*** TU THÂN, TỀ GIA, TRỊ QUỐC, BÌNH THIÊN HẠ *** CÔNG KHAI THẢO LUẬN, ÂM THẦM HÀNH ĐỘNG *** Đã đến lúc tòan dân Việt hãy muôn lòng như một quyết chí đấu tranh cho QUYỀN DẠ DÀY, QUYỀN LÀM NGƯỜI, QUYỀN TỰ QUYẾT bằng cách ngay lúc này phải GIẢI THỂ TẬP ĐÒAN VIỆT GIAN CỘNG SẢN BUÔN DÂN BÁN NƯỚC!!!

2015/04/30

Bán Dâm không có tội, bán Dân mới có tội

Văn Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 28.04.2015

Bán Dâm không có tội, bán Dân mới có tội

Cùng thời gian này, gần cuối tháng 4 -2015, các phương tiện truyền thông ở VN cổ vũ 40 năm "thống nhất", năm nay có vẻ xôm tụ hơn các năm trước, mọi tin tức về "ngày lễ lớn" này đang lai rai trên các phương tiện truyền thông. Tôi nhận được e mail của một cô em kết nghĩa, cô định cư ở Mỹ, nhưng còn vướng gia đình ở VN nên lâu lâu cô lại về thăm nom. Bất ngờ tuần vừa qua, cô về lại Mỹ.

Trong e mail cô viết: "Em về Mỹ chữa bệnh đúng lúc này để tránh nghe bị chửi". Chuyện này làm tôi nhớ đến hơn 12 năm trong cái gọi là "trại học tập cải tạo". Ngày đi lao động mệt phờ phạc, thế mà tối về đến trại, nằm trong buồng giam buộc phải nghe chiếc loa mắc từ nóc chòi canh chĩa vào trong trại, chửi ra rả "mỹ ngụy" suốt một tháng ròng. Thế mà không phát khùng được mới là lạ. Đến bây giờ tôi vẫn còn rùng mình ghê sợ vì cái đòn tra tấn khủng khiếp này. Vì thế tôi dị ứng nặng với những gì nhắc đến ngày 30-4-75 đã làm cho biết bao gia đình tan nát, trong đó có gia đình tôi. May mà tôi còn đứng dậy được.

Lúc này tuy cuộc chửi rủa có phần bớt đi, và có vẻ như không còn "ăn khách" nữa hoặc chưa đến "thời điểm" nên chưa được làm. Làm những gì, làm ra sao đều do một "ông chủ nhiệm lớn" quyết định cho ngành truyền thông. Cho nên báo chí VN đang khai thác những thông tin đời thường, cho báo mình hấp dẫn hơn.

Đó là hai cái tin: Tiếp viên hàng không VN buôn lậu và tin người mẫu, bán dâm. Đủ mọi mặt của các nhân vật chính, nhân vật phụ được khai thác tối đa. "Cuộc đời ái tình và sự nghiệp" cùng hình ảnh của các cô tiếp viên buôn lậu và người mẫu bán của trời cho được phơi bày chình ình trên các trang báo viết và báo mạng. Độc giả tha hồ "tìm hiểu" và nhìn ngắm thỏa thuê, từ quán cà phê đến nhà hàng sang trọng cũng bàn tán sôi nổi. Có lẽ thời đại này con người thích những chuyện trước mắt hơn là chuyện viển vông, người ta chán rồi.

Thật ra cả hai cái tin trên đây chẳng có gì lạ. Những chuyện như thế xảy ra nhiều lần, nhưng không ai bỏ qua chuyện "mới toanh" như thế này. Ở đây tôi chỉ tóm lược những sự kiện chính và là đi tìm nguyên do của hai thứ tạm gọi là "tệ nạn" đó ở VN.

Tiếp viên hàng không buôn lậu
Sự việc mới nhất, cơ trưởng và tiếp viên chuyến bay VN426 của hãng Hàng không Vietnam Airlines (VNA) bị hải quan sân bay quốc tế Gimhae (Pusan - Hàn Quốc) bắt giữ hôm 10-3 vừa qua ngay khi vừa từ Hà Nội đến vì mang tổng cộng 6 kg vàng giấu dưới đế giày không khai báo hải quan.
Vàng lậu từ Việt Nam sang Hàn Quốc giấu trong đế giày của tiếp viên.
Cụ thể là cơ trưởng Nguyễn Văn Dũng (người lái máy bay chính) giấu 4 kg vàng và một tiếp viên khác trên cùng chuyến bay VN426 giấu 2 kg vàng dưới đế giày đi trót lọt qua sân bay quốc tế này. Chỉ đến khi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Gimhae (Pusan, Hàn Quốc) hai nhân viên này mới bị hải quan sân bay Gimhae bắt giữ ngay khi bị hệ thống máy dò kim loại phát hiện có vàng trong đế giày.
Truyền hình Hàn Quốc đưa tin về vụ buôn lậu vàng của tiếp viên hàng không Việt Nam.
Sự việc đang gây dư luận rất xấu cho uy tín của VNA và ảnh hưởng đến thể diện quốc gia.

Điểm lại vài vụ đã xảy ra trước đây
Chuyện không lạ bởi nhiều năm trước đây đã từng có nhiều vụ "động trời" xảy ra. Chỉ xin điểm lại vài vụ đáng chú ý nhất:

- Ngày 26-3-2014, Cảnh sát Tokyo cho biết họ đã bắt nữ tiếp viên Nguyễn Thị Bích Ngọc vì nghi ngờ cô này vận chuyển hàng ăn cắp. Theo đó, người này bị nghi ngờ vận chuyển 21 món hàng quần áo ăn cắp, trị giá khoảng 125.000 yen (tương đương 25,7 triệu đồng), trên một chiếc xe bus dành riêng cho đoàn bay từ khách sạn ở Osaka đến Sân bay Quốc tế Kansai vào tháng 9 năm ngoái.

Ngoài ra, Cơ quan cảnh sát Nhật còn nghi ngờ khoảng 20 nhân viên khác của Vietnam Airlines cũng có thể đã nhúng tay vào việc vận chuyển hàng ăn cắp. Trong số này, đã có 5 người bị thẩm vấn, bao gồm một phi công và 4 tiếp viên. Chưa kể, có nhiều vụ nhân viên Vietnam Airlines buôn lậu hàng qua cửa khẩu, bị bắt tại Việt Nam.

- Tháng 9-2013, tiếp viên Bùi Ngọc Tuấn của Vietnam Airlines bị an ninh sân bay Nội Bài phát hiện mang 50 điện thoại iPhone 5S từ Paris (Pháp) về nhưng không khai báo.

Cuối năm 2011, siêu mẫu Vĩnh Thụy đã bị khởi tố vì liên quan đến đường dây buôn lậu hàng điện tử và ngoại tệ về TP.Sài Gòn thông qua một số tiếp viên của VNA. Bị khởi tố cùng Vĩnh Thụy có tiếp viên Thái Anh Tiến, tiếp viên VNA.

- Tiếp Viên của VNA còn liên quan đến đường dây rửa tiền và ma túy lớn. Vào tháng 11/2008, Vietnam Airlines đã từng buộc thôi việc đối với phi công Lại Quốc Việt vì tình nghi liên quan đến đường dây rửa tiền và ma túy lớn tại Úc. Với việc vận chuyển trái phép 6,5 triệu đô Úc về Việt Nam, phi công Trần Đình Đang cũng đã bị kết án với mức 4 năm rưỡi tù giam.

Đó chỉ là vài vụ "lẻ tẻ" trong những năm gần đây.

 "Hàng xách tay" là hàng gì?
Những năm gầy đây tôi thường nghe nói đến "hàng xách tay" và khi cần mua hàng nhiều người mong chọn được hàng xách tay vùa rẻ, vừa là hàng chính hiệu từ nước ngoài mang về, tất nhiên là tốt và bảo đảm hơn những hàng bán tại các cửa hàng tại VN thường bị hàng nhái, hàng giả, hàng của mấy chú ba Tàu. Nhiều nhất là mỹ phẩm và các mặt hàng điện tử như điện thoại "xịn", máy tính, máy quay phim chụp hình.
Chiếc túi da cá sấu màu đỏ của "siêu mẫu" Thanh Hằng mang thương hiệu Salvatore Ferragamo có giá lên đến 700 triệu đồng được đưa lên báo khiến nhiều cô gái thèm khát.
Tôi cứ nghĩ là của bà con từ nước ngoài về mang theo bán lại thôi. Thật ra đó là hàng lậu của mấy cô cậu tiếp viên hàng không tuồn về VN. Bởi Các dòng mỹ phẩm, thời trang hàng hiệu, chất lượng cao của Nhật cùng hàng điện tử chính hãng được người Việt ưu chuộng hơn cả. Hàng xách tay khi đem về Việt Nam được bán với giá cao mà không phải chịu bất kỳ khoản thuế nào. 

Ở Hà Nội có cả một khu dân cư chuyên bán "hàng xách tay". Sự tồn tại của cái chợ "hàng xách tay" này cho thấy không phải một mà nhiều đường dây làm ăn phi pháp. Nhát đòn thì buôn vài ba cái, dạn đòn thì mang về cả chục cái gửi mỗi bạn đồng hành, thậm chí gửi cả khách đi máy báy quen mỗi người một hai cái mang giùm, đâu có sao.

Nỗi nhục quốc thể
Ở VN người dân thường nhìn những nữ chiêu đãi viên xinh đẹp, với chiếc áo dài, lưng thon, nở nụ cười tươi như hoa buổi sáng chào đón khách hàng. Tiếp viên hàng không là một nghề cao quý, là đại diện cho hình ảnh một quốc gia. Họ được ăn ngon, mặc đẹp, ngủ khách sạn hạng sang, đi nước ngoài như đi chợ, lương tháng năm bảy chục triệu. Vậy tại sao một số tiếp viên phải buôn lậu? Câu trả lời quá dễ dàng, bởi đạo đức xuống cấp, bởi thời đại này "tiền là tiên là Phật, là sức bật con người". Đã là dân sang phải diện đồ sang, phải có xe hơi, phải có nhà đẹp và hàng chục thứ "sang chảnh" khác nữa khiến người càng sang càng đẹp, được xã hội vì nể phải làm cho ra mặt "ta đây".

Vả lại xã hội tham nhũng từ dưới lên, từ trên xuống, họ có buôn lậu tí đỉnh cũng là lẽ thường trong cái xã hội này. Đôi khi họ còn được bạn bè thân thuộc kính trọng hơn vì cái "tài" của mình. Lúc đó họ chẳng còn biết mình là ai, chẳng còn nghĩ đến tổ quốc tổ cò làm gì cho bận. Đúng là một nỗi nhục quốc thể, nhưng còn nỗi nhục của người công dân VN đối với bạn bè quốc tế, ai gánh chịu?

Và, một câu hỏi nhức nhối khác: tại sao sân bay Tân Sơn Nhất cũng có đủ máy móc lại không thể phát hiện ra số vàng giấu trong đế giày của các tiếp viên?

