*** TU THÂN, TỀ GIA, TRỊ QUỐC, BÌNH THIÊN HẠ *** CÔNG KHAI THẢO LUẬN, ÂM THẦM HÀNH ĐỘNG *** Đã đến lúc tòan dân Việt hãy muôn lòng như một quyết chí đấu tranh cho QUYỀN DẠ DÀY, QUYỀN LÀM NGƯỜI, QUYỀN TỰ QUYẾT bằng cách ngay lúc này phải GIẢI THỂ TẬP ĐÒAN VIỆT GIAN CỘNG SẢN BUÔN DÂN BÁN NƯỚC!!!

2015/09/30

Sau lũy tre làng, dân è cổ ra nuôi họ hàng nhà quan

Văn Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 21.09.2015

Sau lũy tre làng, dân è cổ ra nuôi họ hàng nhà quan

Nếu mở một tờ báo lớn hay nhỏ ở VN hiện nay ra xem, ngày nào cũng nhan nhản những chuyện đâm chém, trộm cướp, từ trộm gà trộm chó ở nông thôn đến chuyện đục két sắt, trộm xộc vào nhà chém trước cướp sau ở ngay thành phố.

Chuyện vợ giết chồng, chồng giết vợ rồi đào hố chôn vợ dưới gầm giường, chém loạn xạ cả người hàng xóm.
Ngô Minh Đức mới 17 tuổi giết cô giáo rồi đốt xác phi tang, đứng trước tòa nhận 18 năm tù.
Chuyện buôn bán ma túy, chuyện cậu học sinh Ngô Minh Đức mới 17 tuổi giết cô giáo rồi đốt xác phi tang hoặc giết bạn học rồi qung xác xuống sông hoặc một nhóm thanh niên trẻ măng trộm cướp chỉ để đi nhậu.
Nhóm thanh niên chặn xe cướp tài sản để lấy tiền đi nhậu.
Thậm chí con giết cha như bi kịch mới đây, vụ án mạng thương tâm trên xảy ra vào khoảng 12h ngày 20/9 vừa qua, tại thôn Thái Lâm, xã Thái Hòa, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa).  Lê Văn Thạch (SN 1991) đi uống rượu với bạn bè về, thấy ông Lê Văn Thái (SN 1964), bố mình, đang nằm trong buồng. Không nói gì, Thạch bất ngờ dùng dao nhọn (loại dao Thái Lan) lao tới đâm một nhát chí mạng kiến ông này tử vong tại chỗ…

Tất cả chỉ vì đạo đức suy thoái ngay từ lũy tre làng. Người ta nói thời phong kiến đang trở lại, nhưng thực ra thời phong kiến không đến nỗi loạn luân, loạn lạc đến như thế.

Thời nay còn hơn cả thời phong kiến xưa. Ông đại biểu Nguyễn Xuân Tỷ đã từng nói tước Quốc Hội VN: "Có hẳn một "đội ngũ" làm cán bộ có mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả "ngàn tỉ đồng" thì quả là khủng khiếp". "Khủng khiếp hơn, đó là "cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa".
Nơi xảy ra vụ con giết cha.
Cả một bầy sâu trong sau lũy tre làng đang đục khoét, lừa bịp, cướp đất, cướp nhà, cướp của, hà hiếp người nông dân đến tận cùng. Từ ông bí thư, bà chủ tịch xã đến anh thư ký quèn cũng hè nhau trấn lột đến cả cái khố rách của dân. Họ có thể làm được như vậy bởi cả nhà, cả họ kéo nhau ra làm quan. Bố làm chủ tịch, con trưởng phòng tài chính, con gái làm kế toán, con dâu làm thủ quỹ, con rể ký phiếu chi thu… Đến nỗi người làng có câu "Con kính thưa bố, thưa đồng chí chị dâu". Nghe lộn ruột.

Điều quan trọng hơn, không phải chỉ ở huyện Mỹ Đức mà sau khi báo chí đăng tin này, hàng trăm email của bạn đọc gửi về tòa soạn VietNamNet ngày 16/9 gần như đều đồng thanh: "Ở địa phương tôi cũng thế! ", và "Ở đâu chẳng vậy". Nó đã trở nên một hiện tượng quen thuộc và "bình thường" trong cả nước. Có hàng ngàn hàng vạn chuyện như vậy. Nỗi nguy của toàn dân chính là ở đó. Bạn hãy nhìn cảnh "vui vẻ" này:

Toàn là anh em chú bác cô dì thông gia làm quan
Hiện nay dư luận đang xôn xao bởi cái tin Bộ máy chính quyền tại huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội – Thủ đô của nước CHXHCN VN– có 13 phòng, ban thì hơn 10 người là anh em, họ hàng với lãnh đạo huyện.
Ca ho lam quan, nhan tai het dat dung vo
Cả họ làm quan, nhân tài hết đất dụng võ.
Mỹ Đức là huyện thuần nông ở Hà Nội với nhiều danh lam thắng cảnh như khu danh thắng Hương Sơn, hồ Quan Sơn. Tại đây có nhiều cán bộ UBND huyện là người nhà của bí thư huyện ủy và lãnh đạo UBND huyện.

Theo tố cáo, nhiều cán bộ công tác tại các vị trí quan trọng của UBND huyện có liên quan trực tiếp tới Bí thư Huyện ủy Mỹ Đức Lê Văn Sang (tái đắc cử nhiệm kỳ 2015-2020).

Cụ thể: Bà Lê Thị Vĩnh, Trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch, là cô ông Sang; bà Đỗ Thị Lê Hương, Phó chánh Văn phòng Huyện ủy, là con thông gia với ông Sang; ông Lê Văn Nhiệm, phó ban quản lý dự án, là em họ ông Sang; bà Lê Hải Hồng, Phó Phòng Kinh tế, là chị họ ông Sang; ông Lê Văn Sức, Trưởng Phòng Dân tộc học, gọi ông Sang bằng chú; bà Nguyễn Thị Hòa, Phó Ban Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, là em bên họ vợ ông Sang; Nguyễn Thị Duyên, kế toán Phòng Quản lý đô thị, con dâu ông Sang...

Còn ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch huyện Mỹ Đức, có 2 con trai là Nguyễn Văn Hùng, Phòng Tài chính - Kế hoạch và Nguyễn Văn Hưng, Phòng Nội vụ của huyện.

Không phải họ hàng, không có cửa vào làm cán bộ xã
Một thí dụ khác như người dân xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa hiện đang râm ran phẫn nộ khi phần lớn cán bộ được tuyển dụng vào các chức danh ở xã đều là họ hàng của ông Đặng Tín, Bí thư Đảng ủy xã Hòa Tâm

Có đến hơn 2/3 cán bộ ở xã là bà con, dòng họ của bí thư Đảng ủy. Nhiều người trong số đó không có trình độ, không có chuyên môn trong khi những người có bằng đại học lại không thể xin được việc ở xã này. Trong số 23 cán bộ xã đã có 18 người là bà con họ Đặng hoặc bà con phía vợ của vị bí thư này. Ngay Ban Thường vụ Đảng ủy 3 người, có 2 người là chú cháu, gồm Bí thư Đặng Tín và Phó Bí thư Đặng Thị Dung. Ông Huỳnh Thanh Nam, một người dân ở xã Hòa Tâm, cho biết:

"Dân xã tôi gọi đây là thời của họ Đặng trị. Không phải người của dòng họ này thì không có cửa vào làm cán bộ xã Hòa Tâm".

Trong khi 100% cán bộ xã đều không có bằng đại học, một số cán bộ là họ hàng với bí thư xã còn chưa có bằng cấp 3, còn con em người dân ở xã này tốt nghiệp đại học trở về thì không thể xin được việc.

Cụ thể, trường hợp anh Huỳnh Thanh Tú, tốt nghiệp Đại học Quy Nhơn chuyên ngành tài chính kế toán hơn 3 năm nay nhưng hiện phải đi phụ nuôi tôm. Anh Tú nói: "Tôi nghĩ mình về quê với hy vọng làm được một việc gì đó. Vậy mà đã nộp đơn rất nhiều lần vào xã nhưng rồi vẫn không được tuyển dụng. Họ chỉ tuyển bà con có liên quan đến họ Đặng, không quan tâm đến bằng cấp".

Lần nộp đơn gần đây nhất của anh Tú là khi xã tuyển công an viên nhưng anh cũng bị loại. Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Phúc là chồng của phó bí thư Đảng ủy xã và là cháu rể của ông Đặng Tín được tuyển dụng mặc dù ông Phúc chỉ có bằng trung cấp. Về trường hợp tuyển công an viên, ông Lê Văn Hoàng, Chủ tịch UBND xã Hòa Tâm, thừa nhận có nhiều hồ sơ xin tuyển, trong đó có hồ sơ của anh Huỳnh Thanh Tú. Tuy vậy, ông Đặng Tín lại ngụy biện rằng xã tuyển ông Phúc là do chỉ một mình ông này nộp hồ sơ ứng tuyển vào chức danh công an viên. Thế còn đơn của những người như anh Tú thì ông quên luôn. Người dân chỉ còn biết nhún vai phê hai chữ "đểu thật", đúng là "Thời đại đồ đểu, đểu từ làng đểu ra, đểu từ ngoài đểu vào".

Một thí dụ cụ thể khác về sự ăn chặn ăn bớt tiền của dân.

Trưởng thôn bị tố mạo danh chữ ký để ăn chặn tiền cấp phát cho dân
Thời gian vừa qua, người dân trên địa bàn thôn 8 (thị trấn Ea Kar, huyện Ea Kar, Đắk Lắk) xôn xao trước sự việc vị trưởng thôn này đã nhận tiền kinh phí hỗ trợ người trồng lúa theo nghị định của Chính phủ từ thị trấn để phát cho dân, tuy nhiên trưởng thôn đã lập khống danh sách, mạo danh chữ ký của dân để ăn chặn tiền.
Bà Hoàng Thị Tiến - Trưởng thôn 8 cho rằng do mình "nhầm" chứ không cố tình ăn chặn tiền của dân.

Tóm tắt sự việc, vào tháng 5/2015, chính phủ hỗ trợ người trồng lúa từ năm 2013 đến năm 2015. Tại đây, vào đầu tháng 6/2015 UBND thị trấn Ea Kar đã giao lại số tiền hỗ trợ trên 12.700.000 đồng cho bà Hoàng Thị Tiến - Trưởng thôn 8 để về cấp phát lại cho 44 gia đình.

