*** TU THÂN, TỀ GIA, TRỊ QUỐC, BÌNH THIÊN HẠ *** CÔNG KHAI THẢO LUẬN, ÂM THẦM HÀNH ĐỘNG *** Đã đến lúc tòan dân Việt hãy muôn lòng như một quyết chí đấu tranh cho QUYỀN DẠ DÀY, QUYỀN LÀM NGƯỜI, QUYỀN TỰ QUYẾT bằng cách ngay lúc này phải GIẢI THỂ TẬP ĐÒAN VIỆT GIAN CỘNG SẢN BUÔN DÂN BÁN NƯỚC!!!

2011/05/28

Vài đặc điểm của Phật Giáo

Vài đặc điểm của Phật Giáo


Hòa thượng Thích Trí Quang

Phật giáo như ánh sáng mặt trời mà nhìn ánh sáng ấy, chúng ta chỉ có cặp mắt nhỏ hẹp. Tuy nhiên, một là tất cả, chúng ta có thể căn cứ một vài điều sau đây mà biết tất cả đặc điểm của Phật giáo.

Thứ nhất, đặc điểm của Phật giáo là 'In như sự thật': Lý thuyết, phương pháp, kết quả đều hợp lý, đều như thật. Phật giáo không chen chủ quan của mình vào trước hay trong khi suy nghiệm sự thật, và chân lý của đạo Phật là lời kết luận sau sự suy nghiệm chung thực ấy. Đạo Phật chỉ thấy và chỉ nói những sự thật mà sự vật có, không thêm không bớt. Đạo Phật, nhân đó, cấm đoán những tín ngưỡng và hành động không phát sinh từ sự hiểu biết như thật, luôn theo, đạo Phật không công nhận những kết quả của tín ngưỡng mê mờ, hành động manh động là hợp lý. Cho nên đạo Phật cũng gọi là Đạo Như Thật.

Đặc điểm thứ hai là 'tôn trọng sự sống'. Không sát sanh, ăn chay, là những điều tượng trưng cụ thể cho đặc điểm ấy. Đạo Phật xem sự sống trên tất cả. Hết thảy cái gì gọi là có giá trị là phải bảo vệ sự sống ấy. Giết sự sống để nuôi sự sống là mê muội mà vì tham sống nên hại sự sống cũng là vô minh. Cho nên tôn trọng sự sốngkhông những bằng cách giúp nhau để sống còn, mà còn có khi phải hy sinh sự sống để bảo vệ sự sống, nghĩa là có khi tiêu cực như ăn chay để cứu muôn loài, có khi tích cực như 'thay khổ cho chúng sanh' để cứu vạn loại. Đạo Phật đặc biệt chú trọngvà nêu cao chủ nghĩa lợi tha, nhưng chữ lợi ấy là phải hướng về mục đích tôn trọng sự sống.

Đặc điểm thứ ba của đạo Phật là chỉ thừa nhận sự 'tương quan sinh tồn'. Đạo Phật dạy cho người ta thấy ở đời phải tự lập chứ không phải biệt lập. Phật tử không thấy, không tạo nên một đối phương. Vũ trụ là một lò tương quan; không có gì là trung tâm, không có gì là phụ thuộc, hay ngược lại. Bởi thế cho nên phân ly là tự tạo một ung nhọt, mà chiến đấu (theo nghĩa hẹp) chỉ là tương đối. Chiến đấu phải là một hành động vì bảo vệ sự sinh tồn mà bất đắc dĩ phải áp dụng trong trường hợp bất đắc dĩ. Nếu biến sự bất đắc dĩ ấy thành sự tuyệt đối cần thiết trong mọi trường hợp, thì chiến đấu sẽ trở thành chiến tranh.

Đặc điểm thứ tư của đạo Phật là xác nhận 'người là trung tâm điểm của xã hội loài người'. Đạo Phật không nói duy tâm, không nói duy vật, mà tất cả đều do người phát sinh và đều phát sinh vì người. Kết luận này thực tế ở đâu cũng rõ rệt cả. Trên thế giới loài người này không có gì tự nhiên sinh ra hay từ hư không rơi xuống, mà đều do năng lực hoạt động của con người tạo thành. Năng lực hoạt động của con người tạo tác chi phối tất cả. Tất cả khổ hay vui, tiến hóa hay thoái hóa, là đều do con người dã man hay văn minh. Người là chúa tể của xã hội loài người, xã hội loài người không thể có chúa trời thứ hai.

Đặc điểm thứ năm của đạo Phật chú trọng 'đối trị tâm bịnh con người trước hết'. Lý do rất dễ hiểu. Con người là trung tâm điểm của xã hội loài người, xã hội ấy tiến hóa hay thoái hóa là hoàn toàn do hoạt động con người chi phối; mà hoạt động con người lại do tâm trí con người chủ đạo, vậy xã hội phản ánh trung thành của tâm trí con người. Cho nên muốn cải tạo xã hội, căn bản là phải cải tạo con người, cải tạo tâm bịnh của con người. Tâm bịnh con người nếu còn độc tài, tham lam, thì xã hội loài người là địa ngục; tâm bịnh con người được đối trị rồi thì hoạt động con người rất sáng suốt mà xã hội con người, kết quả của hoạt động ấy, cũng rất cực lạc.

Đặc điểm thứ sáu, mục đích đạo Phật là 'đào luyện con người thành bi, trí, dũng'. Bi là tôn trọng quyền sống của người khác. Trí là hành động sáng suốt lợi lạc. Dũng là quyết tâm quả cảm hành động. Dũng không có bi và trí thì sẽ thành tàn ác và manh động. Trí không có bi và dũng thì sẽ trở thành gian xảo và mộng tưởng. Bi không có trí và dũng sẽ thành tình cảm và nhút nhát. Bi là tư cách tiến hóa, trí là trí thức tiến hóa, dũng năng lực tiến hóa. Con người như thế là con người mới, căn bẳn của xã hội mới.

Đặc điểm thứ bảy của đạo Phật là 'kiến thiết một xã hội mới' mà căn bản là con người mới. Cho nên tranh đấu cho xã hội mới ấy, trở lại vấn đề, là phải chiến thắng chính mình trước hết. Con người tự chiến thắng con người, nghĩa là cái 'nhân cũ' (bóc lột, đàn áp, độc tài, xâm lược) không còn nữa, thì kết quả được cái 'quả mới' là là một xã hội mới. Trong xã hội ấy quyền sống tuyệt đối bình đẳng như sự sống: Bình đẳng trong nhiệm vụ, bình đẳng trong hưởng thụ.

Đặc điểm thứ tám của đạo Phật là 'tiến lên vô thượng giác'. Đào luyện một con người mới, kiến thiết một xã hội mới rồi, không phải mục đích của đạo Phật cứu cánh ở đó. Cao xa, đạo Phật còn hướng dẫn con người lên chóp đỉnh của sự tiến hóa là địa vị vô thượng giác, địa vị vô minh toàn diệt, trí tuệ toàn giác, địa vị Phật đà.

Đặc điểm thứ chín của đạo Phật là đạo Phật dạy phải 'tự lực giải thoát'. Đấy là một tinh thần tuyệt đối cần thiết. Đức Phật chỉ là một đạo sư dẫn đạo con đường sáng cho chúng ta. Còn chúng ta phải tự thắp đuốc trí tuệ của mình mà soi đường, phải tự động cặp chân năng lực của mình mà đi. Con người mới là phải tự rèn luyện; xã hội mới là phải tự kiến thiết; vô thượng giác là phải tự tu chứng. Tự lực giải thoát là con đường duy nhất của mười phương các đức Phật Bồ-Tát. An lạc không phải cầu xin, trí giác không do cầu hồ. Một điều nữa, nước trong bản chất là nước đục, hoa sen không mọc trên cát vàng, cho nên người trong đạo Phật phải tự lực giải thoát ngay trong cảnh giới đau khổ mê muội. Lánh ngoài thế gian đau khổ để tìm giác ngộ, thì kinh dạy, đó là đi tìm sừng con thỏ. Phật tử không có đứng vào hàng ngũ thông minh mà phải hướng về lớp người ngu dốt dìu dắt họ. Hoa Đàm muôn thuở người ta chỉ tìm thấy trong ao bùn, tuệ giác vô thượng chỉ có bởi chúng sanh.