Đến chuyện người mẫu bán dâm
Cũng lại là chuyện "muôn năm cũ". Bán dâm nước nào chẳng có, chỉ có ít hay nhiều thôi. Chuyện người mẫu và các cô chân dài trong làng showbiz Việt bán dâm đã từng xảy ra quá nhiều lần. Có thể kể đến vụ bán dâm nghìn đô bị phanh phui vào hồi tháng 6 năm 2012, hoa hậu Nam Me-kông Mỹ Xuân được xác định là người có vai trò "đáng kể nhất" khi vừa làm gái bán dâm, vừa trực tiếp quản lý và điều hành đường dây. Và trong khi những tên tuổi có đôi chút tiếng tăm liên quan tới đường dây mua bán dâm này như: Hồng Hà, Thiên Kim, Mỹ Xuân, Jenny Phương... bị phơi bày trên mặt báo với đầy ê chề, tủi hổ, đau đớn.
Một số báo chí và trang mạng đưa tên tuổi, hình ảnh người mẫu bán dâm .
Và cần phải nói huỵch toẹt ra rằng con số bị bắt chỉ quá khiêm nhường. Hầu hết những vụ các tú ông, tú bà đưa các em "hành nghề" ở các khách sạn mới bị tóm. Còn những vụ các quan, các đại gia đưa các nàng đến biệt thự, nhà riêng hoặc đi nước ngoài "hành lạc" thì cơ quan nào cũng đành bó tay. Và còn cả những khách sạn có bảo kê, công an đụng rục rịch đi bắt là họ đã biết trước. Chẳng qua là "bị sao quả tạ chiếu mệnh" nên mấy cô mới bị bắt quả tang thôi.

Theo tin "nóng" nhất, đêm 7/4 lực lượng chức năng ập vào 3 khách sạn tại quận 1 (TP. Sài Gòn) và huyện Bình Chánh (TP. Sài Gòn) thì bắt quả tang 6 cặp nam – nữ đang mua bán dâm. Trong 6 cô gái bị bắt thì Cơ quan điều tra đã khởi tố, tạm giam 4 cô. Đến nay, cơ quan điều tra đã tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam hình sự 5 người có liên quan đến vụ án. Cụ thể, tú ông Lê Bảo Lộc - Giám đốc công ty Đào tạo người mẫu Gia Khang bị khởi tố, tạm giam về hành vi môi giới mại dâm; các người mẫu, diễn viên đồng phạm với Lộc gồm Nguyễn Thị Hải Yến, quê tỉnh Tiền Giang, Nguyễn Thị Diệu Hiền quê tỉnh Khánh Hòa, Đặng Thị Ánh Đào và Lê Thị Bảo Trân quê tỉnh Kiên Giang bị khởi tố, tạm giam về hành vi môi giới mại dâm và bán dâm.

Đường dây bán dâm do Lộc đứng đầu này còn tổ chức các chuyến bán dâm cho các đại gia dạng "sex tour" với mức hàng chục ngàn USD/chuyến. Trong số các gái bán dâm dưới bàn tay của Lê Bảo Lộc có cả cháu gái là Lê Thị Bảo Trân. Đau lòng hơn, có nhiều cô trong đường dây này hiện đang là sinh viên đang theo học các trường đại học, cao đẳng, trung cấp ở TP. Sài Gòn.

Nên hay không nên công bố tên tuổi của người bán và mua dâm?
Để có đề tài mới hơn, các trang báo lại thi nhau đăng tải những bài phỏng vấn và tranh luận về đề tài "ăn tiền" này. Có người đặt câu hỏi trong khi các cô gái bán dâm bị công khai tên tuổi, thậm chí cả "đời tư sự nghiệp", tại sao những người bỏ tiền ra mua dâm lại được giấu kín tên tuổi? Họ đề nghị báo chí phải công bằng, loan tin đầy đủ tên những vị khách mua dâm. Đừng vì họ là đại quan, đại gia mà được ưu đãi.

Có vị lại lý luận chỉ nên công bố tên tuổi của những tú ông tú bà, chăn dắt, dụ dỗ các cô gái đó, nhưng không nên công khai tên tuổi các cô gái trót lầm đường lạc lối, đừng đẩy họ vào con đường cùng, hãy nghĩ đến tương lai dài của họ. Và, ngay cả những người đi mua dâm cũng không nên công khai tên tuổi của họ vì như thế là vi phạm quyền cá nhân của công dân và còn ảnh hưởng đến gia đình, con cái cũng như công việc của họ.

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này?
Có phải chăng, các vụ quan tham, ăn hối lộ, tham nhũng hằng ngày phơi trên mặt báo đã ảnh hưởng đến tâm lý chung của toàn xã hội? Chính vì vậy nên cả xã hội chạy hớt hơ hớt hải theo đồng tiền. Mặt khác những tiện nghi xa hoa đế vương của mấy cô người mẫu, ca sĩ, diễn viên dù là dở ẹc, cũng được "trưng bày" trên nhiều trang báo. Hàng hiệu giờ đã trở thành một thứ thông tin đắt giá như danh tiếng của bất cứ "ngôi sao" nào trong giới giải trí. Một bộ váy áo đáng giá chục ngàn đô, một cái bóp đáng giá cả tỉ đồng, chiếc xe hơi vài tỉ … khiến các cô gái thèm khát như đó là mơ ước lớn nhất của đời mình. Đời sống hào nhoáng, xa hoa, lộng lẫy ấy khác xa với đời sống của hàng mấy chục triệu người dân lao động và những người cùng khổ đang sống ở VN.

Bởi thế lại có lập luận cho rằng các cô gái bán dâm vì hoàn cảnh khó khăn, một "nghề" không ăn cắp ăn trộm của ai, không ép uổng ai, làm ra tiền bằng công sức của chính mình. Chỉ có bọn tham quan ăn cắp ăn cướp của dân, tức là bán dân mới có tội. Lập luận đó đúng hay sai, tùy bạn suy nghĩ./-

Văn Quang

2015/04/28

Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975

Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
 Bảo Giang

Viết về một ngày như ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày làm rúng động cả giang sơn; ngày làm chấn động và thay đổi toàn diện cuộc sống của từng người Việt Nam; ngày như Hồng Thủy ập xuống làm thế gian bỗng tự nhiên ra khác thì quả là không dễ dàng. Bởi vì, nó có rất nhiều điều phải viết đến. Người viết đến trong dòng nước mắt. Kẻ tô son trong nụ cười? Người viết đến những nỗi bất hạnh, kẻ mê mãi viết đến như niềm vui? Rồi người viết đến những vệt máu loang, đọng trên đường, vấy lên tường, chảy bên sông? Lại có kẻ viết vì những thân xác người già em bé nằm chết cong queo trên đường chạy loạn? Viết đến những cái xác vô thừa nhận chết bên bờ lau bụi cỏ? Viết đến nắm xương tàn không tên tuổi trên đồng hoang, trong rừng sâu, nơi góc núi? Hoặc giả, viết đến ngày hoà bình, ngày chấm dứt chiến tranh, ngày đoàn viên?

Tôi bắt đầu đếm ngày 30-4- 1975 bằng những giọt nước mắt vào sáng ngày 01-5-1975 khi mặt trời vừa lên. Tại sao tôi lại khóc? Thật lòng, cho mãi đến hôm nay tôi vẫn không hiểu được tại sao tôi khóc vùi vào buổi sáng hôm ấy. Có phải vì tiềm thức đã báo cho tôi biết trước một cuộc trắng tay như ba mẹ tôi khi họ phải di cư vào nam? Có phải từ ngày hôm nay, mà bắt đầu bằng những cái loa treo ở đầu xóm kia, sẽ đấu tố bản thân tôi và dân tôi bằng những lời lẽ tanh tao, lợm giọng, sắt máu của lớp vô văn hóa mới đến? Hay vì từ đây, không phải riêng tôi, nhưng người Việt Nam đã bị cướp mất bầu trời của hạnh phúc với giấc mơ Hòa Bình trong Tự Do mà họ từng chiến đấu và ấp ủ? Khóc vì hàng cờ đổ, vì lớp mũ đỏ áo hoa dù, bên những mũ sắt còn nguyên ngụy trang với màu xanh lá rừng, và những đôi giày của lính chiến mang theo đầy bụi trên đường giang sơn, giờ vất ngổn ngang trên đường?

Hay tôi khóc vì hình ảnh của một người lính cô đơn gục đầu xuống trên đầu gối, ngồi như tựa vào tường trong thế nghỉ, hay đang chờ đợi một điều gì. Cảnh ngồi lặng lẽ, người đi qua, nào ai biết, người lính với cái mũ sắt vẫn vững trên đầu, đôi tay anh còn ôm chặt lấy khẩu súng M16, nhưng… hồn anh đã về với sông núi từ lúc nào! Tôi bước ra sân, gọi nhỏ, "này anh, anh cần gì không, vào trong này đi". Lạ, không nghe tiếng trả lời. Khi đến nơi, tôi nhìn thấy một dòng máu đã khô đặc trên thân áo. Tôi qụy xuống, nhìn rõ mặt vết thương xuyên ngang cổ từ phía tay phải đi lên. Viên đạn đã làm thủng và làm đỏ thêm lá Cờ Vàng anh quấn trong cổ áo. Tôi bật khóc! Người hàng xóm gào thét lên!

Như thế, người ta gọi đây là ngày gì? Với tôi, đây là một ngày khác tất cả mọi ngày trong đời và trong dòng lịch sử Việt Nam. Ngày mà người ta đã gọi nó bằng nhiều cái tên khác nhau. Nhưng xem ra với bất cứ cái tên nào thì nó cũng diễn tả và đáp ứng được một góc độ nào đó theo cái tên nó được gọi. Tuy khác, nhưng nó sẽ mãi mãi là một ngày mà dòng sử Việt Nam còn lưu ký, còn nhắc đến. Nhắc đến như một vết thương đau đớn nhất của dân tộc.

1. 30-4-1975: Ngày chấm dứt chiến tranh Quốc cộng?
Thật khó để có thể xác định được cuộc chiến súng đạn để giải quyết vấn đề ý thức hệ giữa Quốc Gia và Cộng sản đã khởi đầu từ ngày nào. Nếu tính từ ngày chia đôi đất nước 20-7-1954 thì ngày tạm dứt cuộc chiến bằng súng đạn, đổ máu trên chiến trường là ngày 30-4-1975. Nhưng bất hạnh thay, hết chiến tranh mà không phải là ngày Hòa Bình. Không phải là ngày Thống Nhất của dân tộc Việt Nam. Trái lại, nó là ngày Cộng sản chiến thắng và đẩy hàng triệu người Việt Nam phải bỏ nưóc ra đi. Đẩy hàng triệu người vào các nhà tù, và đẩy hàng triệu triệu người khác vào cuộc sống khốn cùng. Nói đúng theo tên gọi của họ đặt thì hôm nay là ngày "Man Rợ đã thắng Văn Minh"! ( Dương thu Hương) Phải, chỉ vỏn vẹn 6 chữ được viết ra từ ngòi bút của một người cầm súng trong hàng ngũ của những người được gọi là bên chiến thắng khi họ vào Sài Gòn, đã nói lên được tất cả mọi điều cần nói. Trong đó có cả ý nghĩa, hôm này là ngày khai mở ra cuộc chiến mới. Cuộc chiến của con người có Văn Hóa, có Nhân Bản, có Đạo Nghĩa đối đầu với cuộc chiến của man rợ tội ác và dối trá do tập đoàn Cộng Sản cầm đầu. Tính từ đó, cuộc chiến này đã kéo dài ròng rã suốt 40 năm qua, nhưng chưa có dấu hiệu chấm dứt. Trái lại, càng lúc càng khốc liệt hơn. Hy vọng khi nó bước vào giai đoạn khốc liệt nhất thì cũng là lúc Văn Minh, Nhân Bản và Đạo Nghĩa chiến thắng man rợ, gian trá và tội ác. Bởi vì con người cần đến nguồn văn minh tiến bộ để sống. Không ai muốn lủi lại sống trong nô lệ với man di, tội ác!