Theo phản ánh của người dân thôn 8, sau khi bà Tiến nhận tiền về đã không hề thông báo lại cho dân biết và không hề chi trả tiền cho người dân. Sự việc chỉ được phát giác khi một gia đình dân trong thôn biết thông tin từ UBND thị trấn Ea Kar đã cấp phát tiền cho thôn lúc này bà Tiến mới… vội vã tìm gặp các gia đình dân để đưa tiền.

Vậy mà bà Trưởng thôn Hoàng Thị Tiến trơ tráo biện minh: "Cái này có thể trong quá trình lập danh sách tôi bị nhầm lẫn nên phần nhận tiền này tôi đã lỡ ký thay". Chao ôi, sao mà bà Trưởng thôi "nhầm" khôn thế, nếu không ai phát giác ra bà cho nó "nhầm" luôn, đút tiền vào túi vốn đã đầy ắp của bà.

Chủ tịch xã mượn bằng anh vợ để "thăng quan tiến chức"
Ngày 19-10, thông tin từ UBND huyện Hậu Lộc (tỉnh Thanh Hóa) cho biết cơ quan này đã ra quyết định cách chức ông Hoàng Văn Đồng, Chủ tịch UBND xã Tiến Lộc với lý do sử dụng bằng giả.
Tấm bằng tốt nghiệp của anh vợ được ông Hoàng Văn Đồng mượn để thăng quan, tiến chức.

Chỉ khi nhận được tố cáo của dân, Ủy ban kiểm tra huyện Hậu Lộc mới vào cuộc xác minh và có kết luận ông Đồng không có bằng tốt nghiệp phổ thông 3 mà mượn bằng của anh vợ sửa thành của mình để hợp thức hóa hồ sơ giấy tờ. Ngoài ra, cơ quan này còn phát hiện ông Đồng có nhiều sai phạm trong công tác quản lý, điều hành. Cụ thể, ông Đồng đã lập hồ sơ khống để rút hơn 280 triệu đồng tiền hỗ trợ của Nhà nước và có dấu hiệu buông lỏng quản lý về đất đai.

Thật chuyện bằng cấp của nhiều quan cán ở VN không thể nào tin nổi. Mua bằng, học giùm thi hộ, bằng gì cũng có. Chuyện từ nông thôn đến quan cao cấp là như vậy rồi.

Bà hiệu trưởng ăn chặn tiền của cả học sinh nghèo
Từ những năm 2011, bà Phan Thị Giang - Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Ngân Thủy (nay bà Giang đang là Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Phú Thủy) đã cùng những người thân tín đang công tác tại trường "ăn chặn" tiền hỗ trợ cho các cháu ở các lớp học vùng cao (mỗi cháu 120.000 đồng/tháng) và tiền lương của các giáo viên dạy hợp đồng tại trường, mỗi giáo viên ít nhất 2 triệu đồng/tháng.
Trường Mầm non xã Ngân Thủy (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) nhỏ bé như thế này mà bà hiệu trưởng ăn chặn hàng trăm triệu đồng của học sinh nghèo.

Bước đầu, cơ quan chức năng của huyện Lệ Thủy đã xác định bà Phan Thị Giang và các "cộng sự" đã "ăn chặn" hàng trăm triệu đồng.

Lám nhà giáo mà vô lương tâm đến thế thì dạy dỗ con em sẽ trở thành những công dân như thế nào?

Sao hồi này nhiều bà làm quan và tham thế. Thời phong kiến xưa làm gì có mấy cảnh này. Chỉ có thời đại này mới sản xuất ra nhiều phụ nữ "anh hùng" như thế.

Xây cầu 3 tỉ rưỡi chỉ để phục vụ ông chủ tịch xã
Đó là chuyện "ly kỳ" ở xóm 6, xã Sơn Thọ, Hà Tĩnh. Tóm tắt là để có cây cầu qua suối, nhà nước đã bỏ ra số tiền 3 tỉ rưỡi làm chiếc cầu phục vụ dân. Theo lời lãnh đạo Ban Quản Lý Dự án 3 (đại diện chủ đầu tư) lại cho rằng, khảo sát thiết kế với đại diện chính quyền địa phương, số người qua lại vị trí xây dựng cầu Khe Tây là 500 lượt/ngày đêm!
Cây cầu "hoành tráng" này chỉ phục vụ gia đình ông chủ tịch xã.

Cây cầu mới này phục vụ cho khoảng vài chục gia đình dân. Nhưng thực tế khác hẳn. Cây cầu này nằm gần nhà ông chủ tịch xã Nguyễn Văn Hoàn. Người dân hầu như chẳng ai biết vì muốn đi qua cây cầu mới này phải vượt rừng lội suối không tiện lợi bằng con đường qua cầu mà họ thường đi.

Theo ông Nguyễn Hữu Hòa, từ lâu nay, người dân xóm 6 đều đi bằng đường bê tông dẫn ra cầu Gãy. Còn nếu muốn đi cầu treo thì phải đi đường rừng, lội suối. Ông nói: "Không lẽ chúng tôi lại vượt qua 2 cái khe, băng rừng để đi cầu treo? Trong khi đường bê tông dẫn ra cầu Gãy thì dễ đi hơn nhiều".

Còn bà Nguyễn Thị Minh nói thẳng: "Tôi chỉ nghe họ bảo làm cầu thì biết vậy thôi, chứ chúng tôi có đi qua cầu đâu? Chúng tôi cũng không ký gì cả".

Đúng là thời đại này nhiều chuyện quái đản. Rất nhiều nơi người dân và học trò phải liều mình đu dây qua suối dữ, vậy mà một cây cầu hơn 3 tỉ làm ra chỉ để cho gia đình ông chủ tịch xã đi thì ngân sách nào chịu cho thấu.

Dân cứ è cổ ra đóng tiền nuôi quan tham. Bãn đọc thử nhận định xem thời đại này là thời đại gì? Có phải là hết thời đại đồ đá, thời đại đồ đồng tàn lụi nay đến"thời đại đồ đểu" không?

Văn Quang

2015/09/29

Lại Nói Về Tiếng Việt Tệ Hại Của BBC Việt Ngữ

Lại Nói Về Tiếng Việt Tệ Hại Của BBC Việt Ngữ

Vào ngày 20/3/2013 tôi đã viết một bài nhan đề, "Trình độ Việt Ngữ của BBC và VOA tiếng Việt" trong đó đề cập tới trình độ Việt ngữ quá kém cỏi, bạ đâu viết đó, không hề có chủ bút, chủ biên, trưởng ban ghé mắt coi qua, tức khinh thường độc giả quá đỗi.

Nếu BBC chỉ là loại báo chợ, báo biếu, báo lá cải quăng ở các siêu thị thì tác động không bao nhiêu. Thế nhưng vì nó là một trang tin, có thể có cả triệu độc giả ghé mắt coi qua hoặc theo dõi cho nên nó có thể tạo ảnh hưởng nếu những người đọc vốn Việt ngữ kém hoặc trình độ Việt ngữ không có. Nếu loại tiếng Việt ba trợn này tiếp tục được duy trì nó sẽ phá nát tiếng Việt truyền thống lúc nào không hay. Do vậy, một lần nữa tôi có lên tiếng thì không phải vì ghét bỏ, kỳ thị các anh chị em đang dịch, đang viết bản tin cho BBC mà chỉ vì tiền đồ văn hóa của dân tộc.

Tôi biết anh/chị em đang làm việc cho Ban Việt ngữ BBC phần lớn đều sinh trưởng ở Miền Bắc. Tôi cũng sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng, làm sao tôi có thể ghét bỏ Miền Bắc và tiếng Bắc được chứ? Nhưng vì loại tiếng Bắc mà anh chị em đang sử dụng không phải tiếng Bắc truyền thống mà là loại tiếng Bắc bát nháo, đường phố của giới ít học, buôn lậu, mánh mung, đứng bến… chứ không phải tiếng Bắc của "cửa Khổng sân Trình", tiếng Bắc của gia đình nề nếp, thanh lịch, thừa kế cả gia tài ngôn ngữ và văn chương phong phú, bác học, trữ tình của tổ tiên.

Ngoài ra tôi không biết anh/chị em được dạy Việt ngữ như thế nào ở bậc tiểu học và trung học. Không biết anh chị em có được dạy văn phạm không? Văn phạm tức là quy tắc viết văn sao cho đúng. Một câu văn đúng văn phạm là câu văn phải tránh những lỗi sau đây:

-Câu văn què
-Câu văn tối nghĩa
-Câu văn ngớ ngẩn
-Câu văn dùng chữ không chính xác
-Câu văn thừa
-Câu văn trùng lập hay dài lòng thòng
-Câu văn gây hiểu lầm
-Câu văn lai căng dùng chen tiếng Tây, tiếng Mỹ
-Câu văn làm dáng /kiểu cọ
-Câu văn dị hợm
-Câu văn cường điệu, đao to búa lớn
-Câu văn xúc phạm hay dâm ô chẳng hạn như kiểu "đố tục giảng thanh"

Nói có sách, mách có chứng. Dưới đây tôi sẽ hài ra một số lỗi và xin quý anh chị coi qua:

1) Câu văn què tức câu văn chưa đủ nghĩa hoặc dùng thiếu chữ.
-BBC tiếng Việt ngày 8/9/2015: "Đồng rúp mất giá ảnh hưởng du lịch Việt Nam?". Khi nói ảnh hưởng thì phải nêu rõ ảnh hưởng tới cái gì chẳng hạn "ảnh hưởng tới sức khỏe", "ảnh hưởng tới môi trường", "ảnh hưởng tới cuộc sống" v.v…Do đó câu văn hoàn chỉnh phải là, "Đồng rúp (ruble) mất giá ảnh hưởng tới ngành du lịch của Việt Nam".