Đặc điểm thứ mười của đạo Phật là 'hiện chứng thể nghiệm'. Đức Phật chỉ hướng dẫn chúng ta, chứ chân lý không phải là thứ đem quay phim cho người thấy được. Đức Phật là đạo sư, nhưng trí giác không phải là thứ ai dạy khôn cho ai. Cho nên đối với chân lý tối cao, ta phải tự lực thể nghiệm. Sự tự lực thể nghiệm ấy, không những áp dụng với tinh thần tự lực giải thoát mà thôi, mà còn đặc biệt chú ý đến sự hiện chứng. Thế nào gọi là sự hiện chứng? Ví dụ con đường đi đến Mai thôn có mười đoạn. Người đi không ham, không thể ham nhảy vọt đến Mai thôn mà không qua mười đoạn đường, mà phải đi từng bước, bước từng đoạn, được một đoạn là đến Mai thôn một đoạn. Con đường vô thượng giác cũng vậy, nương theo lời Phật chỉ dẫn, ta phải bước từng bước, hiện chứng đến đâu thể nghiệm chân lý đến đó, cho đến khi toàn giác. Đức Phật tạo cho ta cái thang, nhưng không kéo giàn hoa xuống hay đẩy thẳng ta lên được. Ta phải tự lực mà trèo từng nấc thang lên giàn hoa thiên lý. Trèo được nấc nào là tự thể nghiệm chân lý nấc ấy. Đối với chân lý chưa hiện chứng, chúng ta chỉ nói học, không nói biết. Tinh thần tu chứng đạo Phật là thế.


Do tất cả đặc điểm trên đây, chúng ta thấy đạo Phật không phải chỉ là một tôn giáo. 'Đạo Phật là tất cả', đó là một đặc điểm vừa cuối cùng vừa trước hết của đạo Phật. Cho nên Phật tử không thực hành đạo Phật bằng cách để hoạt động của mình một phần chính vào sự lễ bái cầu nguyện. Phật tử thực hành đạo Phật là áp dụng vào đời sống, áp dụng vào tất cả mọi hoạt động. Căn bản của đạo Phật là như thật, tinh thần đạo ấy là bi, trí, dũng. Sống trong căn bản và tinh thần ấy, Phật tử tự nhiên không thể phủ nhận sự tàn sát, sự manh đông và sự nô lệ.Cho nên họ phải tự lực hành độngđể thượng thượng tăng tiến. Và hành động ấy không có lãnh vực trong không gian, không có giới hạn trên thời gian, không có phạm vi trong tổ chức, không có khu phân trong trường hợp. Ở đâu và lúc nào, với ai và cảnh nào, Phật tử cũng áp dụng căn bản và tinh thần bi, trí, dũng của đạo Phật vào để tác động và chi phối, hầu tạo thành một thế giới tịnh độ. Cho nên đạo Phật bao trùm tất cả. Nói ngược lại, tất cả có tinh thần đạo Phật mới tốt đẹp.


http://www.buddhismtoday.com/viet/triet/009-dacdiem.htm

VÀI ĐIỀU CĂN BẢN VỀ PHONG TRÀO PHẬT GIÁO

VÀI ĐIỀU CĂN BẢN VỀ PHONG TRÀO PHẬT GIÁO
Cao Huy Thuần


Ngày 30-4-2011 vừa qua, Thời Đại Mới có mở một cuộc đàm thoại nội bộ về nhu cầu nghiên cứu các phong trào tranh đấu ở các đô thị miền Nam trước đây. Sau buổi đàm thoại, chúng tôi có yêu cầu anh Ngô Vĩnh Long viết lại những ý kiến của anh thành bài và yêu cầu anh Cao Huy Thuần tóm tắt quan điểm mà anh đã phát biểu. Dưới đây là tóm tắt đàm thoại của anh Cao Huy Thuần.

Thời Đại Mới: Hôm nay là 30-4, ngày kỷ niệm chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Năm ngoái, anh đã có một bài trò chuyện với VietnamNet. Năm nay, chúng tôi cũng mời anh tiếp tục chuyện trò như thế, không phải vì một mục tiêu chính trị nào, mà để góp phần vào việc nghiên cứu nghiêm túc các phong trào tranh đấu ở các đô thị miền Nam cũ, nghiên cứu sử hiện đại. Đề nghị anh nói về phong trào Phật giáo, tuy biết anh rất ngần ngại. Tại sao anh ngần ngại?

Cao Huy Thuần: Vì nhiều lẽ.   Một, là tôi luôn luôn hướng về tương lai, không thích vấn vương những chuyện quá khứ.   Hai, là nói đến phong trào Phật giáo tất phải bắt đầu bằng cuộc nổi dậy chống chính quyền Ngô Đình Diệm năm 1963, và như thế thì bắt buộc phải động đến vai trò của Thiên chúa giáo dưới thời ông Diệm.   Vấn đề tôn giáo là vấn đề nhạy cảm số một, nếu ngày nay tôi còn quan tâm là vì có liên quan đến an ninh của nhà nước, nhưng chuyện của ngày xưa thì tôi muốn quên, cần quên, phải quên, vì nhu cầu hòa hợp dân tộc cũng là vấn đề hệ trọng không kém.   Ba, là nếu muốn viết lại lịch sử phong trào Phật giáo thì phải viết cả cuốn sách, việc đó tôi làm không nổi. Tôi không biết có nên nói thêm một lẽ thứ tư không, có lẽ nên, để xưng tụng một từ ngữ hoạt kê đầy tính tượng hình: "chụp mũ".   Phong trào Phật giáo từng bị chụp mũ "thân Mỹ", "thân Cộng", lắm khi đội hai cái mũ một lần. Trả cái mũ về cho cái mũ thì cái đầu thảnh thơi hơn, tội gì bắt cái đầu phải nhớ lại chuyện cũ?    

TĐM
: Chụp mũ là chuyện thường tình, trừ khi anh không có cái đầu. Trót có cái đầu thì ráng chịu. Sở dĩ TĐM đặt lại với anh vấn đề nghiên cứu phong trào Phật giáo là vì, như anh Ngô Vĩnh Long vừa nói, chưa có nghiên cứu tốt về phong trào này. Anh có nghĩ như vậy không? 

CHT: Tôi cũng nghĩ như vậy, nhưng vì một cái nhìn có lẽ khác với anh Ngô Vĩnh Long. Các bài viết về phong trào Phật giáo cho đến nay chưa làm rõ ra được cái cốt lõi của phong trào. Cốt lõi ấy không phải là chính trị mà là văn hóa, đạo đức. Nói ra thì rất dài, ở đây tôi chỉ có thể tóm tắt thôi.   Nhưng nếu nhìn phong trào với con mắt chính trị thì chỉ thấy ngoài da, không thấy tận gan tận ruột. Đặc tính văn hóa, đạo đức ấy xuyên suốt phong trào trong cả hai giai đoạn: giai đoạn chống độc tài, độc tôn và giai đoạn chống chiến tranh, đòi hòa bình.   Giai đoạn đầu (1963-65) là giai đoạn vàng son, chống chế độ Diệm và các chế độ quân nhân sau Diệm.   Giai đoạn sau, từ 1966, từ lúc Mỹ can thiệp rần rộ vào chiến tranh, là giai đoạn suy vi, vừa bị người Mỹ giúp ông Kỳ đàn áp thẳng tay ở miền Trung, vừa bị chính quyền Thiệu-Kỳ chia rẽ hàng ngũ bằng cách dựng lên một nhánh Phật giáo đối nghịch.   Dù thịnh dù suy, phong trào không mất quần chúng và cũng không rời khỏi phương châm văn hóa, đạo đức. Mà suy cũng là lẽ tất nhiên khi chiến tranh leo thang tàn khốc, mọi tiếng nói hòa bình phải bị bóp nghẹt.   