2. 30-4-1975: Có là ngày giải phóng?
Có thể? Vì chiều nào cũng đủ nghĩa trọn lý. Hơn thế, còn được nhìn, định nghĩa một cách chuẩn xác trong hai thực tế khác biệt mang tính đối nghịch mà nó diễn tả.

a. Bên được giải phóng
Thành phần được hưởng giải phóng đầu tiên trong ngày này là các tội phạm mang án đại hình tại miền nam như cướp của, giết người và những tên phá làng đốt xóm bị bắt từ nhiều năm trước. Kế đến là thành phần ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản, đã ngày đêm nơm nớp lo sợ bị chính quyền và nhân dân miền nam chịt cổ. Nay xem ra thoát nạn rồi? Cả hai cùng hoà nhập vào với dòng thác "cách mạng" Việt cộng, là một tập đoàn quan trọng hơn, đông đảo hơn.
Cuộc chiến mà chúng gọi là "đánh Mỹ cứu nước" và "đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào", mà thực ra đây chỉ là một cuộc đâm thuê chém mướn, giết người đồng chủng do tập đoàn nô lệ Minh, Duẫn, Đồng, Chinh, Giáp, Thọ… thực hiện.
Tập đoàn này bao gồm những kẻ ở trong đội quân mũ cối dép râu hay cái mũ tai bèo và các cấp lãnh đạo CS, đã, đang và sẽ từ rừng xanh, hay từ phía bên kia kéo nhau vào Sài Gòn. Kéo nhau vào Sài Gòn để ngỡ ngàng trước cảnh lạ. Từ nhà cao cửa rộng đến đường phố thênh thang sạch sẽ với những con người văn minh lịch duyệt, tao nhã dù đang cuống cuống vì cuộc chiến vừa tàn mà phần thắng không thuộc về họ. Vào để thấy chính mình là người được giải phóng.

Như thế, từ Giải Phóng được dành cho lớp người này và công cụ gây ra chiến tranh chia lìa, chết chóc của họ là đứng đắn nhất và chính xác nhất. Tại sao? Bởi vì, đôi mắt cũng những đôi mắt ấy. Đôi tai, cũng rõ ràng là đôi tai của người. Nhưng nó đã bị che kín, bịt chặt suốt cuộc đời từ khi sinh ra đến hôm nay. Họ có muốn nhìn cũng không thấy. Muốn nghe không được. Thậm chí có cái miệng mà như câm, hoặc chỉ được nói, được nghe những điều được đảng CS cho nói, cho nghe. Ngoài ra là không. Không tất cả.

Nhưng nay, nhờ ngày 30-4-1075, từ nhớn tới nhỏ, tất cả đều được mở banh ra. Mở banh ra để nhìn cảnh sống, cuộc sống và những con người miền nam trước mặt. Nhìn để thấy, để biết so sánh sự thật trước mặt với những lời gian trá lừa đảo của tổ chức, của đảng CS đã tuyên truyền, nhồi sọ và đẩy họ vào cuộc chiến đẫm máu với người dân miền nam. Cuộc chiến mà chúng gọi là "đánh Mỹ cứu nước" và "đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào", mà thực ra đây chỉ là một cuộc đâm thuê chém mướn, giết người đồng chủng do tập đoàn nô lệ Minh, Duẫn, Đồng, Chinh, Giáp, Thọ… thực hiện.

Gọi đây là cuộc chiến "đâm thuê chém mướn" vì nó đúng nghĩa, chính danh như chính người lãnh đạo của cuộc chiến đã định nghĩa công khai về cuộc chiến này là "ta đánh là đánh cho Trung quốc, cho Liên sô và cho xã hội chủ nghĩa", "chúng tôi kiên cường chiến đấu là vì Mao chủ tịch" (Lê Duẩn). Như thế là quá rõ ràng. Không có một người nào có thẩm quyền định nghĩa về cuộc chiến hơn chính người đã tạo ra và lãnh đạo nó. Sau định nghĩa công khai ấy, chiêu bài bịp bợm "giải phóng miền nam" được khua chiêng đánh trống, tập đoàn CS đã đẩy hàng triệu thanh niên miền bắc vào chiến tranh để có kiếp nạn sinh bắc tử nam. Và đẩy người dân đất bắc vào cuộc sống lầm than với mớ tuyên truyền sọt rác, bệnh hoạn: "Cuộc sống của nhân dân miền nam dưới gót giày xâm lược của Đế quốc Mỹ vô cùng nghèo khổ. Cơm không có mà ăn, quần áo không có mà mặc. Thậm chí, nhiều ngưòi phải lấy túi nylong mà quấn trên người để "bác" không bị lòi ra ngoài"!

Nay hỡi ôi, trước mặt họ là một cảnh tượng sang trọng, văn minh lịch lãm mà đời họ chưa một lần nhìn thấy trong sách vở ở cái thiên đường cộng sản tại miền bắc, nói chi đến cảnh thực. Bàng hoàng và bàng hòang. "ĐM nó, bị chúng lừa gạt rồi"! Ngay lập tức, hàng vạn, hàng triệu người vừa đến đều có chung một câu nói ấy. Trong số, có nhiều người đang làm công tác tuyên truyền để góp phần vào việc che mắt, bịt mồm, che tai đồng loại như Bùi Tín, như Dương thu Hương, "đã ngồi bệt xuống giữa đường phố Sài Gòn mà khóc" và gào lên trong uất nghẹn tủi hờn, ôi, "Man di mọi rợ thắng Văn Minh"! Phải, man đi, mọi rợ, tội ác đã thắng văn minh và nhân bản. Chỉ vỏn vẹn một hàng chữ ấy đã có thể giải thích một cách chuẩn xác là: Bên kia, kể cả thành phần từng theo đóm ăn tàn, nấp bóng miền nam để hoạt động cho cộng sản, là những kẻ nhờ có ngày 30-4-1975 mà được giải phóng

Từ đó, ngày 30-4-1075 có thể được gọi là "Ngày giải phóng"! Và thành phần được giải phóng chủ yếu là những kẻ đang rêu rao và trợ giúp cho cái chiến thắng "vĩ đại" đầy ảo tưởng kia. Hơn thế, nó cũng đáng được gọi là giải phóng. Vì từ sau ngày ấy, tất cả những hình ảnh, văn bản bán nước, lời lẽ tuyên truyền do cộng sản lén lút hay công khai giấu diếm che đậy, nay tất cả đều được giải phóng. Cái mặt nạ "cách mạng" của CS đã cố che đậy từ bấy lâu nay từ từ tụt xuống qua đầu gối!

• Trước hết, sau ngày 30-4-1975 mặt nạ của Hồ chí Minh, "cha già" của Việt cộng theo nhau rớt xuống từng mảng, để ngày nay hầu như đã hiện nguyên hình là một viên thiếu tá tình báo Trung cộng, là đảng viên đảng cộng sản Trung Cộng với cái tên là Hồ Quang, người Hẹ. Hồ Quang không phải là Nguyễn ái Quốc như tôi đã viết trong "đồng chí Nguyễn ái Quốc và tôi". Hồ Quang có thể không có một chút liên hệ nào với dòng máu của người Viêt Nam. Kế đến, chuyện Hồ chí Minh được đảng cộng sản tô son vẽ phấn là " bác không có vợ con, suốt đời phục vụ nhân dân" đã tuột hẳn xuống qua đầu gối, lòi ra vụ Hồ chí Minh đã hãm hiếp (hủ hoá) Nông thị Xuân ngay từ lúc em mười sáu tuổỉ. Đến khi Xuân có bầu, sinh con thì Minh lệnh cho Hoàn thủ tiêu và phi tang bằng vụ tại nạn lưu thông. Nhưng trời bất dung gian, chẳng có cái xe ma nào chạy trên đường để cán lên cái xác của Nông đã chết vì những nhát búa đập vào đầu, để cứu Hồ chí Minh. Phần đứa con thì bị đem cho làm con nuôi!

• Rồi công hàm bán nước của Phạm văn Đồng năm 1958, đến âm mưu của tập đoàn CS HCM muốn giao cả giang sơn và người Việt Nam cho TC theo kế hoạch đồng hóa của đảng cộng sản qua Đặng xuân Khu (1951) "kêu gọi người Việt Nam bỏ chữ Quốc ngữ, học chữ Tàu, uống thuốc Tàu để được xin làm chư hầu cho Trung cộng" được phơi bày ra ánh sáng.