-BBC tiếng Việt ngày 10/9/2015: "Tên lửa phát xít đưa Anh lên vũ trụ ra sao?" Câu hỏi đặt ra ở đây là "tên lửa phát-xít" là tên lửa gì?" Đây là câu văn què. Ngoài ra câu văn mắc phải lỗi lầm nữa là: Con người chỉ có thể "lên" Mặt Trăng, "lên" Hỏa Tinh…chứ không thể "lên" vũ trụ được. Vũ trụ rộng bao la vô biên như thế làm sao có thể "lên" được, mà phải nói khám phá hoặc bay vào vũ trụ. Câu văn hoàn chỉnh phải là, "Tên lửa của phát-xít Đức giúp Anh bay vào/khám phá vũ trụ ra sao?"

-BBC tiếng Việt ngày 14/9/2015: "Vụ bom Bangkok: Malaysia bắt ba người". Trong đời tôi chưa bao giờ thấy một câu văn què cụt, lạ kỳ đến như vậy. Câu văn đúng đắn phải là: "Mã Lai bắt giữ ba người liên quan đến vụ đánh bom ở Bangkok" hoặc "Vụ đánh bom ở Bangkok: Mã Lai bắt giữ ba người"

- BBC tiếng Việt ngày 16/9/2015: "Trong cách cúi của người Nhật". Đây là câu văn què. Câu văn rõ nghĩa phải là, "Trong cách cúi đầu của người Nhật."

2) Câu văn tối nghĩa tức câu văn khiến người đọc không hiểu ý thế nào. Đọc câu văn tối nghĩa độc giả khó chịu, đôi khi nhức đầu.
-BBC tiếng Việt ngày 9/9/2015: "Muộn Đại hội Đảng ở VN vì còn bất đồng?" Đây là câu văn tối nghĩa hoặc dịch ra từ tiếng Anh. Câu văn rõ nghĩa phải là, " Đại Hội Đảng tổ chức trễ vì còn bất đồng?"

- BBC ngày 9/9/2015, "Đan Mạch dừng đường tàu qua Đức". Thú thực đọc đoạn văn này tôi nhức đầu quá, không hiểu ra làm sao. Đọc nội dung, thì ra, "Đan Mạch ngưng các chuyến xe lửa tới Đức". Ngưng là ngưng các chuyến xe chứ không thể ngưng đường tàu được. Xin nhớ, đặt một câu văn ngắn gọn cho tiêu đề không phải dễ. Luôn luôn phải có chủ bút duyệt lại. 

Câu văn ngớ ngẩn, tức câu văn không biết tác giả muốn nói gì... cứ viết đại ra cho có:

-BBC tiếng Việt ngày 10/9/2015: "Tướng Thanh tiếp khách Ấn Độ". Có cả ngàn khách Ấn Độ…nào là  khách ngoại giao, thương mại, quân sự, biết tiếp ai đây? Và khách Ấn Độ ở đây là ông nào? Tiêu đề đúng đắn phải là, "Tướng Phùng Quang Thanh tiếp Đại Tướng Ấn Độ Arup Raha

-BBC tiếng Việt ngày 7/9/2015: "21 tuổi và mạng lưới phòng khách sạn lớn nhất Ấn Độ". Khách sạn đương nhiên là có phòng rồi. Mình tới khách sạn là để mướn phòng ngủ thế mà lại dùng chữ "phòng khách sạn"  hết sức ngây ngô, chứng tỏ trình độ Việt ngữ kém cỏi. Ngoài ra chữ "mạng lưới" chỉ dùng cho "mạng lưới điện", "mạng lưới toàn cầu" (Internet). Một hệ thống khách sạn hoặc chuỗi (chain) khách sạn hoặc hệ thống nhà hàng McDonals... dù nhiều cách mấy cũng không thể là một mạng lưới được. Mạng lưới có nghĩa là chằng chịt.
-BBC tiếng Việt ngày 2/9/2015: "Cà phê và triển vọng kết cục cay đắng".  Đây là câu văn rấ tối nghĩa. Có lẽ chính tác giả cũng chẳng hiểu mình viết gì. Đọc kỹ nội dung, câu chuyện chỉ là, "Biến đổi khí hậu khiến ảnh hưởng tới số phận của cà-phê" hoặc, "Biển đổi khí hậu: Tương lai đen tối của cà-phê

-BBC tiếng Việt ngày 30/8/2015: "Làm gì để đối phó với chính trị văn phòng?" Đọc kỹ nội dung thì tiêu đề phải viết, "Làm sao để đối phó với áp lực chính trị tại nơi làm việc?" hoặc "Làm sao thoát khỏi bầu không khí chính trị/ khuynh hướng chính trị tại văn phòng?" Làm gì có "Chính trị văn phòng"? mà chỉ có khuynh hướng chính trị nào đó tại nơi mình làm việc mà thôi. Xin đừng bịa ra chữ hoặc không rành tiếng Anh lẫn tiếng Việt nên dịch bừa thành câu văn ngô nghê. Nếu có "chính trị văn phòng" thì lại phải có "chính trị cơ xưởng", "chính trị nhà máy", "chính trị đơn vị", "chính trị siêu thị"… nữa sao?

-BBC tiếng Việt ngày 7/9/2015: "Khu kinh tế mở Chu Lai". Thú thực tôi không hiểu "khu kinh tế mở" là khu kinh tế như thế nào. Không biết tác giả dịch từ chữ nào của tiếng Anh? Sau khi tra cứu tôi mới thấy đây là một khu kinh tế mô phỏng theo Trung Quốc mà tiếng Anh gọi là "Special Economic Zone" hay "Open Economic Zone". Hiện nay Trung Quốc có bốn khu như vậy. Nếu đúng thế thì phải gọi, "Đặc Khu Kinh Tế Chu Lai" hoặc "Khu Kinh Tế Mở Rộng Chu Lai", hoặc "Khu Kinh Tế Không Hạn Chế Chu Lai".

3) Câu văn ngớ ngẩn, tức câu văn không biết tác giả muốn nói gì... cứ viết đại ra cho có:
-BBC tiếng Việt ngày 10/9/2015: "Tướng Thanh tiếp khách Ấn Độ". Có cả ngàn khách Ấn Độ…nào là  khách ngoại giao, thương mại, quân sự, biết tiếp ai đây? Và khách Ấn Độ ở đây là ông nào? Tiêu đề đúng đắn phải là, "Tướng Phùng Quang Thanh tiếp Đại Tướng Ấn Độ Arup Raha".

-BBC tiếng Việt ngày 7/9/2015: "21 tuổi và mạng lưới phòng khách sạn lớn nhất Ấn Độ". Khách sạn đương nhiên là có phòng rồi. Mình tới khách sạn là để mướn phòng ngủ thế mà lại dùng chữ "phòng khách sạn"  hết sức ngây ngô, chứng tỏ trình độ Việt ngữ kém cỏi. Ngoài ra chữ "mạng lưới" chỉ dùng cho "mạng lưới điện", "mạng lưới toàn cầu" (Internet). Một hệ thống khách sạn hoặc chuỗi (chain) khách sạn hoặc hệ thống nhà hàng McDonals… dù nhiều cách mấy cũng không thể là một mạng lưới được. Mạng lưới có nghĩa là chằng chịt.

-BBC tiếng Việt ngày 20/9/2015: "Người dân Hy Lạp đi tổng tuyển cử". Đây là câu văn ngớ ngẩn và khinh thường độc giả quá đỗi. Câu văn hoàn chỉnh phải là, "Người dân Hy Lạp tham gia tổng tuyển cử".

-BBC tiếng Việt ngày 20/9/2015: "Cuba: Đông đảo sẽ dự Thánh lễ với Giáo hoàng". Đây là câu văn cẩu thả không còn ra thể thống gì nữa. "Đông đảo" là một "tính từ" (adjective) nó không thể làm chủ từ cho câu văn được. Học sinh Lớp 4, Lớp 5 cũng không viết một câu văn tệ hại đến như vậy. Câu văn hoàn chỉnh phải là, "Đông đảo tín đồ sẽ tham dự thánh lễ với Giáo Hoàng".

-BBC tiếng Việt ngày 20/9/2015: "Khủng hoảng di dân: 13 người chết". Câu văn này khiến người đọc phì cười bởi vì khủng hoảng di dân gì mà chỉ có 13 người chết thôi sao? Có lẽ tác giả bản dịch này vừa đặt tiêu đề vừa tán dóc với bạn bè cho nên bạ đâu viết đó. Tiêu đề hoàn chỉnh phải là," Lại thêm 13 người chết trong cuộc khủng hoảng di dân" hoặc "Khủng hoảng di dân: Thêm 13 người chết"

-BBC tiếng Việt ngày 26/9/2015: " 'Trần tuổi' với Đại hội Đảng thế nào?" Đây là câu văn dịch ngô nghê chứng tỏ người dịch kém tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Câu văn thuần Việt và rõ nghĩa phải là, "Hạn tuổi ảnh hưởng thế nào tới đại hội đảng?"

-BBC tiếng Việt ngày 26/9/2015: "Ô. Tập Cận Bình …đã được Tổng thống Barack Obama đón tiếp khá thẳng thắn." Đây là bài viết của ông Tiến Sĩ Vũ Cao Phan gửi cho BBC từ Hà Nội.

Từ lúc cha sinh mẹ đẻ tới giờ tôi chỉ đọc và nghe nói, "tiếp đãi nồng hậu" , "tiếp đãi ân cần" hoặc "đón tiếp lạnh nhạt", chứ chưa bao giờ đọc và nghe nói " đón tiếp thẳng thắn". Nhưng tôi đã được đọc và nghe nói, "thảo luận thẳng thắn". Xin ông tiến sĩ mở từ điển, coi lại sách vở từ ngàn xưa đến giờ xem có cuộc tiếp đón nào gọi là "thẳng thắn" hay không? Phải chăng "tiếp đón thẳng thắn" có nghĩa là Ô.Tập Cận Bình vừa bước vào cửa Tòa Bạch Ốc, Ô. Obama đã chỉ vào mặt nói, "Này ông phải thẳng thắn không được giấu diếm gì nghe không!" Nếu Ô. Obama làm thế, cả nước Mỹ sẽ nghĩ Ô. Obama điên mất rồi và cần phải vào dưỡng trí viện (nhà thương điên) nghỉ ngơi một thời gian cho nó "thư giãn" rồi sẽ về làm tổng thống tiếp.