TĐM
: Cả từ hai phía?   

CHT: Hãy nói từ phía kề cận, hãy nói từ trong lòng chế độ quân nhân, từ trong lòng bộ máy chiến tranh của Mỹ, từ phía người Mỹ. Không dễ gì cất lên tiếng nói hòa bình khi họ quyết định đánh cho đến cùng. Chỉ chừng đó đã lao đao rồi, nói gì thêm!   Nhưng chính trong lao đao mà bản chất văn hóa, đạo đức của phong trào lại càng rõ. Giữ cho được bản chất đó, ôi, bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu bầm dập, bao nhiêu cái mũ phải đội trên đầu.   Nhưng, gạt qua một bên những chuyện hời hợt hoa lá cành, nhìn nhựa chảy bên trong thân cây, thì dù khi lên khi xuống, người nghiên cứu sẽ thấy lồ lộ hai ý tưởng chính nuôi dưỡng phong trào: một, là phải trả lại cho Việt Nam văn hóa truyền thống của dân tộc; hai, là Phật giáo phải làm sáng tỏ ra rằng mình biểu hiện lương tâm của dân tộc.   Anh có thể đồng ý hay không đồng ý với hoài bão của các người lãnh đạo phong trào, nhưng đấy mới là cốt lõi của vấn đề, mới là động cơ thúc đẩy hành động của họ.   

TĐM: Giai đoạn đầu, ai cũng biết: Phật giáo khởi đầu phong trào lật đổ ông Diệm. Dù muốn dù không, thế là chính trị! Có phải lật đổ ông Diệm là mục tiêu của phong trào?  

CHT: Không phải. Chính xác mà nói, Phật giáo không chống ông Diệm mà chống chính sách kỳ thị tôn giáo của ông ấy. Đây không phải chỉ là lời nói đầu môi; đây là thâm sâu tận bên trong triết lý của đạo Phật.   Đạo Phật chỉ xem hành động là có, còn tất cả đều không. Chống, là chống hành động, không chống con người.   Cho nên sự chống đối ấy, từ đầu, mang tính văn hóa, đạo đức, chứ không phải chính trị.   Các người lãnh đạo nói: đạo Phật là đạo của dân tộc Việt Nam từ xưa, đã làm nên văn hóa Việt Nam, sao bây giờ ông Diệm lại bắt cả cái dân tộc đó phải hát suy tôn ông khi chào cờ "xin Thượng đế ban phước lành cho Người"?   Văn hóa truyền thống Việt Nam không có khái niệm "thượng đế", không có ngôn từ "ban phước lành". Ai có khái niệm đó thì cứ xin, sao lại bắt ai ai cũng phải nhất tề xin, mà lại xin trước cái biểu tượng thiêng liêng là ngọn quốc kỳ?   Thượng đế và quốc kỳ là một? Nhà nước và Nhà thờ là chung?   Cái nhục ấy, trước tiên, là nhục văn hóa hay là nhục chính trị? Uất ức chồng chất trong chín năm không phải vì ông Diệm là tín đồ của một tôn giáo nào, mà vì ông đã cuồng tín tôn giáo đến mức làm nhục một gia tài văn hóa trong đó Phật giáo là một bộ phận chính.   Ấy chỉ là một ví dụ trong trăm ngàn uất ức chồng chất như non. Từ đó, lộ ra đặc tính đạo đức. Đạo đức ở đây là chống bất công.   Buồn cười không thể tưởng tượng về cái Dụ số 10: Dụ này không xem Phật giáo như một tôn giáo mà chỉ như một hiệp hội, ngang hàng với các hiệp hội từ thiện, mỹ nghệ, tiêu khiển, thể thao! Tôn giáo thì chỉ có một thôi, là Thiên chúa giáo vì Thiên chúa giáo không nằm trong Dụ số 10.   Lại cũng buồn cười không kém cái lý do mà ông Diệm gạt ngày Phật Đản ra khỏi danh sách nghỉ lễ hàng năm: khi Phật sinh ra, Phật chưa là Phật, còn khi Chúa sinh ra, Chúa đã là Chúa. Phật giáo phải đứng dậy để đòi cái gì?   Buồn cười ra nước mắt: đòi dẹp bỏ Dụ số 10 để mình được làm… tôn giáo như ai! Không nhận ra cái bất công khủng khiếp này thì không hiểu được cái nhục mà tôi gọi là cái nhục gia tài, cái nhục không riêng gì của thế hệ lúc đó mà nhục cả cha ông từ bao nhiêu thế hệ trước.   Thành công của phong trào Phật giáo trong vụ nổi dậy năm 1963 là do ở chỗ dân chúng cảm lây cái nhục đó. Từ một động cơ có tính văn hóa và đạo lý,  chống đối ông Diệm trở thành chính trị khi quần chúng và sinh viên phát triển tranh đấu đòi bình đẳng tôn giáo lên thành tranh đấu chống độc tài gia đình trị.   

TĐM
: Dụ số 10 không phải có từ thời ông Diệm mà đã có từ thời Bảo Đại. Ông Diệm chỉ thừa hưởng.   

CHT
: Đúng vậy! Và chính vì vậy mà cái nhục của Phật giáo được dân tộc san sẻ, trở thành cái nhục chung. Một đạo dụ, ban hành dưới thời bán thuộc địa Liên Hiệp Pháp, xếp tôn giáo truyền thống của dân tộc vào loại vô tôn giáo, lại được một chính quyền mang tiếng là độc lập trân trọng giữ y nguyên văn, áp dụng triệt để, như thể là con thừa tự!   Độc lập chỗ nào? Nhục cho cả nước.   Dân chúng miền Nam bị tròng hai cái ách vào cổ: cái ách độc tài chính trị và cái ách độc tài tôn giáo. Ông Diệm muốn độc chiếm cả cái đầu lẫn con tim.   Được người Mỹ nâng lên hàng lãnh tụ thế giới, ông tuyên bố thẳng thừng: muốn chống lại miền Bắc cộng sản, miền Nam phải trở thành Thiên chúa giáo, Nhà thờ là "thành trì chống lũ về tâm linh của dân tộc"[1].   Không phải riêng gì miền Nam, cả các nước Á châu khác nữa. Trước Đại hội Liên đoàn các nước Á châu chống Cộng họp tại Sài Gòn năm 1957, ông dõng dạc xuất khẩu cái chân lý ấy: "Chúng ta không được ngần ngại trong việc áp dụng khí giới của chân lý mà Thiên chúa giáo đã trao lại cho chúng ta. Biết áp dụng khí giới đó phải là mục tiêu của Liên Đoàn"[2].   Tôi không muốn dài dòng về chuyện này vì ai cũng biết. Nói chừng đó là đã đau lòng lắm rồi. Đau lòng cho Phật giáo vì khơi lại một vết thương. Đau lòng cho cả các bạn Thiên chúa giáo vì tôn giáo cao quý của các bạn bị cả một gia đình và cả một lực lượng quá khích lạm dụng để cai trị và đàn áp.   Thế chẳng phải là văn hóa? Thế chẳng phải là đạo lý?   