• Và nhờ ngày 30-4-1975, những hung thần như thú hoang của cộng sản là Nguyễn Hộ với câu tuyên bố lẫy lừng "Đối với bọn Ngụy quân, Ngụy quyền, nhà của chúng: ta ở; vợ của chúng: ta xài; con của chúng: ta bắt làm nô lệ; còn bọn chúng nó: ta giam cho đến chết!" đã được giải phóng, đã mở mắt ra để tạ tội với đồng bào, tạ tội với non sông bằng cách xé nát thẻ đảng CS và để lại cho người đi sau "Câu lạc bộ kháng chiến thành phố". Trong đó thái độ nhận thức của ông đã được viết ra một cách rất đáng trân trọng: "Bây giờ trên đầu tôi, không còn bị kẹp chặt bởi cái "kềm sắt" của chủ nghĩa Mác-Lênin, của Đảng cộng sản nữa. Do đó, nó cho phép tôi dám nhìn thẳng vào sự thật và dám chỉ ra sự thật…. Khác với trước đây, khi còn là đảng viên của ĐCSVN – một thứ tù binh của Đảng – tôi chỉ biết nói và suy nghĩ theo những gì mà cấp trên nói và suy nghĩ, còn hiện nay, tôi suy nghĩ rất thoải mái, không bị một sự hạn chế nào khi tư tưởng của tôi đã thực sự được giải phóng". Và trong số những kẻ được giải phóng tại chỗ phải kể đến một số người khác như tướng Trần Độ với "Rồng Rắn". Sau này là Vũ thư Hiên (Đêm giữa ban ngày), Trần Đĩnh (tác giả của Đèn Cù) – một cuốn sách đã gây ra chấn động ở trong nước cũng như hải ngoại vì nhiều chi tiết liên quan đến phương cách đào tạo và kiểm tra lòng trung thành của các đoàn đảng viên CS được tiết lộ.

b. Với bên bị giải phóng
Bên bị giải phóng bao gồm toàn thể quân dân miền nam, ngưởi dân miền bắc, những con ngưòi lương thiện, nhân bản đã hết lòng hy sinh bảo vệ tiền đồ của đất nước. Bảo vệ văn hoá, nhân phẩm, đạo nghĩa của con người. Kết quả, một chiều "Man di mọi rợ thắng Văn Minh", thế gian bỗng nhiên ra khác. Tất cả đều bị giải phóng. Bị tước đoạt tất cả mọi quyền hạn thuộc về con người. Rồi bị đẩy ngược, lùi lại thời nô lệ, thời của man di mọi rợ. Ở đó, là dối trá và tội ác của cộng sản dẫn đầu. Ở đó là một nền giáo dục phản nhân tính con người được CS thi hành để đầy toàn dân đi vào con đường phi nhân Vô Gia Đình, Vô Tôn Giáo, Vô Tổ Quốc của chúng. Từ đó, một đời sống nhân bản bao gồm cả sự đạo hạnh, văn hóa, nhân phẩm của dân tộc bị chà đạp, bị tước đoạt một cách điên cuồng bởi lớp ngưòi man di mọi rợ đến từ rừng hoang. Để tránh tai họa, họ đành liều mình đạp trên cái chết ở biển khổ mà đi. Đi để tìm nguồn sống cho mình, cho gia đình mình và cho một tương lai tốt đẹp hơn cho đất nước. Ngày mai, khi đất nước không còn cộng sản, tôi tin chắc chắn rằng, chính con cháu của họ lại là những người hữu dụng, góp bàn tay, góp trí tuệ và tích cực đóng góp công sức của họ vào việc xây dựng lại một Việt Nam Nhân Bản, Văn Minh, có Đạo nghĩa.

3. 30-4-1975: Có là một ngày mừng?
Nhìn từng đoàn, từng lớp lớp người bị đẩy ra đường phố Hà Nội để vẫy tay chào mừng, bên cạnh những nụ cười lộ rõ những hàm răng bừa, răng quá khổ của lớp quan cán cộng, ai cũng cho đó là ngày mừng. Theo lý, quả thật là ngày mừng. Mừng vì hôm ấy là ngày chấm dứt chiến tranh. Từ nay, người miền nam không còn phải ăn mìn của Việt cộng khi chúng đắp mô trên đường. Rồi trong đêm dài, hay khi trẻ thơ đến trường, không lo phải ăn B40, hoả tiễn 121, 122 hay sơn pháo 130 và đạn Ak được cung cấp từ Nga Tàu như ở Cai Lậy nữa. Rồi ở ngoài kia, cán cộng và những cơ sở nuôi dưỡng chiến tranh của chúng không phải hứng bom rơi đại pháo nữa. Như thế, lý ra là phải mừng. Mừng lớn. Ai ngờ, tất cả là một chữ hụt. Mừng hụt! Bởi lẽ, theo lời cô tôi kể là: "Hàng trăm, hàng ngàn người bị đẩy ra đường để mừng chiến thắng ở khắp nơi trên đất bắc. Nhưng trên mặt thì đầy nước mắt. Họ bảo mừng qúa mà khóc! Nhưng với lòng dân thì khóc một lần để rồi thôi chờ đợi. Sự chờ đợi mỏi mòn của họ nay đã có đáp số. Nước mắt tuôn ra là nước mắt của tuyệt vọng trong chờ đợi được Cụ Diệm, Bác Thiệu, từ trong nam ra giải phóng kiếp tăm tối, nô lệ của họ. Nay lại vỡ òa, khóc trước cho một miền nam sẽ vào chung trong một cái tròng cộng sản." Ấy là chưa kể đến chuyện, rồi đây từng lớp lớp người gìa, ngưòi trẻ sẽ kéo nhau lên rừng sâu, leo dọc Trường Sơn bới đất mà tìm xương con mình! Khi ấy khéo mà khóc không ra nước mắt! Chuyện như thế, mừng được không?

Đi ngược chiều với người dân, hàng quan cán cộng thì cười văng cả hàm răng bừa ra ngoài! Từng lớp, từng hàng hàng thay nhau vào vơ vét của cải ở miền nam đem về. Gạo trắng, một mặt hàng cực hiếm ở miền bắc, bỗng nhiên tràn ngập tất cả các chợ ở miền bắc?

- Gạo ở đâu ra thế?
- "Từ miền nam mang ra đấy. Gạo trắng ở trong ấy có đổ cho lợn ăn cũng không hết!"
Nghe thế, bà mẹ liệt sỹ bao năm phải nhịn ăn để có "hạt gạo cắn làm tư, một phần dành cho miền nam đói khổ" xắn váy lên chửi:
- "Tổ cha nhà chúng nó, vậy mà chúng nó lừa bà là ở trong ấy nghèo khổ lắm, hạt gạo phải cắn làm tư mà chi viện cho họ"!

Riêng anh cán, chị hộ lý tự nhiên thấy mình lên trên đỉnh cao chói lọi của hạnh phúc khi kẹp ở bên nách cái đài transistor từ miền nam đem về. Anh chị cùng chạy đua mở lớn hết cỡ cho cả xóm cùng nghe cho vơi đi những ngày đói khổ. Ôi tuyệt đỉnh của man rợ vừa chiến thắng! Điện, Đài, Đổng, Đạp, (đèn pin, radio, đồng hồ, xe đạp) là những thứ quá tầm thường tại miền nam từ nhiều năm trước, nhiều cái Đài đã từng bị vất vào góc nhà ở miền nam, nay bỗng trở thành một thành tích, một giấc mơ vĩ đại, một đỉnh vinh quang tuyệt đối cho mỗi một quan cán có dịp vào nam và đem về bắc! Họ mừng là phải. Vì không có ngày này, giấc mơ "Điện, Đài, Đổng, Đạp" có thể vào mộ sâu, hay đi theo nắm xương khô trên Trường Sơn, hoặc phơi trần bên bờ hồ Hoàn Kiếm! Như thế, nếu đây là ngày "có triệu người vui" thì có hàng triệu triệu ngưòi buồn!

4. 30-4-1975: Có là ngày đoàn viên?
Thật khó mà tìm được chữ đoàn viên mặc dù có một số gia đình có dịp đoàn tụ. Thật vậy, hoàn cảnh các gia đình tại Việt Nam sau ngày 30-4-1975 là những cuộc chia ly, tan nát." Sài Gòn ơi, ta có ngờ đâu rằng, một lần đi là một lần vĩnh biệt, một lần đi là một lần mất dấu quay về…" (Nguyệt Ánh) Lời ca bi thương ấy, trong chúng ta, ai chưa từng biết đến chia ly? Nay biết bao người phải chia tay Sài Gòn và nhiều người đã phải vĩnh biệt với những yêu dấu ở một nơi đã cho họ cuộc sống và một ước mơ với quê hương và dân tộc Việt? Như thế, Sài Gòn đã mất, người Việt Nam chỉ thấy chia ly, không có đoàn viên, chẳng có đoàn tụ.

Còn người mới đến thì ra sao? Có tìm được một lối quay về và đoàn viên không? Xin hãy nghe Trần Đĩnh kể lại cuộc "đoàn tụ" của ngươi về như sau: "Vài hôm sau, ở Huỳnh Tịnh Của, tình cờ gặp Minh Trường, phóng viên nhiếp ảnh Thông tấn xã năm 1971 đã cùng tôi vào vùng trốn lụt của Hải Dương. Anh thuộc lớp người đầu tiên về Sài Gòn chiến thắng. Nhưng anh đã nếm một chiến bại đớn đau. Hơn một năm sau kể lại với tôi, giọng anh vẫn run run như nghẹn lại. Lẽ tất nhiên anh rất vui khi lần đầu tiên trở lại đứng trước nhà mình bấm chuông.
Việt cộng đã tạo ra ngày 20-7-1954 chia cắt đất nước ra làm hai, tạo nên một cuộc chia ly tang thương nhất trong lịch sử Việt Nam. Cuộc chia ly ấy có đến một triệu người phải bỏ miền bắc, phải bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, phải bỏ lại cả cha mẹ, anh em, họ hàng, bạn bè để trốn chạy cộng sản, di cư vào nam. Kế đến Việt cộng tạo nên một biển máu trong cuộc chiến tại miền nam. Lại đẩy hàng triệu thanh niên miền bắc vào kiếp nạn sinh bắc tử nam. Đã giết hại hàng trăm ngàn quân, dân, chính, học sinh tại miền nam. Nay 30-4-1975, cộng sản lại tràn vào Sài Gòn.
Mẹ anh mở cửa. Thì mẹ liền chắp hai tay lạy: – Anh còn sống thì tôi mừng nhưng anh về thì tất cả các đứa con bao lâu nay sống với tôi, chăm sóc phụng dưỡng tôi đều đã bị các anh lôi đi tù hết mất rồi. Anh về thì nhà này tan nát, thì tôi trơ trọi. Thôi, tôi xin anh, anh đi với đồng chí của anh đi cho mẹ con tôi yên…
"(Đèn Cù 485). Như thế, chuyện đoàn viên trong vui mừng, hạnh phúc, vĩnh viễn là chữ không, Sự đoàn tụ gượng ép ở trong nhà cũng không có, nói chi đến đoàn viên của xã hội!

5. 30-4-1975: Có là ngày uất hận, ngày tủi nhục của cả non sông?
"Gia đình tôi có hai liệt sĩ: Nguyễn Văn Bảo (anh ruột) – Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam – hy sinh ngày 09.01.1966 trong trận ném bom tấn công đầu tiên của quân xâm lược Mỹ vào Việt Nam (vào Củ Chi); Trần Thị Thiệt (vợ tôi) – cán bộ phụ nữ Sài Gòn – bị bắt và bị đánh chết tại Tổng nha Cảnh sát hồi Mậu Thân (1968), nhưng phải thú nhận rằng chúng tôi đã chọn sai lý tưởng (là đi theo): cộng sản chủ nghĩa. Bởi vì suốt hơn 60 năm trên con đường cách mạng cộng sản ấy, nhân dân Việt Nam đã chịu sự hy sinh quá lớn lao, nhưng cuối cùng chẳng được gì, đất nước vẫn nghèo nàn, lạc hậu, nhân dân không có ấm no, hạnh phúc, không có dân chủ tự do. Đó là điều sỉ nhục."(Nguyễn Hộ).