4) Câu văn dùng chữ không chính xác hoặc chính tác giả cũng không hiểu rõ nghĩa nhưng cứ viết bừa.
-BBC tiếng Việt ngày 10/9/2015, "Redstone là phiên bản phát triển từ chiếc V2" Theo đúng văn  tự thì Redstone không phải là "phiên bản" (bản sao chép, copy giống hệt 100%) mà "phát triển" từ hỏa tiễn V2. Như vậy Redstone là bản mô phỏng (version) chứ không phải phiên bản tức sao chép. Do đó câu văn chính xác phải là. : "Redstone là bản mô phỏng từ V2" Xin tác giả nhớ cho: Danh từ "copy" được người Tàu dịch là "phiên bản". Còn Việt Nam dịch là "sao chép". Trong giấy tờ hành chính gọi là, "Sao y bản chính". Còn "version" là mô phỏng (không đúng 100%)

- BBC tiếng Việt ngày 29/8/2015: "Công nghệ cho xe ôm ở Jakarta" thú thực đọc đoạn văn này tôi không hiểu gì cả. Theo chỗ tôi biết "công nghệ" là kỹ nghệ chế tạo cơ khí, máy móc. Miền Nam trước đây có Trường Kỹ Sư Công Nghệ. Đọc kỹ nội dung thì đây chỉ là "Điện thoại thông minh giúp tìm xe ôm ở Jakarta" hoặc "Điện thoại thông minh giúp nghề xe ôm ở Jakarta", chứ chẳng có khoa học, kỹ thuật gì ở đây cả.

-BBC tiếng Việt ngày 19/9/2015: "Đạt cực đỉnh với một cú nhấn nút". Đây là câu văn dùng chữ sai và bát nháo. "đạt cực đỉnh" là đạt cái gì? Theo nội dung bài viết thì đây là một thiết bị điện tử gắn vào các dây thần kinh ở xương sườn giúp người bị rối loạn tình dục (không nói rõ rối loạn tình dục là gì) đạt khoái cảm chỉ một lần bấm nút. Do đó câu văn hoàn chỉnh phải là, "Đạt khoái cảm chỉ một lần bấm nút".

-BBC tiếng Việt ngày 25/9/2015: "Giáo hoàng kêu gọi Mỹ nhân bản với di dân". Theo từ điển Việt Nam, "nhân bản" có nghĩa là "lấy con người làm gốc". Câu văn  dùng chữ không đúng, mà phải nói, "Giáo Hoàng kêu gọi Mỹ bày tỏ lòng nhân đạo với di dân". Ngoài ra câu văn còn sai văn phạm. "Nhân bản" là một danh từ chứ không phải một động từ. Trong câu trên, hai chữ "nhân bản" được dùng như một động từ.

5) Câu văn thừa tức câu văn lập lại những chữ cùng nghĩa như nhau hoặc thêm vào khiến câu văn vô duyên, không biết gom ý, thiếu đầu óc tổng hợp, thiếu kiến thức. Nếu kiến thức sâu rộng, chỉ cần vài chữ là có thể diễn đạt cả một câu văn hoặc ý tưởng.
-BBC tiếng Việt ngày 13/8/2014: "Ánh Viên đạt thêm thành tích bơi mới" Ai cũng biết Ánh Viên là lực sĩ bơi lội rồi, do đó thêm chữ "bơi" là thừa. Tiêu đề hoàn chỉnh phải là, "Kình ngư Ánh Viên đạt thêm thành tích mới" hoặc, "Ánh Viên lập thêm thành tích mới".

6) Câu văn sai văn phạm:
-BBC tiếng Việt ngày 17/9/2015,  "Hối tiếc việc trao giải Nobel cho Obama" Đây là câu hoàn toàn sai văn phạm. Sau chữ "hối tiếc" phải là chữ "đã" chứ không thể là một danh từ. Thí dụ: "Tôi hối tiếc đã không theo học nghành y khoa" hoặc, "Tôi hối tiếc đã từ chối lời mời hôm đó." Do đó câu văn đúng văn phạm phải là, "Hối tiếc đã trao Giải Nobel Hòa Bình cho Obama".

-BBC tiếng Việt ngày 21/9/2015: "Tiếp tục tìm hai ngư dân nổ tàu cá". Đây là câu văn sai văn phạm. Câu văn hòan chỉnh phải là, "Tiếp tục tìm kiếm hai ngư dân của tàu cá bị nổ".

7) Câu văn gây hiểu lầm khiến người đọc hiểu sai ý tác giả. Nguyên do dùng chữ không chính xác, cẩu thả hoặc tiếng Việt kém.
-BBC tiếng Việt ngày 7/8/2015: "Manuel Pellegrini gia hạn hợp đồng tại City". Tiêu đề này khiến chúng ta hiểu lầm rằng Manuel Pelligrini gia hạn hợp đồng để mướn một cầu thủ nào đó của đội Manchester City. Nhưng đọc nội dung thì mới vỡ lẽ ra chính Manuel Pelligrini được gia hạn hợp đồng. Do đó tựa đề hoàn chỉnh phải là, ""Manuel Pellegrini được gia hạn hợp đồng tại Manchester City".

-BBC tiếng Việt ngày 14/9/2015: "Du khách Mexico bị giết ở Ai Cập". Câu văn này gây hiểu lầm là du khách Mexico bị giết bởi nhiều lý do như trộm cướp, khủng bố…do tình trạng mất an ninh, nhưng thực tế là, "Du khách Mexico bị bắn lầm trong chiến dịch chống khủng bố ở Ai Cập" hoặc, "Du khách Mễ Tây Cơ bị bắn lầm tại Ai Cập"

-BBC tiếng Việt ngày 16/8/2015: "Djokovic và mùi cần sa khi thi đấu". Câu văn này gây hiểu lầm là mùi cần sa toát ra từ chính cây vợt Djokovic. Câu văn không gây hiểu lầm là " Djokovic và mùi cần sa toát ra từ khán đài.

-BBC tiếng Việt ngày 26/9/2015: "Hãy thẳng thắn với ông Tập Cận Bình". Câu văn này gây hiểu lầm là Việt Nam đã lươn lẹo, gian trá, quanh co cho nên không "thẳng thắn" với Ô. Tập Cận Bình. Chẳng hạn chúng ta thường nói, "Ông ta không phải là người thẳng thắn" tức ông ta lươn lẹo, nói dối, khó chơi. Câu văn đúng đắn và không gây hiểu lầm là, "Hãy nói thẳng với ông Tập Cận  Bình" hoặc "Hãy nói rõ vấn đề với ông Tập Cận Bình". Khi hai người đang thảo luận với nhau, nếu chúng ta nói, "Xin ông đi thẳng vào vấn đề." thì không sao. Nhưng nếu chúng ta nói, "Xin ông thẳng thắn cho." thì người nghe có thể nổi đóa và đấm vào mặt chúng ta vì câu văn thứ hai là câu văn chạm tự ái. Đây là sự tế nhị của ngôn ngữ đòi hỏi phải học rộng, giao tiếp nhiều và suy nghĩ nhiều mới thấy. Bài viết có tiêu đề trên là của tác giả Tiến Sĩ Vũ Cao Phan gửi cho BBC từ Hà Nội.

8) Câu văn lai căng dùng chen tiếng Tây, tiếng Mỹ "ba rọi" mà những từ này đã được dịch qua Việt ngữ hoặc có tiếng tương đương.
-BBC tiếng Việt ngày 7/9/2015, "Dự trữ ngoại tệ TQ sụt 94 tỷ USD" Trong khi biết dịch đồng Ruble ra tiếng Việt (rúp) thì lại không biết dịch USD ra tiếng Việt. Xin thưa tiếng Việt gọi đó là đồng đô-la. Ngày xưa lính Mỹ vào Việt Nam xài hai loại đô-la cùng lúc: Đô-la Xanh và Đô-la Đỏ.

-BBC tiếng Việt ngày 7/9/2015, "Tập đoàn Hong Kong nắm casino ở Hội An". Và "dự án resort casino Nam Hội An". Xin thưa "casino" là sòng bài. Còn "resort casino" là vừa sòng bài vừa nghỉ mát/nghỉ dưỡng. Nếu không biết thì nên tra từ điển.  

-BBC tiếng Việt ngày 1/9/2015: "Bỏ logo của Thế vận hội Tokyo". Xin nhắc "logo" là viết tắt của "logotype" tức huy hiệu hay nhãn hiệu.

- BBC tiếng Việt ngày 17/8/2015: "Từ vụ scandal với bác sĩ Carneiro". Xin nhắc "scandal" là vụ tai tiếng.

BBC Việt ngữ tức là dùng 100% Việt ngữ chứ không phải "BBC tiếng Việt pha tiếng Anh ba rọi". Ngày xưa ai nói tiếng Việt thỉnh thoảng chen vào vài câu tiếng Tây cho nó oai, bị mỉa mai là nói tiếng Tây "ba rọi". Thực Dân Pháp cút về nước lâu lắm rồi, nay lại nảy sinh tệ nạn nói tiếng Mỹ "ba rọi". Đây là đầu óc nô lệ hoặc mặc cảm với tiếng Việt, cho rằng ngôn ngữ Việt thấp kém, hoặc không rành tiếng Anh nên không biết dịch ra làm sao nên để "nguyên" cho nó tiện, trong khi đó mình đã có tiếng tương đương đầy rẫy trong từ điển.

9) Câu văn làm dáng
-BBC tiếng Việt ngày 8/8/2015: "HAGL: Chút nắng vàng giờ đây cũng vội". Tiêu để giống như một câu thơ của một người đầu óc lãng đãng, để làm dáng (Miền Nam gọi là kiểu cọ) chứ không phải người bình luận về những trận đấu bóng tròn. Thực ra thì đội Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) mùa này đá tệ quá khiến người hâm mộ tiếc nuối thời kỳ vàng son mà tác giả gọi là "bao tia nắng ấm áp" của ngày xưa. Ông ký giả này nên bỏ nghề bình luận thể thao để làm thi sĩ…có lẽ thành công hơn. 

10) Câu văn dị hợm do sáng chế chữ không thuyết phục được độc giả hoặc làm cho tiếng Việt trở nên bát nháo hay một mớ xà bần, hổ lốn, tả-pín-lù. Xin nhớ muốn sáng chế chữ thì phải có tài về văn chương mà ai cũng phục…như thế mới gọi là sáng tạo. Sáng tạo mà bị người ta chê, phê bình, chỉ trích là phá hoại ngôn ngữ.