TĐM
: Đúng là ở Việt Nam, khác với các nước thuộc địa khác, không có một giai đoạn mà người nghiên cứu gọi là giai đoạn giải thực, decolonisation. ( Không trích............
................................................................................................................................
) Không có một giai đoạn nào ngưng nghỉ để cả dân tộc suy nghĩ lại về cái được cái mất, xét về khía cạnh văn hóa, trong thời thuộc địa.   Nhưng dù vậy đi nữa, Phật giáo đã hồi sinh năm 1930. Phật giáo đã hồi sinh trong một bối cảnh chính trị và văn hóa bất lợi.   Cũng vậy, trong hoàn cảnh chính trị và văn hóa bất lợi của năm 1963, phong trào Phật giáo đã có thể nổi dậy, hồi sinh. Ngoài cái nhục mà anh đã nhấn mạnh như là động cơ, còn có những yếu tố văn hóa gì đến từ bên ngoài hỗ trợ cho động cơ đó?   

CHT: Cuộc nổi dậy 1963 bắt đầu ở Huế, sau khi xe bọc sắt của ông Diệm nổ súng vào quần chúng tụ tập trước đài phát thanh để nghe truyền lại buổi lễ Phật đản, giết chết 7 em bé.   Máu đã chảy ra tại Huế, tất nhiên phong trào bắt đầu từ Huế. Nhưng nếu phong trào bùng lên được, chính là nhờ vị thế văn hóa của Huế, đặc biệt hơn ở đâu khác.   Huế là đất của chùa. Đại đa số dân chúng là Phật tử. Một thành phố hiền lành. Một thành phố tiểu công chức, tiểu thương gia, vừa đủ tiền để cho con ăn học và lấy học thức làm thước đo đạo đức và thành công..   Nơi con đường chính của thành phố, ngắn chỉ vài trăm thước, có đến hai ba nhà sách, tấp nập khách học trò.   Thành phố này là thành phố học trò, đẹp nhờ học trò, hoa bay bướm lượn thanh khiết tà áo học trò.   Nếu muốn tìm một thành phố cổ truyền đẹp thuần túy Việt Nam hồi đó, Huế là tiêu biểu.   Lạ một điều là quân đội Mỹ biết đặc diểm đó hơn ai cả. Trong suốt chiến tranh, họ biến Đà Nẵng thành ra một thành phố đầy lính và phụ nữ phục vụ lính, nhưng ở Huế, lính Mỹ đóng bản doanh ở ngoại ô, không được phép vào thành phố.   Ngoài sách vở, báo chí và nhà trường, cả cái thành phố tiểu công chức ấy mua vui trí thức hàng ngày với cái đài BBC. Trong cuộc nổi dậy 1963, lính của ông Diệm có thể vây chùa Từ Đàm, nhưng vây hàng ngàn cái máy thu thanh thì vô kế khả thi.   Biết Huế là thành phố văn hóa, và văn hóa Phật giáo, ông Diệm đánh một chưởng văn hóa bằng cách thành lập Đại Học Huế, đại học thứ hai sau Sài Gòn. Hành động này hợp lý và đáng khen, vì cả miền Trung không có đại học, con em nhà nghèo không có đường tiến thân.   Nhưng thâm ý của tổng giám mục Ngô Đình Thục không phải thế: đại học Huế phải là nơi truyền đạt triết lý tôn giáo của chế độ, khác với đại học Sài Gòn lúc đó hãy còn giữ phần nào ảnh hưởng văn hóa phóng khoáng của Pháp.   Chưa đủ thời gian để thực hiện chính sách, ông Diệm đã lấy gậy ông đập lưng ông: Đại học Huế cung cấp một lượng giáo sư và sinh viên đủ tâm huyết để lao vào phong trào 1963. Trong thành phố học trò ấy, tiếng nói của các ông giáo có một sức động viên đặc biệt và máu nóng của sinh viên truyền hăng hái vào mọi gia đình.   Phong trào tranh đấu nào cũng có biểu tượng. Thật lạ kỳ: xe bọc sắt của ông Diệm bắn bừa vào quần chúng, vậy mà 7 xác chết là 7 em bé, 7 em học trò.   Biểu tượng của phong trào là 7 em bé trắng trong. Trắng trong như biểu ngữ trương ra sau đó: tuyệt nhiên chỉ đòi hỏi bình đẳng tôn giáo.   Trong thành phố mà linh hồn là học trò, cái chết của 7 em bé học trò gây một ấn tượng mạnh trong tuổi trẻ: sinh viên đứng dậy với quần chúng Phật tử vì bạo quyền bắn vào lý tưởng của họ, bắn vào chính cái trong trắng của tuổi trẻ.   Ấn tượng càng mạnh hơn khi bác sĩ Wulf, giáo sư đại học Đức qua dạy tại Huế, bồng trong tay xác các em bé máu me nhầy nhụa.    

TĐM
: Nhưng quan trọng hơn nữa là 7 cái áo lam của 7 em bé…   

CHT: Đúng vậy. Máu chảy thấm ướt áo lam. Một biểu tượng văn hóa không gì mạnh hơn. Bởi vì, tôi lại nói như một điệp khúc, bắn vào áo lam là bắn vào văn hóa, không phải riêng gì của Phật giáo, mà của truyền thống, của dân tộc.   Các nhà lãnh đạo phong trào nhìn vấn đề như vậy. Và chính cái nhìn đó tạo nên sức mạnh tinh thần ghê gớm, bất chấp mọi đàn áp, mọi hy sinh.   Sài Gòn đã từng là trung tâm phản đối chính trị: nào là của nhóm các nhân sĩ Caravelle, nào là đảo chánh 1960, nào là ném bom trên Dinh Độc Lập năm 1962…   Nhưng đối kháng chính trị chẳng ăn nhằm gì đâu so với đối kháng văn hóa. Đối kháng văn hóa mới là đối kháng từ cốt tủy. Lịch sử đã chọn đúng Huế để nổ ra đối kháng đó. Và lịch sử cũng đã chọn đúng người để lãnh đạo đối kháng. 
 
TĐM: Hòa thượng Trí Quang?  

 CHT: Vâng, lúc đó hãy còn là thượng tọa. Dưới đây, tôi gọi bằng "thầy" cho tiện. Ai ở trong giai đoạn lịch sử đó, dù ở trong phe bạn hay phe nghịch, dù là chính trị gia hay tướng tá quân nhân, dù là Việt, dù là Mỹ, đều nói: đây là một nhà lãnh đạo xuất chúng. Một sức thu hút không ai bì được. Một charisma, đúng nghĩa của Weber.   Nhưng trước hết là một lòng tin sắt đá. Tin rằng Phật giáo và văn hóa Việt Nam là một. Tin rằng Phật giáo phải luôn luôn tự mình xứng đáng để vẫn là một với Việt Nam. Muốn hiểu phong trào Phật giáo lúc đó phải hiểu con người này. Phải đọc những gì ông viết, hoặc đã in ra, hoặc chưa in.   

TĐM
: Chưa in thì làm thế nào mà đọc?   

CHT
: Nguyễn Du than thở: "bất tri tam bách dư niên hậu". Nhưng chưa đầy ba trăm năm sau thiên hạ đã khóc Tố Như rồi. Lịch sử là một tấm gương, cái gì rốt cuộc rồi cũng phản chiếu vào đó. Tôi đọc một đoạn nhỏ trong tấm gương đó nhé, chưa in hay in rồi không quan trọng:   "Phật giáo không thích ứng với chính trị mà thích ứng với văn hóa. Phật giáo tồn tại bởi dân tộc, không như tôn giáo khác tồn tại vì chính quyền. Hồi nhỏ, một hôm tôi xuống đò ngồi với một số người. Trong khi chờ qua sông, họ đua nhau kể ra những hoạt động đêm qua của kháng chiến. Đang kể bỗng im bặt. Họ thấy một giáo sĩ cũng sắp xuống đò qua sông. Họ không e ngại một tăng sĩ mà e ngại một giáo sĩ. Chuyện này củng cố cho tôi sự nhận định về vị trí của Phật giáo. Phật giáo dại gì đánh mất niềm tin cậy của dân gian?"   