Ở một khía cạnh khác. Cũng sau ngày này, người con gái Việt Nam, con cháu của Trưng, Triệu, bị Nguyễn minh Triết, chủ tịch cái nhà nước gọi là CHXHCNVN biến thành gái gọi, gái bao với lời rao bán, chào hàng, mời gọi khách hàng một cách vô văn hóa, vô đạo đức: " vào đi các ông, ở đấy có nhiều gái đẹp". Câu mời khách của một tên ma cô gác động ở Khâm Thiên, ở ngã ba Chú ía, có lẽ cũng bằng ngần ấy từ ngữ! Kết qủa, sau lời mời ấy là từng toán thiếu nữ Việt Nam tuổi từ 18-25 được lột trần truồng ra cho những tên già lão, bệnh hoạn mang tên Tàu Đài Loan, Đại Hàn, Tàu Trung cộng ngắm nghía, soi mói và bỏ ra ít tiền để mua về làm… vợ. Và từng đoàn khác thì được xuất cảnh với danh nghĩa lao động ở nước ngoài mà thực chất là bị bán vào các ổ, động ở Mã Lai, Trung cộng… Ngần ấy đủ nói lên cái uất hận và tủi nhục cho giang sơn hay chưa?

6. 30-4-1975: Có là ngày Thống Nhất?
Vì theo đuổi cuộc chiến tranh "Ta đánh Mỹ là đánh cho Trung Quốc, Liên Xô, cho xã hội chủ nghĩa" và "tất cả những công việc của chúng tôi làm đều phụ thuộc vào Mao chủ tịch" (Lê Duẩn), Việt cộng đã tạo ra ngày 20-7-1954 chia cắt đất nước ra làm hai, tạo nên một cuộc chia ly tang thương nhất trong lịch sử Việt Nam. Cuộc chia ly ấy có đến một triệu người phải bỏ miền bắc, phải bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, phải bỏ lại cả cha mẹ, anh em, họ hàng, bạn bè để trốn chạy cộng sản, di cư vào nam. Kế đến Việt cộng tạo nên một biển máu trong cuộc chiến tại miền nam. Lại đẩy hàng triệu thanh niên miền bắc vào kiếp nạn sinh bắc tử nam. Đã giết hại hàng trăm ngàn quân, dân, chính, học sinh tại miền nam. Nay 30-4-1975, cộng sản lại tràn vào Sài Gòn. Ranh giới là cầu Bến Hải do chúng tạo ra chia cắt tuy được xóa bỏ, nhưng thực tế đã cho thấy, lãnh thổ được coi là thống nhất, nhưng cũng có quá nhiều phần đất như Hoàng Sa, Trường Sa, Nam Quan Bản Giốc, Lão Sơn, bãi biển Tục Lãm và một phần vịnh Bắc Bộ đã bị cộng sản dâng cho Trung cộng.

Phần diện địa đã thế, đến phần tinh thần, CS không bao giờ thống nhất được lòng dân, Trái lại, là tạo ra quá nhiều ly tán, bạc nhược, suy đồi. Nếu điều gì người dân ngày nay có thể tự thống nhất được với nhau thì đó chính là lòng căm thù cộng sản! Thực tế nhá, chỉ cần một học sinh 18 tuổi đời cũng đã biết viết nên một hàng chữ diễn tả được nỗi lòng của toàn dân Việt Nam: "đảng cộng sản hãy đi chết đi" (Phương Uyên). Em biết, nếu chúng chết đi, ngưòi dân có cơ hội Thống Nhất để xây dựng lại đất nước. Nếu không, chỉ thấy từng đoàn người, nay có cả cán cộng nhập cuộc nữa, nhấp nhổm tìm mọi cách bỏ nước ra đi. Nước không giữ được dân thì làm gì có chữ Thống Nhất!

7. 30-4-1975: Mãi Mãi Là Ngày Quốc Hận!
Với những điều tôi nêu ra ở trên, dù còn rất nhiều điều cần phải nói đến nữa, cũng là quá đủ để minh chứng rằng 30-4-1075 Mãi Mãi Là Ngày Quốc Hận. Mãi Mãi là Ngày Quốc Hận bởi vì vào ngày 30-4-1975, chỉ có một kẻ duy nhất chiến thắng, đó là đảng Cộng sản Việt Nam. Kẻ bại trận chính là Dân Tộc, là Toàn Dân Việt Nam. Vì chiến thắng trong cuộc chiến do chính CS gây ra, nên tập đoàn đảng cộng sản đã cướp, chiếm đoạt hoàn toàn chính quyền và nền chính trị tại Việt Nam. Từ đây, đảng CSVN đã biến chính quyền thành nhà nước CHXHCN, thành một tổ chức phi nhân, thành một cánh tay hợp pháp để CS chiếm đoạt, tước đoạt mọi công quyền và nhân quyền của người dân Việt Nam.

Đảng cộng sản đã biến nhà nưóc CHXHCN thành một công cụ hợp pháp để chiếm đoạt và cưỡng đoạt quyền tư hữu của người dân. Tổ chức cướp tài sản, cướp nhà, cướp đất, cướp ruộng vườn, cướp các cơ sở kinh doanh của nhân dân Việt Nam, lúc trước là mùa đấu tố, sau này là cái gọi là quy hoạch. Mục đích, trước là phá nát đời sống an bình, yên vui của người dân. Sau là thu tóm mọi tài sản của đất nước vào tay đảng cộng sản. Đảng Cộng sản đã biến nhà nưóc CHXHCN thành một công cụ hợp pháp để tuyên truyền một thứ văn hóa và đạo đức thô bỉ, hạ cấp của Hồ chí Minh với mục đích phá nát nền Văn Hóa Nhân Bản và luân thường đạo nghĩa của xã hội và của các tôn giáo tại Việt Nam. Và đảng CS đã biến nhà nước thành công cụ hợp pháp để CS bắt bớ và bỏ tù, đàn áp tất cả những tinh hoa của đất nước.

Nhờ 30-4-1975, đảng CSVN, một tập đoàn phản quốc đã biến nhà nước CHXHCN thành một công cụ hợp pháp để chúng có chính danh bán đất đai, biển đảo của Tổ Quốc Việt Nam cho Trung Cộng qua các Công Hàm 1951 và các Hiệp Thương, Hiệp Ứóc biên giới, cũng như các khế ước thuê bao rừng đầu nguồn và khai thác Bauxite độc hại ở cao nguyên để di họa cho dân chúng mai sau.
Hiện nay, lòng dân càng lúc càng mãnh liệt đòi hỏi Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, Công Lý. Ý thức của mỗi cá nhân, của các đoàn thể mỗi lúc một dâng cao. Nhiều người, nhiều nơi đã vượt qua sự sợ hãi để tiến đến những cuộc phản đối, đình công biểu tình tập thể. Nhiều gia đình trước cảnh cướp ngày của Việt cộng đã theo Đoàn văn Vươn giương cao biểu ngữ: "Gia đình tôi thề quyết tử chống bè lũ CSVN cướp ngày đến hơi thở cuối cùng.." Lời thề ấy, trước là để bảo vệ lấy quyền sống và quyền lợi của mình sau là "cảnh tỉnh đồng bào về đại họa cộng sản". Tất cả đang bước vào cuộc chiến không khoan nhượng với đảng cộng sản.
Ấy là chưa kể đến chuyện chúng luôn tạo điều kiện cho các nhà thầu Trung Cộng độc chiếm mọi công trình xây dựng cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, chiếm hết mọi nguồn lợi kinh tế của người dân Việt Nam. Kế đến, tập đoàn đảng CSVN đã biến nhà nước này thành một công cụ hợp pháp để chúng tự ký mật ước Thành Đô nhằm biến Việt Nam thành một tỉnh bang trực thuộc Bắc Kinh, biến dân tộc Việt thành một thứ Hán nô lệ vào năm 2020? Nếu điều này xảy ra thì tập đoàn này nên nhớ rằng. Tất cả những tội ác Cộng sản đã gây ra cho người dân trong chiến tranh, còn có thể bào chữa, còn có chỗ bao che, dung thứ. Nhưng tội phản quốc, tội bán nước, một trọng tội đối với Tổ Quốc, đối với hồn thiêng sông núi, đối với anh linh của tiền nhân, đối với máu xương của dân tộc Việt Nam, vĩnh viễn trời không tha và đất chẳng dung, nói chi đến con người.

8. Lời kết
Người Việt Nam không có nhu cầu thù hận nhau, hay hận thù bất cứ một ai. Họ chỉ có một ngoại lệ duy nhất là dành nó cho tập đoàn đảng Cộng sản tại Việt Nam mà thôi. Theo đó, mọi người đều khẳng định rằng. Đường đi là vạn nan, nhưng chỉ cần một lần giải quyết là đủ. Hiện nay, lòng dân càng lúc càng mãnh liệt đòi hỏi Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, Công Lý. Ý thức của mỗi cá nhân, của các đoàn thể mỗi lúc một dâng cao. Nhiều người, nhiều nơi đã vượt qua sự sợ hãi để tiến đến những cuộc phản đối, đình công biểu tình tập thể. Nhiều gia đình trước cảnh cướp ngày của Việt cộng đã theo Đoàn văn Vươn giương cao biểu ngữ: "Gia đình tôi thề quyết tử chống bè lũ CSVN cướp ngày đến hơi thở cuối cùng.." Lời thề ấy, trước là để bảo vệ lấy quyền sống và quyền lợi của mình sau là "cảnh tỉnh đồng bào về đại họa cộng sản". Tất cả đang bước vào cuộc chiến không khoan nhượng với đảng cộng sản.

Theo đó, còn cộng sản là còn Quốc Hận. Còn CS là còn đấu tranh. Cuộc tranh đấu là vạn nan, nhưng chỉ cần một lần giải quyết là đủ: "Đánh cho Tàu cút, đánh cho Cộng tan" là nhà nhà đoàn viên. Cả nước hân hoan trong ngày mừng Độc Lập và Thống Nhất Dân Tộc trong Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền và Công Lý.

Hỡi đồng bào ơi!
Nào ta đi cho ngày mai đổi mới,
Nào ta về cho đất nước hồi sinh.
Chị ngã xuống, em đứng dậy,
Diệt cho hết phường bán nước hại dân.
Mẹ phất cờ, con ra trận,
Quét cho sạch bọn bành trướng bắc phương.
Cho ngàn ngàn sau dòng sử Việt còn lưu danh cùng trời đất,
Cho vạn vạn thế, người nước Nam cùng bốn bể an lạc, hòa minh.

Bảo Giang
4-2015

2015/04/22

Tình trạng bức cung, dùng nhục hình và oan sai vẫn tái diễn

Văn Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 20.04.2015

Tình trạng bức cung, dùng nhục hình và oan sai vẫn tái diễn

Trùng hợp với phiên tòa sơ thẩm vụ công an dùng nhục hình dẫn đến chết người tại Công an TP Tuy Hòa (Phú Yên) được mở vào sáng ngày 07 tháng 4 vừa qua và gần đây những vụ người dân thường chết oan và quốc hội VN cũng đang tranh luận sôi nổi về vấn đề này, dư luận tại VN lại nổi sóng khiến người dân "bức xúc". 
 