-BBC tiếng Việt ngày 9/9/2015: "Rooney viết nên trang sử mới cho tuyển Anh". Bây giờ tại Việt Nam, các chữ như đội tuyển Việt Nam, đội tuyển Anh Quốc, đội tuyển Pháp, đội tuyển Mỹ v.v… đều được viết thành: tuyển Việt Nam, tuyển Anh, tuyển Pháp, tuyển Mỹ… Đây là lối viết vô cùng bát nháo, sáng tạo kiểu đường phố, vỉa hè. Tuyển Anh, tuyển phu, tuyển quân, tuyển thí sinh, tuyển lựa ca sĩ v.v…Tuyển Anh là tuyển chọn nước Anh để làm một cái gì đó chăng?

-BBC tiếng Việt này 9/9/2015, "đi nghỉ bằng du thuyền lớn là biểu tượng đẳng cấp của người Trung Quốc" Câu hỏi ở đây là đẳng cấp là gì? Đệ nhất đẳng huyền đai hay đẳng cấp chuyên nghiệp hay đẳng cấp cao? Đẳng cấp cao chưa hẳn là người giàu có. Đây là loại tiếng Việt bát nháo, là loại ngôn ngữ của "hè phố" mánh mung, ít học. Ngôn ngữ đàng hoàng phải là, "Nghỉ mát bằng du thuyền là biểu tượng giàu có của dân Trung Quốc"

- BBC tiếng Việt ngày 7/9/2015 "bên ngoài căn hộ". Thú thực cứ mỗi lần đọc tới hai chữ "căn hộ" là tôi khó chịu. Hai chữ "căn nhà" vừa thuần tiếng Việt, vừa có trong văn chương ngàn đời nay sao không dùng mà lại ghép chữ theo kiểu lai căng, kém cỏi? Thà dùng nguyên câu ngạn ngữ Hán-Việt như "môn đăng hộ đối" thì không ai nói gì. Chỉ cần dùng một câu đơn giản "ngoài nhà" là người ta hiểu rồi. Miền Nam trước đây có câu nói để đời, "Dốt thường hay nói chữ" chẳng hạn như: "căn nhà" không nói mà lại nói "căn hộ", "cô ấy đẹp" hoặc "cô ấy có chút nhan sắc" không nói mà lại nói "cô ấy sở hữu một nhan sắc ", "cô ấy sở hữu đôi môi đẹp". Chữ  "gia đình" cũng thế, đã có cả ngàn năm nay không nói mà lại nói "hộ dân", "một con hổ" không nói mà lại nói "một cá thể hổ", tình hình "căng thẳng lắm" không nói mà lại nói "tình hình căng lắm", trận so găng trên võ đài, trận đá bóng, trận đấu quần vợt, các môn điền kinh… không nói mà lại nói "trận thi đấu", "cầu thủ bị treo giò sáu tháng" không nói mà lại nói, "bị cấm thi đấu sáu tháng". Cái gì cũng "thi" như thi công, thi đấu, thi đua…"Công nhân đang làm việc trong nhà máy" không nói mà lại nói, "Công nhân đang thi công." "hoàn thành đúng thời hạn" không nói mà lại nói, "đạt tiến độ thi công" nghe nhức đầu quá. Ngay trong trường học cũng "thi đua". Thầy cô chỉ cần làm đúng bổn phận của mình là tốt rồi. Cả thế giới đều như vậy. Thi đua để làm gì? Thi đua để kiệt sức mà chết hay vào bệnh viện (À quên, phải nói "nhập viện" mới đúng) tốn tiền chính phủ?

-BBC tiếng Việt ngày 17/9/2015, "Việt Nam nói Thái Lan phải 'khẩn trương điều tra' vụ tàu Thái Lan". Tôi sợ hai chữ "khẩn trương" lắm rồi. Đi ỉa, đi đái cũng "khẩn trương lên!". Tại sao không nói, "Việt Nam yêu cầu Thái Lan điều tra ngay vụ tàu Thái Lan…" hoặc "Việt Nam yêu cầu Thái Lan điều tra gấp vụ tàu Thái Lan…" Các quốc gia trên thế giới khi đất nước sắp lâm nguy hoặc một thiên tai thảm họa sắp đổ xuống, chính quyền ban bố tình trạng gọi là "tình trạng khẩn trương" (State of Emergency). Khẩn trương ở đây không có nghĩa là nhanh lên, gấp lên, lẹ lên mà là tình trạng khó khăn của đất nước mà mọi người phải chuẩn bị sẵn sàng ứng phó.
Mình không phải là người thô tục nhưng dùng ngôn ngữ thô tục thì chính mình là kẻ thô tục. Mình không phải là phường bát nháo nhưng dùng ngôn ngữ của hạng người đứng bến, đầu đường cuối phố thì chính mình là phường bát nháo… Mình chưa hẳn là người xấu nhưng dùng ngôn ngữ cay độc, đâm bị thóc chọc bị gạo, vu oan giá họa, bôi lọ, chụp mũ…thì người đọc sẽ nghĩ rằng mình là người gian ác… bởi vì "văn tức là người".

Mình là nhà văn, nhà báo thì phải hướng dẫn "đường phố" để dân "đường phố" từ từ có chút học hành, ăn nói đúng đắn, thanh lịch hơn lên…chứ không phải chạy theo "đường phố" bởi vì ngôn ngữ "đường phố" là ngôn ngữ của những kẻ ít học. Không hiểu rõ những nguyên tắc đó mà nhảy vào nghề làm báo, làm phóng viên, bình luận, phiên dịch… là một thảm họa, cho chính mình trước và sau đó cho văn hóa nước nhà.

11) Câu văn dùng chữ "đao to búa lớn" không thích hợp
-BBC tiếng Việt ngày 14/9/2015: "Đường lối Đỏ đang lên ở Anh và Mỹ?" Câu văn này có vẻ cường điệu hơn là trình bày sự thực. Khuynh hướng của hai ông Sanders (Mỹ) và Corbyn (Anh) là khuynh hướng của người theo Chủ Nghĩa Xã Hội hơn là "Đỏ" tức Chủ Nghĩa Cộng Sản.

Kết Luận:
Với những lỗi rất sơ đẳng mà học sinh tiểu học năm xưa ở Miền Nam cũng không mắc phải, tôi đề nghị nếu Ban Việt Ngữ BBC không tuyển được những cộng tác viên kha khá tiếng Việt thì nên đóng cửa trang tin này để đừng làm khổ độc giả. Tôi không hề có ác cảm hoặc mặc cảm với trang Việt ngữ này. Chỉ vì tiền đồ văn hóa của dân tộc mà tôi nói. Khi mình viết ra chỉ để người yêu hoặc bạn bè mình đọc thì muốn viết sao cũng được. Nhưng khi đã viết trên một trang tin điện tử có cả triệu độc giả thì phải hết sức cẩn trọng vì trong số độc giả có rất nhiều người là bậc thầy của mình chứ không phải tất cả chỉ là phường bát nháo. Nếu cảm thấy không rành, không khá, không am tường Việt ngữ thì nên tìm nghề khác sinh sống. Cầm bút là sự nghiệp liên quan đến văn hóa chứ không phải chuyện đùa. Trên thế giới này có rất nhiều nhà bình luận, ký giả, phóng viên, truyền thông đi vào lịch sử ngành báo chí và được quần chúng nhớ mãi. Nhưng những người này, ngoài kiến thức sâu rộng, khả năng lý luận, nhận xét bén nhậy, tính công minh chính trực…còn  được Trời phú cho vốn ngôn ngữ mẹ đẻ rất quảng bác, truyền thống và mẫu mực.

Cứ thử đọc các bản tin của các hãng thông tấn lớn như AP, AFP, Reuters, UPI, các báo lớn của Hoa Kỳ như New York Times, Washington Post, Boston Globe…chúng ta thấy họ viết bằng lối văn rất mẫu mực, nghiêm túc bởi vì các bản tin mà các hãng thông tấn này gửi đi được cả ngàn tờ báo trên thế giới trích đăng lại, bao nhiêu chính trị gia, các vị nguyên thủ quốc gia cũng phải theo dõi các bản tin này. 

Xin nhớ cho văn chương báo chí là ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu, trong sáng, không gây hiểu lầm, không hai nghĩa, nghiêm túc, không đùa cợt, không làm dáng, không được dùng tiếng lóng hoặc loại ngôn của phường đứng bến xe, bến cảng, đầu đường, cuối chợ, mánh mung, chụp giựt. Mình không phải là người thô tục nhưng dùng ngôn ngữ thô tục thì chính mình là kẻ thô tục. Mình không phải là phường bát nháo nhưng dùng ngôn ngữ của hạng người đứng bến, đầu đường cuối phố thì chính mình là phường bát nháo… Mình chưa hẳn là người xấu nhưng dùng ngôn ngữ cay độc, đâm bị thóc chọc bị gạo, vu oan giá họa, bôi lọ, chụp mũ…thì người đọc sẽ nghĩ rằng mình là người gian ác… bởi vì "văn tức là người".

Mình là nhà văn, nhà báo thì phải hướng dẫn "đường phố" để dân "đường phố" từ từ có chút học hành, ăn nói đúng đắn, thanh lịch hơn lên…chứ không phải chạy theo "đường phố" bởi vì ngôn ngữ "đường phố" là ngôn ngữ của những kẻ ít học. Không hiểu rõ những nguyên tắc đó mà nhảy vào nghề làm báo, làm phóng viên, bình luận, phiên dịch… là một thảm họa, cho chính mình trước và sau đó cho văn hóa nước nhà.