TĐM: Tuy vậy, tuy không ham chính trị, nhưng có lẽ vì con người của hòa thượng Trí Quang quá sắc bén nên các ký giả Mỹ và cả nhà cầm quyền Mỹ vẫn cứ thắc mắc về hai câu hỏi có liên hệ với nhau: một, là hòa thượng có phải muốn Phật giáo trở lại vị thế quốc giáo không, và hai, có thể có chiến tranh giữa Phật giáo và Thiên chúa giáo không? Báo Mỹ lúc đó viết về hòa thượng như là "Makarios của Đông Nam Á". Makarios là tổng giám mục và tổng thống đầu tiên của Cộng Hòa Chypre năm 1960.   

CHT
: Sự thực không có gì đơn giản hơn. Các ký giả Mỹ cũng đã hỏi thầy: "Bản thân thượng tọa ưa muốn gì?" Câu trả lời là: "Là dịch sách Phật giáo. Việc làm như bây giờ chỉ là bất đắc dĩ, rất bất đắc dĩ".   Muốn kiểm chứng xem câu nói đó có trung thực không, chỉ cần nhìn thầy sống như thế nào từ 1975 đến nay: đóng cửa, không tiếp khách nào, không màng thế sự, không hơn thua, không thị phi, suốt ngày chỉ dịch kinh, bình chú.   Bởi vậy, đừng xem câu trả lời sau đây của thầy về chuyện "quốc giáo" là nói kiểu ngoại giao: "Vị thế quốc giáo xưa của Phật giáo quả thực tráng lệ mà siêu thoát. Dầu là quốc giáo, Phật giáo đã không độc tôn, không kỳ thị, bao giờ cũng là đóa sen không nhuốm bẩn. Truyền thống đó, Phật giáo phải bảo trọng. Chính vì bảo trọng truyền thống đó mà, thời nay, Phật giáo phải bảo thủ vị thế tôn giáo thuần túy của mình".   Còn câu trả lời về "chiến tranh", có chiến tranh tôn giáo không? Này đây, gọn lỏn: "Không. Tương tranh còn không thể có, nói chi đến chiến tranh". Triết lý Phật giáo nhấn mạnh trên "nghiệp".   Nghiệp, tức là hành động. Hành động có thiện, có ác. Chống, là chống cái ác của hành động, không chống con người, không thù hận với con người.   Với tôn giáo cũng vậy, không có chuyện tôn giáo này chống tôn giáo kia, chiến tranh tôn giáo là chuyện man rợ, chuyện của địa ngục. Ai đọc thầy Trí Quang lúc đó sẽ để ý thầy nhắc lui nhắc tới hoài với quần chúng Phật tử một chữ, chữ "khác":   Phật giáo phải "khác" với các tôn giáo ở phương Tây về chuyện quyền hành, về chuyện thánh chiến. Dưới sự lãnh đạo của thầy, phong trào Phật giáo không đi ra khỏi mục tiêu văn hóa - văn hóa theo nghĩa rộng. Phong trào chống chiến tranh từ 1966 cũng vậy, cũng chỉ nhắm mục tiêu ấy thôi.   

TĐM: Trong giai đoạn 1964-66, báo chí Mỹ đặt rất nhiều câu hỏi về hòa thượng Trí Quang, không hiểu tại sao nhà lãnh đạo này chống hết chính quyền này đến chính quyền khác. Năm 1966, ông mở phong trào đòi bầu cử Quốc hội lập hiến. Nhà cầm quyền Mỹ, cũng như tòa đại sứ Mỹ, nghĩ rằng ông đòi bầu cử Quốc hội là để chiếm đa số, để hất Thiệu-Kỳ, để khuynh loát chính trường miền Nam. Họ nói: ông không phải là vua, nhưng ông muốn là người tạo ra vua. Đúng chăng?   

CHT: Lầm to! Trong quá khứ, lúc đó, bây giờ, và mãi mãi, Phật giáo không dính vào chính trị.   Đạo Phật "nhập thế" là nhập thế vào xã hội, nhắm vào con người mà cho vui, cứu khổ, nhưng đạo Phật "siêu thoát" thế gian, nhất là siêu thoát khỏi chính trị.   Các quốc sư ngày xưa đã để lại tấm gương trong sáng vằng vặc. Các vị ấy ở trong núi. Không ở trong kinh thành. Tại sao thầy Trí Quang đòi bầu cử Quốc hội?   Tại vì có Quốc hội thì mới có cái thế hợp pháp để đòi người Mỹ chấm dứt chính sách chiến tranh. Người Mỹ lúc đó quyết liệt chủ trương một đường lối duy nhất là chiến tranh đến cùng, "hòa bình là chiến tranh tàn lụi", họ nói vậy.   Được cái thế đó, Thiệu-Kỳ trương lên cái bảng hiệu "nội các chiến tranh", tiền hô hậu ủng với người Mỹ, hai dạ một lòng. Dễ gi nói lên tiếng nói hòa bình trong tình thế đó! Làm sao nói?   Chỉ có cách là làm cho dư luận ở tận bên Mỹ thấy rằng đó là tiếng nói, đó là nguyện vọng của dân phát biểu qua cơ quan dân cử. Kết hợp nguyện vọng hòa bình với ác cảm của quần chúng đối với các chế độ tướng tá, đòi hỏi Quốc hội lập hiến được dân chúng nhiệt liệt hưởng ứng, từ khắp các tỉnh đến tận thủ đô Sài Gòn.   Một lần nữa, tiếng nói của Phật giáo đồng hóa với tiếng nói của quần chúng. Mà tại sao Phật giáo đòi hỏi hòa bình? Chính trị gì chăng? Không! Văn hóa! Đòi hòa bình vì chiến tranh đe dọa sự tồn vong của dân tộc, nuôi dưỡng sự tha hóa của con người. Đòi hòa bình vì Phật giáo luôn luôn hoài bão rằng mình là lương tâm của dân tộc. Đó là động cơ văn hóa, đạo đức của phong trào 1966. Phật giáo chủ trương: chỉ có văn hóa hòa bình. Không thể có "văn hóa chiến tranh". Không có "văn hóa chém giết", "văn hóa đạn bom".   

TĐM
: Dù là đạn bom đến từ phía nào?   

CHT
: Câu hỏi này, không thể trả lời ngắn gọn được, xin hẹn một dịp khác. Nhưng dù trả lời thế nào đi nữa, mục đích của phong trào Phật giáo vẫn không ở ngoài hai phương châm - hai phương châm này tóm tắt toàn bộ phong trào Phật giáo từ 1963: bảo vệ "văn hóa dân tộc", bảo vệ "văn hóa hòa bình". Đơn giản chỉ thế.   Tôi trích thêm một câu tâm tư của thầy Trí Quang để tóm tắt cả lịch sử của giai đoạn biến động ấy và cũng để soi sáng con người đặc biệt của thầy: "Tổng chi, tôi có tham vọng không? Có, mà có đến nỗi có người đã nói hơi chướng nữa. Tham vọng của tôi không mơ mộng Phật giáo trở lại vị thế quốc giáo như thời xa xưa, càng không muốn Phật giáo thành một Thiên chúa giáo thứ hai! Tôi chỉ mong ước, trong cơn nghiêng ngữa của đất nước, ai nhìn vào Phật giáo cũng nghĩ rằng đất nước này còn có cái ấy".   

TĐM
: Thầy có được vừa ý không?   

CHT: Không. Thầy nói: Chuyện của thầy là "Cao cao sơn thượng hành thuyền / Thâm thâm hải đề mã tẩu". Chuyện "ngựa phi dưới nước, thuyền chèo trên non".   

TĐM
: Hôm nay là ngày 30-4. Anh có ý nghĩ gì để nói thêm? Ít nhất là về hòa bình, phương châm thứ hai của Phật giáo?   