Trước hết xin nói về từ ngữ "bức xúc" mà các quan chức và báo chí VN thường dùng để chỉ ra thái độ của người dân trước những việc làm sai trái, thiếu minh bạch của các cơ quan công quyền. Trường hợp nào cũng chỉ là "bức xúc" để đánh đồng việc lớn cũng như việc nhỏ. Đánh chết người hay ăn trộm một con gà cũng chỉ như nhau.

Tiếng Việt đâu có nghèo nàn đến thế. Cần phải phân biệt rõ việc nào người dân bực tức bất bình, việc nào người dân căm phẫn, việc nào người dân oán hận… Không thể dùng từ ngữ "bức xúc" để làm nhẹ bớt tội ác trước những cảm nghĩ chính xác nhất của người dân. Đó là kiểu "ăn gian chữ nghĩa".

Trong 3 năm gần đây đã có 226 trường hợp chết tại trại tạm giam
Chuyện gần nhất, vào ngày 8-4 vừa qua, tại trụ sở của Công an huyện Khoái Châu, Hưng Yên xảy ra vụ một nghi can chết bất thường. Nạn nhân là anh Nguyễn Đức Duân (SN 1982) ở xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, người bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.
 
Trước khi tử vong bị can này khỏe mạnh bình thường, gần 1 tháng bị tạm giam không có biểu hiện gì. Vụ việc này lại bổ sung thêm con số người chết khi bị tạm giữ, tạm giam vốn đang gây nóng bỏng dư luận.

Báo cáo trước Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về "tình hình oan sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật", Bộ Công an cho biết: Từ tháng 10.2011 đến tháng 9.2014 (trong 3 năm) đã có 226 trường hợp chết tại nhà tạm giữ, trại tạm giam.
Vụ án của ông Nguyễn Thanh Chấn là một vụ án điển hình về bức cung nhục hình. Ông Chấn đã phải ở tù oan đến 10 năm mới được minh oan.
Ngoài những mang tai tiếng như vụ án của ông Nguyễn Thanh Chấn là một vụ án điển hình về bức cung nhục hình. Ông Chấn đã phải ở tù oan đến 10 năm mới được minh oan. Tiếp đến vụ 7 thanh niên ở Sóc Trăng bị bức cung, nhục hình trong điều tra gây chấn động dư luận vì mức độ tàn nhẫn của điều tra viên.
 
Nếu bạn vào Google, gõ từ khóa "chết tại trụ sở công an", sẽ có ngay hơn 7,2 triệu kết quả; còn với từ khóa "tự tử tại trụ sở công an" thì con số này là 1,5 triệu khiến những ai quan tâm không khỏi giật mình.

Sắp xếp, bắt tay, bao che việc bức cung
Trong năm 2015, 2016, chưa giải quyết xong 11 vụ án kéo dài trên 5 năm và các vụ án khác dư luận quan tâm. Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng việc vi phạm trong tố tụng dẫn đến bức cung nhục hình chết người rõ ràng chứng tỏ có việc xử lý chưa nghiêm minh và dấu hiệu bao che cho nhau của cán bộ các cơ quan pháp luật. Tại sao chỉ khi báo chí vào cuộc, có lệnh của cấp trên chỉ đạo xuống thì mới xem xét nghiêm túc sự việc theo hướng quy lỗi cho người thừa hành (ban đầu, cơ quan tố tụng ở địa phương chỉ nhăm nhăm bào chữa cho mình).
Thạch Sô Phách (trái) và Trần Hol là hai trong 7 thanh niên ở Sóc Trăng bị bức cung, nhục hình gây chấn động dư luận vì mức độ tàn nhẫn của điều tra viên.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nhận định: "Tại sao có những vụ cả 5-7 cán bộ tham gia vụ ép cung, nhục hình? Tôi không thể hình dung nổi sao xảy ra chuyện này. Rõ ràng có sự sắp xếp, bắt tay, bao che cho nhau để làm sai như vậy".

Vụ án "điển hình" tại Tuy Hòa
Sở dĩ ông Phước nhận định như vậy vì trong cùng thời điểm này, ngày 07-4-2015 vừa qua, phiên tòa sơ thẩm vụ công an dùng nhục hình dẫn đến chết người tại Công an TP Tuy Hòa (Phú Yên) được mở.

Vụ án này đã được xét xử cách đây đúng 1 năm, nhưng vì phiên xét xử của tòa án Tuy Hòa không nghiêm minh nên phải xử lại. Vụ án này tôi đã tường thuật khá chi tiết trong bài "Xin anh đừng đánh, từ sáng tới giờ em bị đánh bầm dập rồi" vào ngày 04-4-2014. Đó là tiêu đề dựa theo lời van xin của nạn nhân bị điều tra viên đánh đến chết. Xin tóm tắt vụ án này để bạn đọc tiện theo dõi.

Theo cáo trạng, do nghi ngờ ông Kiều liên quan đến một vụ trộm cắp tài sản, ông Lê Đức Hoàn, Phó Công an TP Tuy Hòa đã chỉ thị cho cấp dưới đến nhà bắt ông Kiều vào lúc 3g15 ngày 13.5.2012, rồi đưa về trụ sở Công an Tuy Hòa. Tại đây, các bị cáo trên đã thay nhau dùng dùi cui đánh ông Kiều, trong đó, Thành đã cầm dùi cui bổ thẳng vào đầu ông Kiều 2 - 3 cái. Lúc 17g40 cùng ngày, ông Kiều tử vong do chấn thương sọ não.

Cấp nhỏ bị tù, cấp lớn hưởng án treo
Trước đó, trong phần luận tội, kiểm sát viên Ngô Thị Hồng Minh, đại diện Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) TP Tuy Hòa, đề nghị mức án từ 5 năm đến 5 năm 6 tháng tù đối với bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành (nguyên thiếu úy, cán bộ điều tra - Công an TP Tuy Hòa, người có cấp bậc nhỏ nhất trong số 5 bị cáo), 4 bị cáo còn lại được đề nghị từ 12 đến 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo (!).
 
Những lời khai của 5 bị can này trái ngược nhau gần như một cuộc "đấu khẩu" và anh nào cũng muốn tự bảo vệ mình nên "tố" nhau lung tung trước tòa làm cho những lời khai bất nhất. Nhưng cũng chính từ đó cũng thấy được gần như toàn bộ cảnh tra hỏi của những người có trách nhiệm.

Lời khai sau cùng:"Tôi rất nhục nhã khi phải đứng chung với các anh"
Trong phiên tòa thứ nhất này, từ đầu đến cuối bị cáo chính Nguyễn Thân Thảo Thành đều nói mình không đánh nạn nhân.
 
Nói lời sau cùng tại phiên xử sáng 29-3-2104, bị cáo Thành nói: "Tôi rất nhục nhã khi đứng với những con người như thế này. Họ đánh chết người mà không dám nhận. Tôi xin các phóng viên hãy nói rõ việc này. Tôi là con người thẳng thắn. Những gì tôi nói là sự thật".

Phiên tòa thứ hai: đề nghị của luật sư bị bác bỏ
Đến phiên tòa thứ hai vào ngày 13-4-2015, LS Đôn đề nghị khởi tố bị cáo Lê Đức Hoàn về tội "bắt giữ người trái pháp luật", khởi tố ông Lê Minh Chánh, Viện trưởng VKSND thành phố Tuy Hòa về tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội. Đồng thời, cần giám định lại, làm rõ các thương tích ở đầu, ngực, bụng anh Kiều do ai gây ra. (Xin nhắc lại, trả lời HĐXX về tình trạng thương tích trên thi thể anh Ngô Thanh Kiều).
 
Giám định viên Hoàng Việt, đại diện Trung tâm Giám định pháp y Phú Yên, nói: "Qua khám nghiệm, trên thi thể nạn nhân có rất nhiều vết thương, không thể đếm hết. Khi các cán bộ điều tra cùng chúng tôi chia nhau đếm thì xác định sơ bộ có khoảng 63 vết thương".)
 
Luật sư Đôn đặt câu hỏi: "Có hay không việc "thí tốt", dồn tội cho bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành, là bị cáo có cấp bậc thấp nhất, là người ở một vùng quê xa nghèo, không thân thế?"
 
Luật sư Võ An Đôn tình nguyện bào chữa không công cho gia đình nạn nhân Ngô Thanh Kiều, cho rằng: "Hội Đồng Xét Xử (HĐXX) đã liều lĩnh, đạp lên dư luận, pháp luật để ra bản án trái pháp luật. Một bản án bỏ lọt tội phạm nguy hiểm. Cụ thể ở đây là ông Lê Đức Hoàn phạm 3 tội nhưng không bị khởi tố tội nào. Một bản án không đúng khung hình phạt. Năm bị cáo trên phải bị truy tố tội "Cố ý gây thương tích dẫn đến chết người" hoặc tội "Giết người" mới đúng".
 
Tuy nhiên đại diện VKSND cho rằng, không có căn cứ chấp nhận các đề nghị đó. VKS cũng bác đề nghị khởi tố ông Lê Minh Chánh, Viện trưởng VKSND thành phố Tuy Hòa. Thế là một lần nữa đề nghị chính đáng của luât sư và gia đình nạn nhân kể như "huề cả làng".

Ông Phó CA Tuy Hòa chỉ bị án treo, phạt cũng như không
Chiều 15-4-2015 phiên tòa đã tuyên án. Lê Đức Hoàn nguyên phó CA TP Tuy Hòa chỉ bị phạt 9 tháng tù cho hưởng án treo vì… có nhiều năm công tác, có nhiều thành tích trong công tác nên được giảm nhẹ hình phạt. Có lẽ vì bị dư luận chỉ trích dữ dội nên lần này tòa xử "án treo" cho có mà thôi, xử kiểu này cũng như không!
Bị cáo Thành, người có cấp bậc thấp nhất bị tù nặng nhất: 8 năm tù.
Còn các "đàn em" khác bị kết án tù. Người có cấp bậc nhỏ nhất là Nguyễn Thân Thảo Thành: (nguyên thiếu úy, trinh sát Công an TP Tuy Hòa) nhận mức án nặng nhất là 8 năm tù. Nguyễn Minh Quyền (nguyên thiếu tá, Đội phó Đội trinh sát Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Phú Yên) 2 năm 6 tháng tù. Phạm Ngọc Mẫn (nguyên thượng úy, cán bộ Công an TP Tuy Hòa) 2 năm 3 tháng tù. Nguyễn Tấn Quang (nguyên thiếu tá, cán bộ Công an TP Tuy Hòa) 2 năm tù. Đỗ Như Huy (nguyên trung úy, cán bộ Công an TP Tuy Hòa) một năm tù cho hưởng án treo.
Ông Ngô Văn Cộ (cha Kiều) gục đầu khi nghe tòa tuyên án.
Sau khi nghe tòa tuyên án, cha của nạn nhân bị chết oan đã đổ gục ngay trên ghế, còn bà Tuyết (chị của nạn nhân Kiều) gào khóc trước cổng tòa phản đối mức án do tòa án tỉnh này vừa tuyên!
Bà Ngô Thị Tuyết (chị Ngô Thanh Kiều) ra trước cổng TAND tỉnh Phú Yên gào khóc phản đối mức án do tòa án tỉnh này vừa tuyên.
Dùi cui quật vào lòng tin của dân
Lê Thanh Phong dã viết trên báo Lao Động: "Chẳng cần phải chờ đợi một bản án và những tuyên phạt của hội đồng xét xử cho các bị cáo là công an dùng nhục hình đối với Ngô Thanh Kiều, thì nhân dân cũng đủ kết luận và "tuyên án" đối với họ.
Cho dù các các điều tra viên có cúi đầu xin lỗi gia đình nạn nhân thì cũng không thể vơi bớt nỗi đau trong lòng của người vợ mất chồng, hai đứa con mất cha, cũng không xoa dịu được cơn giận của người dân.
Nhân dân tuyên án dựa trên hành vi:
 
- 5 anh công an này đã dùng dùi cui quật vào lương tâm của chính mình.
- 5 anh công an này đã dùng dùi cui quật vào danh dự của người công an nhân dân.
- 5 anh công an này đã dùng dùi cui quật vào lòng tin của dân".