Đào Văn Bình
(California ngày 27/9/2015)

2015/09/26

Thư của Phật tử Minh Phúc Gởi Thầy Giác Đẳng, Hội Đồng Quản Trị, Luật sư Steven Dieu

Thư của Phật tử Minh Phúc Gởi Thầy Giác Đẳng,
Hội Đồng Quản Trị, Luật sư Steven Dieu


Kính bạch Thầy Giác Đẳng,
Con xin phép được kính chúc Thầy mạnh khỏe. Từ lúc con đến thăm Thầy ở chùa đến nay đã hơn một tháng, con biết Thầy đã rất bận rộn. Con vẫn hằng nhớ lời Thầy dạy là làm Phật sự thì phải bình tâm. Con muốn viết vài dòng để thăm Thầy và cũng cúi đầu xin Thầy, đã đến nước này, thì thôi mình phủi áo ra đi. Vua Trần Nhân Tông còn bỏ nguyên cả ngai vàng. Một cái chức thành viên Ban Quản Trị con biết chẳng có gì đáng để Thầy phải lưu luyến. Một bước ra đi, Thầy sẽ cứu nguy cho toàn thể Giáo Hội. Cá nhân con sẽ dùng Pháp Luân làm nơi nương tựa và luôn luôn nhớ đến Thầy như là gương sáng cho con để suốt đời tu thân dưỡng tánh. 

Kính thưa quí anh trong Hội Đồng Quản Trị,
Đối với quí anh, Minh Phúc là bậc hậu bối về đường đời cũng như đường đạo. Ngay từ lúc đầu, Minh Phúc vẫn tin rằng cái tổ chức UBCV – GHPGVNTN là một cái thuyền tạm đủ để đưa chúng ta qua đến bến bờ mới. Quí anh, những người có danh vọng và sự nghiệp mà bỏ thời giờ và công sức ra lèo lái con thuyền này, là những người đáng được thán phục. Ước mong sao sau này, Minh Phúc sẽ có dịp ngồi cùng quí anh vui cười vỗ tay hát bài Sen Trắng. Hôm nay, Minh Phúc xin thưa với quí anh là mình đã lầm. Minh Phúc xin được chia sẽ nguyên do cùng quí anh vì Minh Phúc nghĩ, nếu mình lầm thì biết đâu quí anh cũng vậy? Trong khi đó những thư mà Minh Phúc có viết trước đây biết đâu đã làm ảnh hưởng sai lạc cho người khác. Nếu biết mà không đính chính thì đúng là làm ác vậy. 

Cũng như mọi sự lường gạt tinh vi, nó bắt đầu bằng một bằng một vài chuyện nhỏ nhặt. Đầu tiên, về vấn đề chính danh, tên gọi của tổ chức là một sự tráo danh của Giáo Hội mẹ ở Việt Nam. Từ khi sáng lập, đã có lời kêu gọi là danh từ hải ngoại (overseas) được cộng vào với danh xưng của tổ chức nhưng đã không được đáp ứng. Đây là manh nha của một soán nghịch. Suốt hơn một năm trời, tổ chức đã không có một nội qui chỉ đạo, mặc dầu người đăng bạ hiểu được nhu cầu cần thiết của nó. Không có nội qui đưa đến những mập mờ về mục đích, hệ thống quản trị, đường lối điều hành, và nhất là biện pháp tài chánh. 

Cơ hội đến khi Luật Sư Steven Dieu, hiểu được những vấn nạn của Giáo Hội và tâm thức vô vị lợi của TT Giác Đẳng, vận động Thầy và quí anh để nắm lấy vai trò lãnh đạo của UBCV – GHPGVNTN. Quí anh, một phần vì tâm hồn trong sáng của những người Phật Tử, một phần vì cảm kích tài năng và sự năng động của Luật Sư, nhẹ dạ đưa chiếc thuyền UBCV – GHPGVNTN cho một người mà quí anh chị nghĩ, nhờ vào khả năng luật pháp, có thể lèo lái qua những sóng gió đương thời. Minh Phúc nghĩ, nếu như đứng vào vị trí của quí anh, chắc Minh Phúc cũng không làm khác. 

Nhưng để trả lại thành tâm của quí anh chỉ là những man trá. Man trá đầu tiên là việc bầu cử quí anh vào Hội Đồng Quản Trị đã không được thực hiện đúng pháp luật. Là người cố vấn, Luật Sư đã không giải thích là muốn bầu thì phải họp Hội Đồng Quản Trị đầu tiên, mà muốn họp thì phải có thư hẹn ít nhất là trước 3 ngày. Như quí anh đã biết, quí anh được bầu vào HĐQT ngày 18/8. Sáng 19/8 luc 5:56 AM, mới có một kêu gọi mời HĐQT cũ họp vào lúc 10:00 AM (4 giờ sau) để thông qua danh sách của HĐQT mới, một hình thức đặt cái cày trước con trâu (xin lỗi quí anh, tiếng Việt của Minh Phúc lâu ngày không dùng, không được trau chuốt). Buổi họp này xảy ra vào ngày 20/8, một ngày sau lời mời, như vậy là phi pháp. Danh sách này đã được Luật Sư trình với tiểu bang vào ngày 22/8 (xem Nonprofit Periodic Report). Những buổi họp sau đó chỉ là giả tạo vì ván đã đóng thuyền rồi. Luật Sư chắc cũng không có trình với quí anh là dựa trên luật pháp đăng bạ của tiểu bang Texas, muốn tăng số lượng của HĐQT từ 3 lên 9, UBCV – GHPGVNTN cần phải có một bổ túc nội qui (xem Sec. 22.103 của Business Organizations Code), mà lúc đó đâu có nội qui, lấy gì mà bổ túc? 

Đáng buồn là chúng ta đôi khi có suy nghĩ luật pháp là một cái gì có thể bóp méo được. Xin thưa rằng đó là luật rừng của chính quyền Cộng Sản Việt Nam. Luật pháp Mỹ không phải như vậy, đã là luật thì văn bản rất là rõ ràng, và người luật sư hiểu rõ vấn đề này hơn ai hết. Vâng, thưa qúi anh, Minh Phúc biết là Luật Sư đã có đưa ra đầu tháng 9 một bản thảo nội qui (xin đính kèm). Trễ còn hơn không, chắc quí anh nghĩ. Nhưng trong trường hợp này, trễ còn tệ hơn không. Xin quí anh giúp Minh Phúc, nếu phân tích có gì sai thì xin cho ý kiến. 

Nói đến thuận ngôn, mục đích ban đầu của UBCV – GHPGVNTN là "phát huy Phật Giáo, Phật học và hướng dẫn Phật pháp; bảo vệ quyền làm người công nhận bởi Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền; và vận động cho một Việt Nam tự do và dân chủ." Những mục tiêu nầy phảng phất tư tưởng Hộ Quốc, Hộ Dân, Hộ Pháp của Đức Tăng Thống. Thêm vào đó, mục tiêu mới của tổ chức của Luật Sư sẽ là "sự tiến bộ của các cộng đồng người Việt gốc Mỹ ở Hoa Kỳ và dân tộc Việt Nam ở Việt Nam; tích cực bảo vệ và bảo tồn cộng đồng Việt Nam tránh những đối xử và phân biệt bất công; thúc đẩy những mục tiêu đúng đắng của người Việt gốc Mỹ (?); và chia xẻ những quan điểm và giúp tuyên truyền những vấn đề quan tâm của người Việt gốc Mỹ và dân tộc Việt" (xin lỗi Minh Phúc chỉ là người thông dịch, không chịu trách nhiệm về văn từ, nếu quí anh muốn tham khảo lối hành văn này xin xem trang 1, Section 1.3 của Steven Dieu Bylaws). Các mục tiêu sau này, mặc dầu cao cả, sẽ làm UBCV – GHPGVNTN biến dạng từ một tổ chức tôn giáo thành một tổ chức dân sự, có tính cách sinh hoạt chính trị. 

Chính trị ở đây không có cùng ý nghĩa với nguyện vọng tự do dân chủ cho Việt Nam. Chính trị ở đây rõ ràng mang ý nghĩa tham chính. Section 10.1 nói rõ là tiền quỹ của tổ chức sẽ được dùng vào "contributions and expenditures to or on behalf of federal, state or local candidates or political committees …" (các đóng góp và phí tổn cho các ứng cử viên liên bang, tiểu bang hay địa phương hoặc là các ủy ban chính trị. Trang 11). Theo Section 13.2, trang 13, trong trường hợp UBCV – GHPGVNTN bị giải thể, tài sản còn lại, dựa trên văn kiện này, sẽ trở thành "contributions to political candidates, political parties, other political committees, charities, etc., as determined by ¾ vote of the Board of Directors" (các đóng góp cho ứng cử viên chính trị, các đảng phái chính trị, các ủy ban chính trị khác, các tổ chức từ thiện, vân vân, như được quyết định bởi ¾ số phiếu của Hội Đồng Quản Trị). 

Cho dù là quí anh đã đạt được tỉ lệ ¾, Minh Phúc không tin là quí anh nỡ lòng biến tài sản của Phật tử trở thành tiền yểm trợ tranh cử của các nghị viên. Một tổ chức tôn giáo, cho dù có được miễn thuế theo dạng 501 c) 3 hay không, trên luật pháp cũng không được đóng góp cho các đảng phái chính trị hay các ứng cử viên. Nếu làm như vậy, không những bị phạt mà sẽ ảnh hưởng đến vị trí của tổ chức và việc các đóng góp sẽ được trừ thuế hay không trong tương lai. 

Cũng mong quí anh hiểu, trọng trách của một người quản trị viên của một tổ chức là phải đặt lợi ích của tổ chức lên trên và hành động trong thiện ý ("in good faith"). Hai điều nầy quan trọng vì nó quyết định xem quí anh có chịu một phần trách nhiệm hay không. Việc tuyên bố trong nội qui là các quản trị viên mới "shall not personally be responsible for the debts, liabilities, or other obligations of the Organization incurred before the (sic) August 17, 2015," thứ nhất là không đúng chỗ, thứ hai là không đầy đủ pháp lý để bảo vệ cho quí anh, và thứ ba là chứng tỏ quí anh không có tin tưởng mấy vào các vấn đề tài chính tiền nhiệm. Nhưng lỡ có người chủ nợ cắc cớ hỏi, nếu như quản trị viên mà không chịu trách nhiệm cho những nợ nần, thì quí anh quản trị cái gì và ai chịu trách nhiệm? Có người còn lo lắng sợ là câu văn này giúp UBCV – GHPHVNTN chạy nợ, thì quí anh sẽ trả lời ra sao? 