CHT: Tôi vừa đọc báo Đại Đoàn Kết viết bài để kỷ niệm ngày 30-4 năm nay, 2011. Thú thật, tôi cảm động. Bài báo trích một câu của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt: "...................... nhưng chúng ta cũng đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều mất mát. Lịch sử đã đặt nhiều gia đình người dân miền Nam rơi vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia, ngay cả họ hàng tôi cũng như vậy. Vì vậy, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là một vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm nó thêm rỉ máu".   Ông nói thêm: "Theo tôi, đã đến lúc ta phải nhìn nhận công lao, sự đóng góp to lớn của các tầng lớp người Việt yêu nước từng sống trong lòng chế độ cũ, hiện ở trong nước hay ở bên ngoài. Bản thân tôi cùng với anh em được giao tiếp quản Sài Gòn năm 1975, một Sài Gòn nguyên vẹn sau một cuộc chiến tranh như vậy, tôi nghĩ không thể không nói đến vai trò của các lực lượng chính trị đối lập với Mỹ-Thiệu, có quan hệ với chính phủ Dương Văn Minh lúc bấy giờ".   Cố thủ tướng gọi chính phủ Dương Văn Minh là "chính phủ". Và ông vinh danh một "Sài Gòn nguyên vẹn". Giá như thủ tướng còn sống để đọc một câu hồi ký của Hòa thượng Trí Quang mà tôi trích nguyên văn ở đây nhân ngày 30-4: "Cuối cùng, vào một buổi chiều, ông Minh gặp tôi. Ông đưa ra hai mảnh giấy của người ta báo cáo mật cho ông. Một, cho biết ngân hàng bị rút tiền gần sạch. Một, vẽ một họa đồ quân sự tuyệt vọng - mảnh giấy ghi chú bằng chữ Mỹ. Ông nói, nếu vì tiền thì tiền hết rồi, nếu vì chức thì chức quốc trưởng ông đã làm, nếu vì cứu vãn quân sự thì đã vô vọng. Nhưng, ông nói, ông phải cứu dân khỏi chết vô ích. Tôi nói, đại tướng nói y như ý hòa thượng viện trưởng Trí Thủ mới nói sáng nay. Tôi thuật lại câu nói ấy, và rằng tôi xin làm chứng cho đại nguyện "thay người chịu khổ" của bản thân và bằng hữu của đại tướng".   Hòa thượng Trí Thủ nói gì sáng ấy? Giữa buổi họp đông đảo của Viện Hóa Đạo, hòa thượng nói: "Tôm cá còn mua mà phóng sinh, huống hồ người chết mà không cứu?"   Người Pháp có câu nói: "Các đầu óc lớn thường gặp nhau" ("Les grands esprits se rencontrent"). Tất nhiên họ muốn nói: gặp nhau trên tư tưởng.   Tuy vậy, hai đầu óc lớn trên đây, hai con người cùng đặt Dân Tộc lên trên hết ấy, hai nhân vật lịch sử ấy dám gặp nhau không phải chỉ trên tư tưởng. Nhưng một người đã chết quá bất ngờ, một cánh cửa chưa kịp gõ, và con tàu lịch sử đã rời nhà ga thiếu một hành khách.   Lịch sử vốn vậy, không vô tình nhưng lắm khi trớ trêu, khiến bao nhiêu cuộc hẹn bỗng thành lỗi hẹn !


Chú thích

[1] Extrême-Asie, 26-8-1961.
[2] Révolution Africaine, n° 20, 15-6-1963.

Theo: Thời đại mới

2011/05/24

Thế trận Trung Cộng đã bày ra

Thế trận Trung Cộng đã bày ra

Anh-Huy


Thế trận Trung Cộng đã bày ra, quyết tranh ngôi vị Siêu cường quốc với Hoa Kỳ trong Thế kỷ 21 này. Điều đó là lẽ tất nhiên biểu thị cho sự thăng trầm, thay đổi ngôi vị của các đế quốc mà lịch sử Thế giới từ cổ chí kim đã chứng minh.

Từ 5 thế kỷ gần đây hết Hòa Lan,  Bồ Đào Nha , Tây Ban Nha,  làm mưa làm gió trên vũ đài Thế giới, xâm chiếm thuộc địa, đồng thời truyền bá ĐạoThiên
Chúa khắp mọi nơi.

Tiếp đến là Phú Lang Sa, Anh Cát Lợi, Nhật Bản, Đức Nhỉ Mãn, Nga La Tư và Hoa Kỳ nổi lên thay thế nhưng, nổi bậc nhất vào thế kỷ 19 và tiền bán thế kỷ 20  là Đế Quốc Anh Cát Lợi.

Chính người Anh Cát Lợi đã kiêu hảnh , tự hào về hành động  xâm lược,  chinh phục thuộc địa trên thế giới của mình, lại còn  ngạo mạn tuyên bố:
  " Mặt trời không bao giờ lặng trên đế quốc Anh "


Vào đầu thế kỷ 20, trên bải biển Thượng Hải, khi còn là Tô giới của các Cường quốc Tây phương, nơi dành riêng cho dân Âu Mỹ tắm nắng. Đế Quốc Anh cầm quyền tại đây đã từng treo bảng ghi rằng :
" Nơi đây cấm chó và người Trung Hoa "

Có nhà bình luận thời cuộc nào vào lúc đó tiện đoán Đế Quốc Anh Cát Lợi sẽ sụp đỗ trong vài chục năm tới ?!

Ấy thế mà sau Đệ Nhị Thế Chiến, Đế Quốc Anh sụp đỗ thay thế bởi Hoa Kỳ và Liên Sô.

Thành trì Cách mạng Vô sản, Thánh địa Đệ tam Quốc tế Cộng sản, con gấu bắc cực Liên Sô hùng hổ như muốn nuốt trửng toàn cầu qua chiêu bài " Thế giới Đại Đồng ".

Thi thố lực lượng quân sự bằng những vũ khí kinh hồn hiện đại, tập hợp chư hầu Đông Âu dưới trướng của mình bằng Minh ước Varsovie. Sừng sộ, thách đố, tranh  cương vị siêu cường thế giới  với Hoa Kỳ bằng cường lực của kẻ  8 lạng người nửa cân ngang ngửa .

Hãy xem lại những báo chí tài liệu của thập niên 80 thế kỷ 20, có bình luận gia nào tiên đoán Đế quốc Đỏ Liên Sô sụp đổ vào đầu thập niên 90 thế kỷ 20 !

Thực tế, toàn bộ Đông Âu và Liên Sô sụp đổ.

Theo đuổi chiến tranh lạnh là theo đuổi một cuộc chiến Ý thức hệ bao gồm cả việc thi đua vũ trang, nhân sinh và kinh tế. Thật ra thi đua kinh tế và nhân sinh chính là trọng điểm chính yếu trong cuộc chiến tranh Ý thức hệ giữa Cộng sản và Tư bản.

Liên sô sụp đổ vì xua hết tài lực vào việc thi đua vũ trang với Hoa Kỳ  trong suốt 45 năm từ sau khi Đệ nhị Thế chiến  kết liễu mà quên hẳn việc thi đua kinh tế và nhân sinh.

Hầu như vào tháng 5 năm 1989 thế giới  đều tiên đoán " Thiên An Môn" sẽ là đầu dây mối nhợ làm sụp đổ chế độ Cộng Sản Trung Hoa . Thế nhưng,  biến
động " Thiên An môn " lại  khai nguồn cứng rắn cho Đặng Tiểu Bình lèo lái tập đoàn lãnh đạo Cộng Sản Trung Hoa tiến bước mạnh dạn vào đường hướng kinh tế thị trường.

Liên Sô và Trung Cộng đều tôn thờ chủ nghĩa Cộng sản, tung chiêu bài cách mạng đấu tranh chống lại Hoa Kỳ. Nhưng, sự biến dạng chiêu bài đấu tranh của hai nước Cộng Sản này cũng khác nhau. Đằng khác, ở hai thời điểm hoàn toàn dị biệt , hai vị trí địa lý chính trị chiến lược Đông Tây dị biến. Bằng sự đo lường lợi hại  trong chiến lược toàn cầu, Tư bản Hoa Kỳ thẳng thừng triệt hạ Liên Sô mà lại dung dưỡng và tạo dựng Trung Cộng thành " Công xưỡng Thế giới ".Nói nôm na là biến nông dân Trung Hoa thành công nhân của Thế giới Tư bản Âu Mỹ.