Thật ra những cảnh bức cung, dùng nhục hình, người dân sợ quá phải nhận tội, bất kể tội gì dù tội giết người, đã từng diễn ra rất nhiều lần tại các cơ quan điều tra.
 
Tuy nhiên đề nghị phải gắn camera thu hình và có luật sư khi bị hỏi cung được rất nhiều người ủng hộ vẫn chưa có lời giải đáp. Những vụ án xử như thế này chỉ mang thêm nhiều tai tiếng. Như thế thì đừng hỏi tại sao tình trạng bức cung, dùng nhục hình và oan sai vẫn tái diễn và sẽ còn dài dài./-
 
Văn Quang

NGÀY 30 THÁNG 4 NĂM 1975 LÀ NGÀY GÌ?

NGÀY 30 THÁNG 4 NĂM 1975 LÀ NGÀY GÌ?
ĐỊNH NGUYÊN

Đối với các dân tộc khác trên thế giới, ngày 30 tháng 4 ấy cũng chỉ là một ngày bình thường như mọi ngày, hỏi như thế, họ sẽ ngớ người không biết trả lời sao cho phải.  Nhưng đối với người Việt Nam, ngày đó là ngày đã xẩy ra một biến cố lịch sử quan trọng khó ai quên được. Nhưng, nếu hỏi ngày 30 tháng tư là ngày gì, người Việt Nam sẽ không có câu trả lời như nhau.  Đó là vấn đề mà người viết muốn lạm bàn cùng quý độc giả.

HẬN THÙ
30-4-1975, Cộng Sản Việt Nam (CSVN) chiếm được miền Nam Việt Nam nên ngày đó là "ngày chiến thắng" đối với họ.
30-4-1975, Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) sụp đổ nên đó là ngày bại trận đối với quân dân miền Nam.
Sau 30-4-75, CSVN tổ chức duyệt binh mừng chiến thắng.
Sau 30-4-75, xã hội miền Nam tan hoang, người dân miền Nam khiếp hải, kinh hoàng, ngơ ngác, hổn loạn, đói khổ, ly tán; quân, cán, chính VNCH, đảng viên và lãnh đạo các đảng phái quốc gia các cấp… người trước kẻ sau, người lâu kẻ mau lần lượt "được" ví vào các trung tâm/trại cải tạo để tẩy não!

Như thế ngay từ khởi đầu, ngày 30-4 tuy không còn bom đạn nhưng cũng không phải là ngày hoà bình mà mọi người Việt Nam mừng vui đoàn tụ sau mấy chục năm chiến tranh tàn khốc!

Với chính sách khủng bố tàn độc của CSVN đối với quân, dân VNCH; ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày bắt đầu một hận thù mới, có vẻ như sâu sắc và nghiệt ngã hơn trước.  Ông Võ Văn Kiệt, cựu Thủ tướng CSVN nói một câu nghe khá lọt tai tuy hơi muộn màng và gần như mị dân: "Ngày 30 tháng tư có triệu người vui nhưng cũng có triệu người buồn"!  Người buồn kẻ vui trong ngày 30-4 chỉ là chuyện nhỏ, chuyện tâm lý bình thường trước một thay đổi bất ngờ trong đó có người "thắng" kẻ "thua", người được kẻ mất.  Ông Kiệt đã lờ đi không nói đến cái cốt lõi của vấn đề xẩy ra từ trước cho đến lúc ông qua đời, kéo dài cho đến nay: chính sách phi dân tộc của CSVN!  Họ coi trọng ý thức hệ cộng sản hơn tình cảm dân tộc.  Bành trướng Chủ Nghĩa Cộng Sản mới là mục tiêu hàng đầu của họ, độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ chỉ là chiêu bài chiến thuật.  Hận thù Quốc-Cộng bắt nguồn từ chính sách phi dân tộc nầy. Trong lúc hận thù đang sôi sục, họ vẫn tổ chức mừng "chiến thắng", tự coi mình như một lực lượng chiếm đóng, coi người miền Nam như kẻ thù bị trị. Nếu CSVN đối xứ với quân dân miền Nam như tinh thần hậu Nội Chiến của người Mỹ (1861-1865): không coi người bại trận như kẻ thù, không hạ nhục chưởi bới, không trù dập, không tước đoạt tự do, không bắt bỏ tù, không chiếm đoạt tài sản, không bần cùng hoá đời sống… của phe thua trận thì hận thù đó không có lý do hiện hữu và tồn tại cho đến ngày hôm nay.  Tôi không nói tốt cho Mỹ, đó là sự thật lịch sử.  Mỹ cũng có nhiều cái xấu, nhưng cái tốt đẹp nhất của họ (cũng như của các chế độ tự do) là không đưa hận thù lên hàng quốc sách như các chế độ cộng sản.
Chủ Nghĩa Cộng Sản là "người" duy nhất chiến thắng vào ngày 30-4-1975.  Dân Tộc Việt Nam là kẻ chiến bại.  Chúng ta phải gọi ngày đó là ngày gì cho đúng với ý nghĩa của nó? Ngày mất nước, ngày quốc hận hay gần đây còn có một tên gọi mới: ngày bắt đầu Hành Trình Tìm Tự Do?
Hãy quay nhìn nước Đức để biết thêm. Sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ (1989), nếu Tây Đức tự do thua Đông Đức cộng sản thì, cũng như Việt Nam, hận thù Đông-Tây khó tránh khỏi.  Nhờ Tây Đức tự do thắng nên nước Đức đã thống nhất trong hoà bình, đã phát triển một cách tốt đẹp như hiện nay. Người thắng cuộc Tây Đức biết đặt tình cảm dân tộc lên trên hết, không theo một chủ nghĩa ngoại lai phi dân tộc nào nên không thù hận, không trù dập người Đông Đức mà lại dang vòng tay chào đón và cưu mang người anh em trở về từ bên kia chiến tuyến.  Bà Angela Dorothea Merkel là cựu quan chức cao cấp của Đông Đức, thế mà chỉ hơn 15 năm sau ngày thống nhất, bà đã trở thành Thủ tướng nước Đức (từ 2005 đến nay).  Bà là người cộng sản may mắn được Tây Đức tự do giải phóng.  Nếu bà là quan chức miền Nam Việt Nam vào thời điểm 30-4-1975 và "được" CSVN "giải phóng" chắc chắn bà phải là người "có nợ máu với nhân dân", sẽ bị bỏ tù và con cháu của bà sẽ chịu ảnh hưởng lý lịch ba đời… 

Ở đâu có cộng sản, ở đó có hận thù. CSVN phải chịu tránh nhiệm và phải trả giá cho hận thù dân tộc mà họ hô hào trong hơn nửa thế kỷ nay.

BA MƯƠI THÁNG TƯ: NGÀY MẤT NƯỚC, NGÀY QUỐC HẬN HAY NGÀY BẮT ĐẦU HÀNH TRÌNH TÌM TỰ DO?

Chủ Nghĩa Cộng Sản là "người" duy nhất chiến thắng vào ngày 30-4-1975.  Dân Tộc Việt Nam là kẻ chiến bại.  Chúng ta phải gọi ngày đó là ngày gì cho đúng với ý nghĩa của nó? Ngày mất nước, ngày quốc hận hay gần đây còn có một tên gọi mới: ngày bắt đầu Hành Trình Tìm Tự Do?

Với tôi, ngày 30-4-1975 là ngày mất nước, ngày quốc hận, hay ngày bắt đầu hành trình tìm tự do đều đúng cả, gọi sao cũng được.  Tôi không ba phải, xin được giải thích.

Là một con dân miền Nam, VNCH bị sụp đổ, tôi mất nước, rõ như ban ngày không có gì để bàn luận thêm.  Chắc rằng những công chức, sỹ quan chế độ VNCH, những người quốc gia chân chính đều quan niệm như tôi.   

Ngày 30-4-1975 cũng đúng là Ngày Quốc Hân.  Cả nước uất hận vì đất nước bị lâm nguy bởi hoạ cộng sản.

Chiến Tranh Việt Nam vừa qua, dù hai bên nhân danh bất cứ thứ gì để đánh nhau thì hình thức vẫn là "nồi da xáo thịt" nghĩa là người Việt Nam bắn giết lẫn nhau.  Máu đã chảy thành sông, xương đã chất thành núi, không ai muốn thấy cảnh máu đổ xương rơi nầy kéo dài mãi.  Để chiến tranh có thể kết thúc, nếu không có một giải pháp chính trị hai bên đều có thể chấp nhận, thì phải có một bên thắng một bên thua.  Rất tiếc là "kẻ xấu đã thắng, the bad guys have won" (John McCain, Thượng Nghị Sỹ Hoa Kỳ); VNCH đã thua!  Nhà văn nữ miền Bắc Dương Thu Hương đã viết: "Chiến tranh Việt Nam là một trò đùa ngu xuẩn của lịch sử, kẻ thắng trận lại man rợ hơn kẻ thua trận"!  

Đúng thế, nếu kẻ thắng miền Nam không phải là kẻ "man rợ" CSVN mà là một thế lực dân tộc khác tốt đẹp hơn hẳn VNCH, hoặc ít lắm cũng như VNCH, không tôn thờ một chủ nghĩa ngoại lai tàn ác nào, biết vì dân vì nước, biết tìm cách xoá bỏ hận thù dân tộc sau chiến tranh, biết lo bảo vệ sự độc lập dân tộc và sự toàn vẹn lãnh thổ của nước nhà…thì ngày 30-4-1975 có thể không phải là Ngày Quốc Hận nữa.  Dù thua nhưng chúng tôi cũng chấp nhận cái "thua" cho riêng mình bên cạnh cái "được" của cả dân tộc.  