Ngoài căn bản pháp lý, một tổ chức hay một đơn vị có được tính chính thống qua hai phương cách, hoặc là được ủy nhiệm, hoặc là được đắc cử. Hội Đồng Quản Trị không có sự ủy thác do từ Giáo Hội mẹ, cũng như không cần sự chấp thuận của Đức Tăng Thống vì trong bản nội qui không có điều lệ như vậy. Chỉ có Section 4.2, trang 3, là ghi rõ thành viên (Hội Đồng Quản Tri) phải là công dân Mỹ hay dân thường trú (permanent residents) và đã định cư ít nhất 5 năm. Chắc là quí anh muốn loại bỏ Cư Sĩ Ỷ Lan, nhưng bức giây động rừng, quí anh chị làm như vậy thì ngay Đức Tăng Thống cũng không được làm thành viên, nói chi Ngài có được quyền chấp thuận. 

Sống trong nền dân chủ lập hiến lâu dài nhất trong lịch sử và từ bỏ một chế độ độc tài đảng trị, chúng ta biết được giá trị của lá phiếu, nhất là từ những tấm lòng chân tình, cút cun đóng góp tài sản cho Giáo Hội. Trong Certificate of Formation và được lập lại trong Section 3.1, thành viên chỉ có quyền đóng góp chứ không có quyền có quyết định gì về UBCV – GHPGVNTN (non-voting), ngay cả về vận mạng của chùa Phật Quang. Không những phản dân chủ, nội qui như vậy là trái nhân nghĩa. Hội Đồng Quản Trị sẽ là một đơn vị tự tung tự tác, thượng bất trung, hạ bất tùng. Thâm tâm Minh Phúc không tin là quí anh muốn như vậy. 

Minh Phúc cầu mong quí anh hồi tâm. Mỗi ngày mà quí anh còn tiếp tục là mỗi ngày trái pháp luật, trái với thiện chí và lương tâm, chưa kể là trái với Hiến Chương của Giáo Hội. Nếu quí anh tin là sẽ được Luật Sư Chủ Tịch giúp đỡ, xin quí anh nên bỏ ra chút thời gian nghiên cứu, luật sư cũng như bác sĩ có nhiều loại. Quí anh mà muốn Minh Phúc mổ tim cho thì chỉ có chết. Nếu quí anh muốn nghiên cứu, xin đến website Texas Board of Legal Specialization www.tbls.org mà tìm thử có kiếm ra Luật Sư Chủ Tịch hay không. Hãy thử hỏi xem ông ấy có được chứng nhận là chuyên về corporate laws hay không. 

Một cơ cấu mà danh không chính, ngôn không thuận, trên không kính, dưới không trọng, mục tiêu trong nghi vấn, lãnh tụ thiếu khả năng, không đáng sự hy sinh của quí anh. Xin quí anh xét lại. 

Kính thưa Luật Sư Steven Dieu, 
Luật Sư đã nhận được thư tôi tán thán công phu vô lượng của Luật Sư. Thưa Luật Sư, tôi vẫn nghĩ Luật Sư là người có lòng và tha thiết với đại cuộc. Nhìn hoàn cảnh xót xa của đất nước và Giáo Hội, không ai không muốn tìm mọi cách để cứu vãn. Tôi cảm thông với nguyện vọng đó. 

Có một câu chuyện tôi đọc từ hồi nhỏ mà dư ảnh vẫn còn trong tôi. Câu chuyện hồi xưa có vị vua hiền thương dân bị quân xâm lăng đánh đuổi phải chạy vào rừng sâu cùng bốn quần thần tránh giặc. Bị đuổi đánh và thiếu ăn, bốn vị trung thần xin vua cùng nhau hóa thành cọp để tiếp tục sứ mạng, vua làm đầu và bốn trung thần làm bốn chân. Nhưng hỡi ôi, khi đã thành cọp rồi thì mất luôn nhân tính và không muốn trở lại làm người nữa. Ngụ ngôn của câu chuyện là cứu cánh không biện minh được cho phương tiện. Cho dù phải bỏ nước ra đi, chúng ta vẫn mang trong mỗi cá nhân lòng trung kiên của Trần Bình Trọng, cái đại nghĩa của Nguyễn Trãi, nhất quyết đi theo chính nghĩa, không theo bá đạo. 

Vì quí đứa bé ngày xưa theo anh trai vượt biển để rồi trở thành luật sư giúp xã hội và cộng đồng, tôi tin anh có lý tưởng cao cả. Nhưng xin thưa với anh, nó không đủ để chúng ta bất chấp luật pháp hay bất chấp phương tiện, nhất là khi phương tiện là của bá tánh. Chẳng hạn, luật pháp Texas ghi rõ ràng là thành viên của một tổ chức có quyền tham khảo hồ sơ tài chánh, thì cho dù Giáo Sư Võ Văn Ái là quỉ sứ hiện hình đi nữa (xin lỗi Giáo Sư!), anh vẫn có trách nhiệm, trên vai trò Chủ Tịch, để trình bày. 

Tôi nghĩ đến các em trong GĐPT mà tôi đã có duyên dạy dỗ Phật Pháp, những nhân sự bé nhỏ nhưng cũng là tương lai của Giáo Hội. Chúng ta phải làm sao sống và xử sự cho xứng đáng là lớp người đi trước. Hồi đầu thị ngạn, cầu mong Ơn Trên cho anh biết sai để sửa. Làm sao để biết mình sai? Xin mạn phép thưa rằng, khi mà nhìn lên trên thì sợ Đức Tăng Thống, nhìn xuống thì sợ thành viên, bên này thì sợ chủ nợ, bên kia thì sợ PTTPGQT, ở đâu cũng đem lại sợ hãi tức là mình đã sai rồi đó. Sai trái là chuyện thường tình, biết sửa sai mới là xuất chúng. Mong thay! 

Kính thư,
Minh-Phúc Trần Quốc-Hưng

2015/09/23

Xe Vua, xe Hổ vồ: quan to nói “có”, quan nhỏ chối “không”, dân cười

Văn Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 21.09.2015

Xe Vua, xe Hổ vồ: quan to nói "có", quan nhỏ chối "không", dân cười

Xe vua, xe hổ vồ là những "kiểu" xe ở VN mà các bạn ở nước ngoài khó đoán biết đó là thứ xe gì. Thật ra đó không phải là một loại "nhãn mác" như Toyota, Mercedes, Audi… mà là thứ xe vận tải hàng hóa được chạy ung dung trên khắp mọi nẻo đường nếu có dán một thứ logo đặc biệt chỉ có cánh tài xế và mấy anh Cảnh Sát Giao Thông biết "ám hiệu" này.
Logo đủ loại "xe vua, xe Hổ vồ" được bán cho các chủ xe tải ở TP Sài Gòn và các tỉnh lân cận.
Thứ logo này chỉ là một hình vẽ nhỏ dán trước kính xe. Không phải là logo do các quan chức có thẩm quyền cấp phát cho những "nhân vật VIP" mà là của mấy anh thường dân bán cho mấy hãng xe vận tải.

Nếu hàng tháng chịu khó mua logo này thì xe chở bất cứ thứ hàng gì, đất đá, xi măng cùng đủ loại "tạp nham" khác, dù xe chở "quá tải" tức là xe chở quá trọng lượng được cho phép cũng chạy vù vù, bất chấp luật lệ, chẳng có anh CSGT nào thổi còi phạt. Có khi chở quá tới 150% hay 200% cũng cho qua luôn.

Những chiếc xe đó được người dân gọi là "Xe Vua".

Còn loại xe "hổ vồ" là loại xe cồng kềnh, nặng vài chục tấn nghênh ngang đi trong thành phố, người dân sợ hết hồn còn hơn là bị hổ vồ nên người dân mau tìm đường tránh. Những chiếc xe ấy thường là xe của các công ty đại gia, không con vua thì cũng cháu chúa, thôi thì tránh voi chẳng xấu mặt nào nên người dân đành thua.

Bộ CA nói "có", TP Sài Gòn nói "không"
Vụ bán logo cho xe tải làm bùa hộ mệnh để mặc sức chở quá tải mà không hề bị phạt đang rộ lên một luồng sóng phẫn nộ. Chuyện này đã từng xảy ra và đã rừng khiến dư luận rầm rộ một thời gian rồi nín bặt.

Lần này nó lạị bùng lên và có điếu rất lạ ở chỗ sau khi sự việc lộ diện, bộ công an thì bảo có, nhưng Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (PC67), Công an TP Sài Gòn khẳng định "Không hề có chuyện như vậy, đó chỉ là dư luận".
Trưa 28-8, trong vòng 30 phút có đến 20 chiếc xe vận tải dán logo như thế này của doanh nghiệp vận tải hàng đến khu vực gần trạm thu phí An Sương.
Cụ thể, chiều 29/8, Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến - Cục trưởng Cảnh sát hình sự (C45), Bộ Công an cho biết, sự việc xẩy ra ở TP Sài Gòn, sau 5 tháng điều tra, cảnh sát hình sự đã tạm giữ 7 người liên quan đến đường dây tự xưng có quen biết với nhiều cán bộ, lãnh đạo của Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông, đoàn kiểm tra liên ngành và thực hiện tự in các logo giá từ 400 đồng đến 1.000 đồng mỗi logo bán cho chủ xe giá từ 2,5 đến 3 triệu đồng một tháng, với đảm bảo hàng ngày các đối tượng này sẽ thông tin cho các tài xế những khu vực mà các cơ quan chức năng tuần tra, nếu tài xế bị bắt thì nhóm này ra tay can thiệp.

Cả một hệ thống có tổ chức bán logo
Ước tính băng nhóm này bảo kê cho hàng trăm nhà xe với hơn 1.000 đầu xe các loại, mỗi tháng thu lợi bất chính số tiền từ 2,5-3 tỉ đồng từ việc bán logo. Cục trưởng C45 nhấn mạnh, về thủ đoạn tổ chức, nhóm này có một hệ thống móc nối với cán bộ làm nhiệm vụ, có cả thanh tra giao thông theo dõi tình hình kiểm tra của lực lượng chức năng tại những chốt kiểm soát tải trọng xe lưu động, sau đó báo về cho trung tâm chỉ huy để thông tin cho tài xế. Khi có xe vi phạm, những người này đến xin xỏ để không bị phạt hoặc giảm nhẹ mức phạt, nếu không xin được thì nộp phạt.