Thông thường người công nhân lập chí, chỉ một thời gian làm lụng, tiết kiệm dành dụm họ sẽ trở nên giàu, đôi khi lại trở thành chủ nhân trên thương trường. Sau đệ nhị thế chiến, Tư bản Hoa Kỳ qua chương trình Marshall trợ giúp Âu Châu nhất là Anh, Pháp, Đức, Ý và cả Nhật.

Các quốc gia Âu châu kết hợp thành Liên Âu nhưng cũng chỉ là chủ nhân hạng nhì dưới sự điều hành của Đại Chủ nhân Hoa Kỳ !

Vì sao ?

Thật dễ hiểu, vì Liên Âu không dồi dào tài nguyên, còn nặng tinh thần quốc gia, sự liên kết không vửng chắc, nội bộ mâu thuẩn, địa lý,chính trị,  quân sự, kinh tế, hoàn toàn không hội đủ điều kiện để tranh cương vị siêu cường với Hoa Kỳ.

Sự dung dưỡng Trung Cộng sau khi Liên Sô sụp đỗ, kéo dài từ thập niên cuối thế kỷ 20 và đầu thập niên thế kỷ 21, trong chiều hướng Tư bản Âu Mỹ mưu tìm lợi nhuận qua việc sản xuất nhu yếu phẩm thực dụng bằng nhân công rẽ mạt tại Hoa Lục trên 20 năm trôi qua.

Cũng chính trong khoảng thời gian đó, lợi dụng hình thức " Công xưởng Thế giới " Trung Cộng đã  xây dựng nội dung "Kinh tế Thị trường"của mình trở nên tân tiến và thịnh vượng, biến Trung Cộng lạc hậu chậm tiến từ cuối thế kỷ 20 thành cường quốc về kinh tế đứng thứ 2 trên toàn cầu vào cuối thập niên đầu của thế kỷ 21 này.

Qua nhận định khách quan,  phải thú thật thành quả  " Kinh tế Thị Trường " của Trung Cộng đúng là mang đôi hia 7 dậm !

Cấu trúc Xã hội Chủ nghĩa Liên Sô bằng sự vận động công nhân làm cách mạng. Staline từng chê bai Mao Trạch Đông là Cộng Sản chệch hướng vì họ Mao xây dựng Xã hội Chủ nghĩa Trung Hoa bằng lực lượng nông dân.

Thừa kế Staline dựa vào cuộc chiến tranh lạnh, đưa Liên Sô lên hàng Cường quốc
chuyên về sản xuất vũ khí hiện đại, chế tạo phi thuyền chinh phục không gian, thi đua vũ trang với Hoa Kỳ trong khi nhân dân đói lạnh.

Thừa kế Mao Trạch Đông dựa vào chủ trương kinh tế thị trường, Từ 20 năm qua, chỉ toàn dùng tài nguyên phong phú hiếm hoi nhất toàn cầu, nhưng đông đảo tại Hoa lục là 2 000.000 000 tỷ bàn tay nhân công người Trung Hoa, sản xuất những nhu yếu phẩm giá thành rẽ mạt, tha hồ tài phiệt Âu Mỹ thâu lợi nhuận khi bán lại cho người dân Âu Mỹ tiêu dùng. Sự thể đó đưa Trung Cộng lên hàng Cường Quốc, cũng sản xuất vũ khí hiện đại, cũng phóng phi thuyền chinh phục không gian, xây dựng đất nước bằng kỹ thuật tân tiến , người dân có công ăn chuyện làm, mức sống nâng cao và bắt đầu công khai xuất chiêu quyết tranh ngôi vị siêu cường với Hoa Kỳ trước tiền bán thế kỷ 21 này.

Đầu thế kỷ 20, tấm bảng mà Đế Quốc Anh Cát Lợi đem ra treo tại bờ biển Thành phố Thượng Hải ghi rõ hàng chữ :
" Nơi đây cấm chó và người Trung Hoa "


Có nhà bình luận chính trị nào thời ấy tiên đoán Trung Hoa sẻ trổi dậy và qua mặt Đế quốc Anh ? Ngoại trừ, trước đó, Đại đế Pháp Napoléon Đệ I nhận định :
"Con sư tử Trung Hoa còn ngáy ngủ ,
                                         khi nó thức dậy sẽ làm rúng động thế giới !"



Quả thật chỉ 100 năm sau, người dân Anh Cát Lợi có thể đang phập phòng lo sợ luật nhân quả sẽ xãy ra tại bờ biển nào đó, cạnh một thành phố nổi tiếng trên đất nước mình chăng ?!

Bảo rằng Trung Cộng là Ếch muốn phình bụng thành Bò, e rằng nhận định đó chủ quan một chiều hoặc giả đang đứng trên lục địa Mỹ mà quán xét thời cuộc thế giới bằng cảm tính.

Trong thời điểm này, chúng ta có thể so sánh ví von thì ít ra Trung Cộng cũng là con Bò Tơ đang trổ mã chực chờ thời gian trong  tương lai gần  để đối đầu với Hoa Kỳ.

Với lãnh thổ trên 9 596 961 Km2  hơn  Hoa Kỳ 9 363 124 Km2 , không thuận lợi như Hoa Kỳ giáp mặt cả Thái bình Dương và Đại tây Dương để  lực lượng Hải quân tung hoành.  Nhưng, duyên hải dài hơn 4000 Km giáp mặt bắc Thái bình dương  không kể phần lãnh hải lưỡi bò ở Biển Đông mà Bắc Kinh tuyên bố thuộc chủ quyền mình. Với chừng ấy mặt biển, Trung Cộng cũng đủ yếu tố để xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh ngõ hầu tranh hùng tranh bá  ngoài  Đại dương .

Theo thống kê 2009, dân số Trung Cộng là 1 242 .500 000 so với Hoa Kỳ 302.200 000 gấp 4 lần hơn. Giai cấp trung lưu  không quá 25% dân số, hoàn
toàn nằm gọn trong sự điều hành của Tập đoàn Tư bản Đỏ, một tổ chức ngoại vi dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Trung  Hoa. Giai cấp chốp bu giàu sụ này thoát thai từ chủ trương kinh tế thị trường. Chính thị là thành phần cán bộ Cộng sản cốt cán từ Bắc Kinh đến những thành phố lớn, xuống tận Tỉnh huyện trên toàn thể  Hoa lục.

Mặc dù vậy 75% dân chúng còn lại, trong đó 15 % là người già trên 60 tuổi, họ thỏa mãn và hảnh diện về bước nhảy vọt thăng tiến của nước nhà, đồng thời theo họ, cuộc sống hưu trí tuổi già được cải thiện khá nhiều so với thời trước. Còn lại là thành phần trung niên và thanh niên cốt cán trong xã hội lại hăng say chấp nhận lăn xã vào triều sóng của chủ trương Kinh tế Thị trường . Trước tiên là kiếm được miếng cơm manh áo, đồng thời đáp ứng nhu cầu đòi hỏi lao động của nhà nước và sau rốt là được hưởng thụ cuộc sống theo trào lưu tân tiến mới, góp nhặt y hệt xã hội Âu Mỹ hiện đại .
 
Giới lãnh đạo Nam-Trung-Hải  hẳn đã nắm chắc điều kiện Thiên thời, Địa lợi và Nhân hòa trong bối cảnh thuận lợi hiện tại để bày thế trận tranh ngôi vị siêu cường quốc thế giới với Hoa Kỳ, ngay vào thập niên thứ hai trong thế kỷ 21 này .


