Có đến 54% giành thiện cảm cho người dân Trung Hoa, trong khi không đầy 5% có cảm tình với nhà đương cuộc Bắc Kinh.
Hoa Kỳ, trên tầm chánh sách chiến lược, cũng như ý thức xã hội, đã đi rất xa trong các vấn đề bảo vệ môi trường trái đất. Hoa Kỳ chấp nhận sự thật dầu hoả hữu hạn từ lâu, và người Mỹ từ nhiều năm nay đã xắn tay áo, đầu tư mạnh mẽ cho các nỗ lực truy tìm nguồn năng lượng mới hơn, sạch hơn, hiệu quả hơn nhằm thay thế dầu hoả.

Trong khi đó, Trung cộng lại lệ thuộc vào dầu hoả hơn bao giờ, trở thành nước tiêu hao năng lượng và xả khí độc vào bầu khí quyển trái đất nhiều hơn bất cứ nước nào khác.

Trong khi dự trữ dầu hoả càng lúc càng ít đi, nhiều người đã vội tiên đoán một cuộc đụng độ tranh giành quyền kiểm soát dầu hoả giữa Hoa Kỳ và Trung cộng không sớm thì muộn cũng xảy ra. Thực tế là, nếu có nước nào không sẵn sàng cho một ngày dầu hoả cạn kiệt trên trái đất, đó chính là Trung cộng. Lúc đó người Mỹ và Tây phương đã đi rất xa về phương diện năng lượng. Chiến tranh có nổ ra hay không, Trung cộng cũng đuối quỵ như những con thú khổng lồ chết khô trên sa mạc khô cằn.

Những "củ cà rốt", ngôn ngữ ngoại giao Hoa Kỳ dùng đối với Trung cộng, không nhằm che lấp sự thật nhà nước này vẫn là một chánh quyền cộng sản. Trung cộng không chia sẻ những giá trị nhân bản với Hoa Kỳ. Trung cộng không phải là đồng minh của người Mỹ như người Nhật, người Anh, hay thế giới Tây phương. Trên phương diện ngoại giao, các chánh khách Mỹ rất ít khi dùng từ "cộng sản" khi nói về Trung cộng. Đây là sự khôn ngoan, không có nghĩa người Mỹ ngây thơ hay "quên" xứ này vẫn là cộng sản. Tránh voi chẳng hổ mặt nào, song cùng lúc vẫn liên lỉ tác động, trì chí "lột vỏ". Cái lúc Trung cộng cuối cùng... trần như nhộng sẽ đến, chỉ còn là chuyện thời gian
Người Việt, có lẽ, cũng có thể mượn chiêu này của chú Sam. Sử dụng ngôn ngữ mềm dẻo, khôn khéo hơn khi đối diện CSVN ít nhất có hai điều lợi. Thứ nhất, nó có thể khiến những con chó săn bảo vệ chế độ cộng sản... ngáp ruồi rồi... ngái ngủ, biết đâu chúng bớt điên cuồng, cắn xé dữ tợn, đỡ thiệt thân người vô tội. Thứ hai, nhiều người tốt vì lý do này khác còn là "đảng viên cộng sản", có thể vơi bớt ngại ngần khi tiếp cận người Việt quốc gia.)

Đã có nhiều đầu óc uyên bác Hoa Kỳ (ngồi trong các think tank tạo ra những chánh sách thay đổi cả thế giới) xúm vào tâng bốc Trung cộng là chủ nợ của Hoa Kỳ, hoặc ca tụng bộ đội Trung cộng lên mây xanh. Có nhiều "kết luận" đã sẵn hậu ý của "thầy bàn"...

Tại sao người Mỹ, đang khi một mình đứng trên đỉnh thế giới, lại xôn xao nhắc nhau, chúng mình có nhiều rắc rối quá, rồi lại chỉ trỏ sang... Trung cộng, xem kìa một thế lực mới đang lên?

Xã hội Hoa Kỳ vẫn còn nhiều vấn đề nan giải. Nhưng rõ ràng, người Mỹ không hề ngủ quên trên chiến thắng. Trong khi đó, bộ máy tuyên truyền Trung cộng ra rả với quốc dân rằng Trung Hoa là con rồng sắp... thăng thiên.


Bản đồ hình "lưỡi bò" đầy ham hố này, nói theo ngôn ngữ bình dân là "chơi vậy chơi với ai!?" Chiến thuật của Trung cộng chỉ khiến các nước Đông Nam Á thêm đoàn kết, thúc đẩy nhanh thêm tiến trình gia nhập vào quỹ đạo đồng minh với Hoa Kỳ.


Bản đồ vùng trách nhiệm của USPACOM (Bộ Tư lệnh Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương) bao gồm 36 quốc gia, trong đó có VN, Nhật, Nam Hàn, Pakistan, Ấn Độ...


NGUYỄN-HUY HÙNG


--

Người Quốc Gia là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.


No comments:

Post a Comment