CSVN không phải là một thế lực dân tộc tốt đẹp ấy.  Họ là con đẻ của một chủ nghĩa ngoại lai, những kẻ "Ốc mượn hồn", tuy tên họ, dáng dấp và màu da Việt Nam nhưng máu và hồn của họ không còn là máu và hồn Việt Nam nữa: Họ là những người cộng sản phi dân tộc, có "đảng tính" trái ngược hẳn với dân tộc tính Việt Nam, có "văn hoá XHCN" không phù hợp với văn hoá Việt Nam, có "đạo đức cách mạng" phi nhân so với đạo đức truyền thống Việt Nam, có mục tiêu chính trị hoàn toàn đối nghịch với ước vọng ngàn đời của người Việt Nam…. Nhận thức rõ vấn đề như thế để xác định rằng cuộc chiến vừa qua là cuộc chiến giữa Dân Tộc Việt Nam và Chủ Nghĩa Cộng Sản. 

Cho nên, ngày 30-4-1975 không phải là ngày "giải phóng miền Nam" mà là ngày miền Nam bị cộng sản thôn tính.  Ngày 30-4-1975 không phải là ngày "thống nhất đất nước" cho người Việt Nam mà là ngày cộng sản thành công trong việc đặt ách thống trị của họ trên toàn cỏi Việt Nam.  Chiêu bài "Chống Mỹ cứu nước" chỉ là một sự gian lận lịch sử.  Lê Duẩn, cựu Tổng Bí Thư Đảng CSVN từng tuyên bố: "Ta đánh Mỹ là đánh cho ông Liên Sô và ông Trung quốc", nghĩa là cho Chủ Nghĩa Cộng Sản, không phải cho dân tộc Việt Nam.  Họ không "cứu" nước Việt Nam thoát khỏi ngoại xâm mà họ đã "dành lấy" đất nước Việt Nam từ tay những thế lực TỰ DO (Việt Nam cũng như đồng minh) đem dâng nó cho thế lực tàn bạo và khát máu nhất trong lịch sử loài người, đó là CNCS!   Vì nô lệ CNCS nên, sau khi Liên Sô và cộng sản Đông Âu sụp đổ, họ trở lại quỵ luỵ Trung cộng để bây giờ bị Tàu cộng lấn đất, chiếm biển, cướp đảo…mà họ ú ớ như là một kẻ đồng loã, không có một sự phản kháng xứng mặt nào của một chính quyền bình thường biết bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ của cha ông.  Có người cho rằng, vì "lý tưởng cộng sản", CSVN đã và đang từng bước dâng đất nước Việt Nam cho Trung cộng để duy trì và bảo vệ "thành trì XHCN".

Chế độ miền Nam cũng đầy khuyết tật nhưng so với CSVN, VNCH hơn hẳn về mọi mặt: tự do dân chủ, nhân quyền và dân quyền, đặc biệt là tinh thần dân tộc và bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ… 

- Trong khi chỉ trong vòng hai mươi năm (1955-1975), với thể chế tự do dân chủ, miền Nam đã có được một kho tàng văn hoá dân tộc đa dạng và phong phú thì tại miền Bắc, nơi được coi là cái nôi của văn hoá dân tộc, CSVN ra sức tận diệt nền văn hoá nầy.  Qua vụ Nhân Văn Giai Phẩm hay Trăm Hoa Đua Nở, họ đã gài bẩy để đày ải tù tội các văn thi nhạc sỹ tinh tuý của quê hương để dựng lên một lớp văn nô đỏ, hô hào đấu tố và chém giết để phục vụ cho đảng. 

-Trong khi VNCH chiến đấu để bảo vệ chủ quyền đảo Hoàng Sa (1974) thì CSVN công nhận Hoàng Sa/Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung cộng (Công Hàm Phạm Văn Đồng)!

Chỉ chừng đó cũng đủ để quý vị thấy cái chân tướng sắt máu và phi dân tộc của tập đoàn CSVN.

Sau khi CSVN tràn ngập Miền Nam, nhà thơ Phan Huy (một thi sỹ miền Bắc?) trong một chuyến thăm miền Nam đã sáng tác bài thơ:
CẢM TẠ MIỀN NAM, có những đoạn như sau:

Tôi còn nhớ sau ngày "thống nhất"
Tôi đã vào một xứ sở thần tiên
Nếp sống văn minh, dân khí dịu hiền
Cơm áo no lành, con người hạnh phúc.
Tôi đã ngạc nhiên với lòng thán phục
Mở mắt to nhìn nửa nước anh em
Mà đảng bảo là bị lũ nguỵ quyền
Áp bức, đoạ đày, đói ăn, khát uống.
Trước mắt tôi một Miền Nam sinh động
Đất nước con người dân chủ tự do
Tôi đã khóc ròng đứng giữa thủ đô
Giận đảng giận đoàn bao năm phỉnh gạt…

(sưu tầm trên net)

Tôi thông cảm nhưng cũng tội nghiệp cho người thi sỹ miền Bắc nầy, sống với Bác và Đảng hàng chục năm mà không biết bản chất của họ.  Không phỉnh gạt, không lừa dối, không trí trá, không lật lọng…thì không phải cộng sản, đặc biệt là CSVN! Để thôn tính toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, CSVN đã bất chấp mọi thủ đoạn gian xảo, mọi âm mưu thâm độc, mọi láo lường vô liêm…để kích động người dân đứng lên cầm súng giúp họ đạt mục đích.  Kết quả là, sau miền Bắc họ đã chiếm nốt miền Nam.

Dân tộc Việt Nam phải rơi vào vòng nô lệ mới, khắc nghiệt và thê thảm hơn bất cứ một hình thức nô lệ nào trước đây! 
Đây là một nhận định thuộc lương tri và trí tuệ dân tộc, không một cá nhân, đoàn thể nào có thể "Âm mưu xoá bỏ ngày Quốc Hận" nầy được. Hơn nữa, "Ngày Quốc Hận" không phải là một bức tượng, một điều luật, một văn kiện hành chánh… mà là một niềm đau tâm linh bất biến trong lòng mọi người, ai tài cán gì mà đòi huỷ bỏ?!

Hạ bệ được VNCH coi như kẻ xấu đã bức hại người tốt, độc tài tiêu diệt tự do, hung tàn thắng nhân ái, bần cùng chiếm chỗ sung túc... Mất miền Nam, dân tộc Việt Nam coi như đã mất một vận hội để vươn tới tự do, dân chủ, độc lập dân tộc, văn minh và giàu mạnh… Cho nên phải gọi ngày 30-4-1975 là NGÀY QUỐC HẬN, không những đối với con dân miền Nam mà còn đối với đồng bào cả nước, bất cứ ai yêu tổ quốc, chống cộng sản, biết thao thức và lo lắng cho sự mất còn của dân tộc và đất nước Việt Nam.  

Đây là một nhận định thuộc lương tri và trí tuệ dân tộc, không một cá nhân, đoàn thể nào có thể "Âm mưu xoá bỏ ngày Quốc Hận" nầy được. Hơn nữa, "Ngày Quốc Hận" không phải là một bức tượng, một điều luật, một văn kiện hành chánh… mà là một niềm đau tâm linh bất biến trong lòng mọi người, ai tài cán gì mà đòi huỷ bỏ?!

Sau khi giật sập được VNCH, CSVN đã thi hành một chính sách tàn ác, khắc nghiệt, tước đoạt hết mọi tự do đã có sẵn của người miền Nam, bần cùng hoá đời sống của mọi tầng lớp nhân dân vốn đang sống trong sung túc…Chính từ đó nên phong trào vượt biên, vượt biển mới thành hình.  Người miền Nam lớp lớp vượt thoát ra đi tìm tự do bất chấp mọi gian nan và nguy hiểm.  Nhìn sự chạy trốn cộng sản rầm rộ của người Việt Nam, một người ngoại quốc đã có một nhận định khá khôi hài: "Dưới chính sách khắc nghiệt của cộng sản, nếu cái cột đèn mà biết đi chắc nó cũng vượt biên" (Ginetta Sagan)!  

Nếu CSVN không cưỡng chiếm miền Nam vào ngày 30-4-1975 thì sẽ không có mấy triệu người Việt Nam đi tỵ nạn khắp thế giới!

Nếu VNCH không sụp đổ vào ngày 30-4-1975 thì người Việt Nam không cần BỎ NƯỚC ĐI TÌM TỰ DO TẠI NHỮNG XỨ KHÁC!

(Sau vượt biên, vượt biển, các "diện" con lai, đoàn tụ, HO lần lượt ra đi. Nếu không tìm tự do thì ra đi để làm gì)?!

Như vậy, nếu nói ngày 30-4-1975 là ngày bắt đầu cho một hành trình TÌM TỰ DO của chúng ta thì bất ổn chỗ nào, sai chỗ nào, xa thực tế chỗ nào, "thiên cộng" chỗ nào?!  Hiện nay, gần đến ngày 30-4 lần thứ 40, tại hải ngoại đang rộn lên sự tranh luận về ý nghĩa ngày nầy, nhất là sau khi Thượng Nghị Sỹ Canada Ngô Thanh Hải đề nghị dự luật S219 coi ngày 30-4-1975 là ngày bắt đầu HÀNH TRÌNH TÌM TỰ DO cho cư dân Việt tại đó.  Một số người Việt hải ngoại chống đối dự luật nầy đã chưởi bới lăng nhục TNS. Ngô Thanh Hải thậm tệ.  CSVN cũng thế, họ điên tiết phản đối dự luật nầy.  Quả là một sự gặp gỡ hi hữu!  Nếu không phải là hiện tượng "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" thì giải thích sự "gặp gỡ" nầy như thế nào?  Điều gì đã xẩy ra khiến hai bên đối địch mà lại có cùng một hành động, một mục đích, một "chí hướng" như thế? Quốc cộng đề huề chăng?

Vì sao CSVN sợ dự luật S219 ai cũng có thể biết.   Nhưng một số người Việt hải ngoại sợ dự luật nầy vì lý do gì?  Sợ bị sập bẩy tuyên truyền của CSVN, theo đó ngày "giải phóng miền Nam" là ngày bắt đầu hành trình của tự do cho người Việt Nam?!  Nghĩ như thế là thiếu căn bản thực tế, coi thường sự quan sát và nhận định của chính mình!  CSVN là một chế độc tài đảng trị mọi người Việt Nam đều biết, cả thế giới đều biết, sao mình không biết?!

Với tôi, như đã nói phần trên, Ngày Quốc Hận hay Ngày Bắt Đầu Cuộc Hành Trình TÌM TỰ DO không có gì mâu thuẩn nhau cả.  Hai ý nghĩa ấy không hề triệt tiêu lẫn nhau, không bắt buộc CÓ cái nầy thì phải KHÔNG CÓ cái kia, mà ngược lại cả hai đã bổ túc cho nhau nói lên sự bất dung tàn bạo của CSVN.  Do vậy, sự tranh luận ngày 30-4-1975 là "Ngày Quốc Hận" hay "Ngày Bắt Đầu Cuộc Hành Trình Tìm Tự Do" hoàn toàn không cần thiết, và chắc chắn sẽ không đi đến đâu, chỉ tổ làm trò cười cho thiên hạ, chưa cần nói đến sự mất đoàn kết (nếu có) giữa những người cùng chiến tuyến!

ĐỊNH NGUYÊN
Sacramento, THÁNG TƯ ĐEN năm 2015