Ông Hồ Sỹ Tiến khẳng định;  "C45 sẽ khởi tố vụ án, khởi tố bị can để mở rộng điều tra làm rõ các cá nhân có liên quan "bảo kê" cho đường dây bán logo. Quan điểm của Bộ Công an là xử lý bất kỳ ai có vi phạm kể cả lực lượng công an và thanh tra giao thông".
Cảnh sát giao thông làm gì với chiếc xe chở quá tải như thế này?
Nhưng trước sự việc trên,  Đại tá Trần Thanh Trà, Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (PC67), Công an TP Sài Gòn lại khẳng định : "Không hề có chuyện các xe quá tải gắn logo chạy qua các trạm có CSGT trực mà không hề bị yêu cầu dừng lại. Đó chỉ là dư luận. Nếu cán bộ, chiến sĩ nào liên quan đến việc tổ chức bảo kê, mua bán logo chúng tôi đều kiên quyết xử lý triệt để".

Ông nói có, bà nói không… Vậy hãy tìm xem có hay không?

Lộ mặt thủ phạm đường dây bán logo "xe vua" ở TP Sài Gòn
Bộ Công an cho biết đơn vị này vừa triệt phá 2 đường dây chuyên bán logo "xe vua" cho các loại xe tải trên địa bàn TP Sài Gòn và các tỉnh lân cận.
Lê Thị Cẩm Vân bị bắt vì bán logo xe vua.
Hiện công an đang tạm giữ 7 đối tượng gồm: Lê Thị Cẩm Vân, Mai Văn Thái Em, Nguyễn Mai Hữu Nhân, Huỳnh Tấn Thắng, Trần Trọng Nhân, Trần Quốc Thái và Nguyễn Văn Phúc (tất cả đều ngụ ở huyện Bình Chánh).

Liên quan đến vụ việc, hiện công an đang truy bắt thêm tên Trần Văn Thới (tự Út) - người được xem là cầm đầu đường dây bán logo mang tên gara Thành Đô.

Theo Bộ CA, đây là nhóm người tự xưng có quen biết với nhiều cán bộ, lãnh đạo của Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông, đoàn kiểm tra liên ngành và thực hiện việc in ấn các loại logo sau đó bán cho các nhà xe với giá từ 2,5- 3 triệu đồng/1 logo/1 tháng.

Nhóm này đã hoạt động từ đầu năm 2015 đến nay. Hàng ngày các tên này thông tin cho các tài xế những khu vực mà các cơ quan chức năng tuần tra, nếu tài xế bị bắt thì nhóm bảo kê này ra tay can thiệp.

Tuy nhiên có rất nhiều nhà xe mua logo của nhóm người này nhưng vẫn bị xử phạt, do đó từ việc tiếp nhận đơn thư tố cáo của nhiều tài xế xe tải và phản ảnh người dân về tình trạng xe có gắn logo bảo kê,

Bộ Công an đã vào cuộc điều tra ráo riết nhiều tháng qua và đã bắt giữ một số tên trong nhóm bảo kê nói trên.

Theo cuộc điều tra, trưa 26/8, các trinh sát của C45 phối hợp với Công an TP Sài Gòn bắt quả tang Nguyễn Mai Hữu Nhân bán 2 logo xe chở hàng cho người đàn ông tên Hùng (25 tuổi, ngụ Vĩnh Long) tại một quán cà phê ở huyện Bình Chánh, TP Sài Gòn.

Tại cơ quan công an, Nhân khai có quen biết với Mai Văn Thái Em vào đầu năm 2015. Sau đó, Nhân được Thái Em giao nhiệm vụ đi bán logo xe chở hàng cho các tài xế lái xe có nhu cầu. Mỗi lần bán với giá 2,4 triệu đến 2,6 triệu đồng/cái và Nhân được hưởng 100 ngàn đồng.

Trưa cùng ngày, Thái Em gọi Nhân đến huyện Bình Chánh để bán cho một tài xế 2 logo xe chở hàng với giá 5 triệu đồng thì bị bắt quả tang.
Mẫu logo do Lê Thị Cẩm Vân bảo kê, có logo này cánh tài xế cứ ung dung chất đủ thứ, quá tải cả 200% bất chấp luật lệ, cứ chạy vù vù.
Cơ quan công an xác định Lê Thị Cẩm Vân (33 tuổi, ngụ Tân Kiên, huyện Bình Chánh) là người cầm đầu đường dây chuyên bán logo xe chở hàng nền màu xanh, bảo kê cho các loại xe quá tải trên địa bàn TP Sài Gòn đi các tỉnh lân cận.

Riêng Trần Văn Thới (tự Út) - người được xem là cầm đầu đường dây bán logo mang tên gara Thành Đô. Cơ quan điều tra xác định 2 đường dây này đã bán hàng ngàn logo xe vua cho các chủ xe vận tải.
Xe ben chở đầy đá của Tập đoàn Phúc Lộc lưu thông trên Quốc lộ 1, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Định.
Vậy mà ông Đại tá Trần Thanh Trà, Trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67) - Công an TP Sài Gòn, khẳng định trên địa bàn TP không có nạn xe được bảo kê để chở quá tải, đi vào đường cấm… Cán bộ, chiến sĩ CSGT nào bị phát hiện liên quan đến bảo kê cho các dạng xe này sẽ bị xử lý ngay.

Phải chăng đây là một kiểu che đậy trắng trợn cho cấp dưới lộng hành và rất có thể liên lụy cả tới những sếp lớn?. Còn cái chiêu trò hứa hẹn "Cán bộ nào làm sai sẽ bị xử lý" đã quá nhàm chán, chẳng còn ai tin các ông "xử lý" như thế nào nữa. Cho chìm xuồng cũng là một cách "xử lý".

Người dân nghĩ gì?
Ngay sau khi hai nguồn tin trái ngược trên đây được loan ra trên các phương tiện truyền thông, đã có hàng ngàn lời bình luận của người dân trên hầu hết các trang báo. Đây là tình trạng thường xảy ra ở VN. Các quan che giấu mãi không xong đến lúc bị người dân vạch mặt. Tôi chỉ nêu vài câu trong hàng ngàn lời bình trên các trang báo:

- Bạn đọc Phạm Đạt thắc mắc về sự phi lý: "Nếu cảnh sát giao thông không bảo kê thì làm sao bán được lo go? Hi hi".

- Bạn đọc hai linh nguyen: "Vô lý, nếu không được bảo kê thì làm sao các xe quá tải dán những logo ấy lại qua mặt cơ quan chức năng dễ thế được."

- Bạn Nguyễn Thanh Sang: "Vấn đề nằm sau tấm logo ấy. Chứ không ai tự nhiên bỏ tiền ra mà mua tờ giấy vụn. Cách nói này chỉ nhằm ngụy biện thôi. Dân thường ai dám bán logo nếu không được bảo kê. Dân không ngu đâu. Đọc mà thấy tức."

- Sư Huynh: "Các logo xe vua chẳng qua cũng là ... làm luật theo tháng, tất cả lái xe Việt Nam chẳng ai không biết chuyện làm luật với CSGT , chuyện xảy ra cả chục năm nay nhưng có cơ quan nhà nước nào biết không".

- Bạn đọc nguyentuan: "Muốn đi đến tận cùng của vụ việc: vấn đề là ai đứng sau? ai điều khiển?"

Đúng như bạn Nguyễn Tuân nhận xét, cần phải đi đến tận cùng sự việc vạch rõ những kẻ đứng sau và những kẻ điều khiển cho vây cánh bảo kê các xe vua này.

Điều tra đến nơi đến chốn
Trước sự việc này, hầu hết người dân mong mỏi các cơ quan điều tra phải làm đến nơi đến chốn. Đã bắt được những kẻ bán logo xe vua thì những kẻ đó phải biết bán cho ai, người mua phải biết rất rõ giao thiệp với ông cảnh sát giao thông nào, tên gì, làm ở đâu và ông cảnh sát đó phải biết hàng tháng lãnh được bao nhiêu và phải chia chác cho những cấp nào, thanh tra giao thông cũng phải dính vào mới nuốt trôi được.

Tóm lại tất cả đều có tên tuổi, cấp bậc, chức vụ rõ ràng. Nếu lôi được trọn vẹn những cái tên này mới đáng là một cuộc điều tra mang lại kết quả chống tham nhung từ dưới lên trên ở VN.

Đây là một cuộc điều tra không còn khó khăn vướng mắc gì nữa, chỉ việc tra hỏi những kẻ bị bắt quả tang là lòi ra hết. Vướng mắc nếu có chỉ còn là "chuyện tình cảm, có đi có lại" giữa các quan to với nhau mà thôi. Vụ này không làm đến nơi đến chốn thì chẳng còn mong gì điều tra các vụ khác.

Nếu không làm được người dân chỉ còn biết lắc đầu ngao ngàn "hết thuốc chữa". Chính những loại xe này là thủ phạm cày nát mọi con đường giao thông. Lại lấy tiền dân ra sửa chữa tu bổ, làm mới. Làm mới rồi lại lại hư, lại sửa, chỉ có anh dân đen đưa vai ra gánh chịu hết.

Nói hoài nói mãi rồi mọi chuyện cũng vẫn như cũ.

Trơ trẽn đến thế là cùng
Cũng như vụ xây tượng 14.000 tỉ đồng của tỉnh Sơn La. Mặc dù bị lên án tả tơi, thậm chí câu bình luận đầy giận dữ của giáo sư Toán học Ngô Bảo Châu được loan truyền trên mạng khiến hầu như toàn dân VN đồng tình:
"Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1400 tỷ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh".

Ấy vậy mà tỉnh này phớt lờ, vẫn giữ mức kinh phí 1400 tỷ xây dựng tượng đài. UBND tỉnh Sơn La cho biết, Tỉnh đang giao cho các cơ quan chuyên môn lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các dự án theo quy định Luật đầu tư công, chỉ đạo thẩm định các báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thẩm định (phần nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ), dự trù báo cáo HĐND tỉnh xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án tại kỳ họp chuyên đề lần thứ 6 (tổ chức vào trung tuần tháng 9.2015).

Chúng ta hãy đợi xem thái độ cương quyết trơ trẽn đến độ bị coi là "khốn nạn hoặc thần kinh" này của tỉnh Sơn La có thực hiện được không và chính phủ VN có thái độ như thế nào về việc này.

Dân thì quá chán các ông quan này quá rồi.

Văn Quang