Anh-Huy

2011/05/20

Học Bí Quyết Để Có Sức Khoẻ Tốt Chỉ Trong Vòng 90 Giây

Học Bí Quyết Để Có Sức Khoẻ Tốt
Chỉ Trong Vòng 90 Giây
 

Bạn nghĩ thế nào khi có thể giảm rủi ro bị bệnh tim, tăng sức mạnh, giữ được vẻ trẻ trung lâu dài chỉ trong vòng một thời gian chưa bằng thời gian coi vài quảng cáo truyền hình. Thật vậy muốn có một sức khoẻ tốt thì cần có thời gian, nhưng không đến nỗi lâu như bạn tưởng. Bạn không cần phải làm những điều thường được khuyên như tập thể dục 30 phút mỗi ngày và ngủ đủ 7 tới 8 tiếng mỗi đêm.

Theo các chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng, sức khoẻ tim mach và phòng chống ung thư thì có những cách tuyệt vời, cực kỳ đơn giản có thể cải thiện hạnh phúc của bạn một cách đáng kinh ngạc. Vậy thì bạn hãy dành một vài phút để thử … và bảo đảm bạn sẽ có thể tăng cường sức khoẻ của bạn trong khoảng khắc !
 

Chống ung thư (fight cancer)


Ăn trái cây với cả vỏ. Vỏ trái táo đem lại nhiều lợi ích. Theo các thí nghiệm mới đây thì trong vỏ trái táo đỏ (Red Delicious Apple) có hơn chục hoá chất ngăn chặn sự phát triển của ung thư vú, gan, và kết tràng. Giáo sư Rul Hai Liu thuộc Đại học Cornell cho rằng vỏ các loại táo khác cũng rất tốt. Để tránh nhiễm độc của thuốc trừ sâu, nên mua táo hữu cơ.

Dùng những thuốc dinh dưõng bổ sung cho đúng. Uống đủ liều lượng vitamin D và calcium sẽ giảm rất nhiều rủi ro bị ung thư vì theo giáo sư Joan Lappe thuộc Đại học Creighton "Vitamin D tăng cường hệ miễn nhiễm trong cơ thể và là lực lương tiền phong chống ung thư ". Da có thể sản xuất vitamin D nhờ ánh nắng mặt trời, nhưng các nhà khoa học cho biết là tốt nhất nên uống thuốc vitamin D bổ sung để bảo đảm có đủ vitamin này trong cơ thể (1,100 IU là đủ và an toàn)
 

Làm chậm lão hoá (slow aging)


Hít dầu thơm Lavender hay Rosemary. Mùi thơm của Lavender (oải hương) giúp bạn ngủ ngon giấc vào ban đêm. Lavender cũng rất tốt cho bạn vào ban ngày. Theo nghiên cứu mới đây, một số phụ nữ tình nguyện hít dầu thơm Lavender hoặc Rosemary (Oải hương hoặc Hương thảo) nguyên chất trong 5 phút. Kết quả cho thấy là mức hormone cortisol trong nước bọt giảm 24 %. Điều này rất tốt vì cortisol là hormone gây căng thẳng tâm thần, làm tăng huyết áp và hủy hoại hệ miễn nhiễm.

Hơn nữa, những người hít nước dầu thơm Lavender (oải hương) có nồng độ thấp hoặc nước dầu thơm Rosemary (hương thảo) có nồng độ cao sẽ thải được dễ dàng hơn các gốc tự do tức là những phân tử làm tiến trình lão hoá và bệnh tật tăng nhanh.
 

Cắt giảm cholesterol (cut cholesterol)


- Rắc pistachios trên salade

Thí nghiệm thực hiện tại Đại học Pennsylvania cho thấy là nếu ăn 1½ ounce (hoặc một nắm) pistachios (hồ trân) mỗi ngày thì sau 4 tuần cholesterol toàn phần giảm trung bình 6,7 % và cholesterol xấu (LDL) giảm 11,6%. Lợi ích chính của sự suy giảm này là rủi ro bị bệnh tim sẽ giảm theo (nếu mức cholesterol toàn phần giảm đươc 7 % thì rủi ro bị bệnh tim giảm 14 % ).

Theo giáo sư Penny Kris-Etherton trưởng nhóm nghiên cứu thì pistachios là nguồn cung cấp tốt nhất các sterol thực vật tức là những hợp chất có tác dụng hấp thu cholesterol. Cũng nên biết là 1 ounce pistachios chỉ chứa có 100 calori, vì vậy nên bớt dầu dấm (dressing) hoặc nên ít dùng bơ hay dầu và rắc thêm pistachios lên trên sà-lách.


Dùng mật lúa mạch thay vì dùng đường


Chất ngọt này đã đươc dùng từ thời cha ông chúng ta để bôi lên vết thương vì có tính sát trùng. Mật luá mạch (buckwheat honey) cũng có những lợi ích khác, như làm chậm sự oxy hoá của chất LDL (cholesterol xấu) bởi vì khi cholesterol xấu này bị oxy-hoá thì nó sẽ tạo những mảng (plaque) lắng đọng lên thành mạch máu.


Làm dịu các cơn bừng nóng (cool hot flashes)


Thở thật sâu. Theo 3 nghiên cứu mới nhất thì thở đằng bụng thật sâu và chậm, có thể giảm nhịp độ bị các cơn bừng nóng xuống phân nửa. Lý do bị các cơn bừng nóng, một phần là vì estrogen giảm, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng tinh trạng căng thẳng tâm thần có phần trách nhiệm trong đó vì nó khởi kích hệ thần kinh giao cảm tức là phần mạng lưói thần kinh có trách nhiệm về "phản ứng đánh hoặc chạy ". Cách giải quyết là thở thật sâu để thúc đẩy hệ thần kinh đối giao cảm tăng hoạt phản ứng thư dãn của cơ thể và nhờ thế mà nhịp tim sẽ chậm lai, cơ bắp sẽ thư dãn, và huyết áp sẽ giảm.

Bạn hãy ngồi thoải mái trên một chiếc ghế, thở thật sâu, hít vào đằng mũi. Thở ra đằng miệng. Nhắm mắt lại để khỏi bị phân tâm… Giữ làm sao cho bụng ấn vào thấy mềm– như vậy bụng có thể lên xuống theo mỗi nhịp thở.


Giữ cho mắt được tinh tường (keep your vision sharp)


Ăn một quả trứng. Cà-rốt cũng tốt, nhưng nghiên cứu cho thấy "trứng" là nguồn tốt nhất để cung ứng chất chống oxy hoá carotenoid bổ cho mắt. Lutein và zeaxanthin là hai chất carotenoid chủ yếu đối với mắt vì chỉ có hai chất này là có bổ dưỡng cho phấn vàng của võng mô mắt.

Trứng không chứa nhiều lutein và zaxanthin bằng các rau có lá xanh đậm, nhưng theo giáo sư Elizabeth Johnson thì cơ thể hấp thu các chất chống oxy hoá này từ "trứng" dễ dàng hơn.

Bạn đừng e ngại là mức cholesterol sẽ tăng nếu ăn trứng bởi vì ăn một quả trứng mỗi ngày tăng lượng lutein trong máu lên 26% và zeaxanthine lên 38 %, mà không làm tăng mức cholesterol hay triglycetride.


Tránh đừng để bị viêm (reduce dangerous inflammation)


Ăn một tô ngũ cốc nguyên hạt. Nhóm Iowa Women's Research Group đã quan sát khoảng 42 ngàn phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh trong vòng 15 năm và đã báo cáo là những phụ nữ ăn từ 11 khẩu phần ngũ cốc nguyên hạt trở lên mổi tuần sẽ có ít nguy cơ bị chết vì những xáo trộn do viêm gây ra so với những người ăn ít hơn (xáo trộn do viêm gây ra là những bệnh có liên hệ tới chứng viêm mãn tính kể cả tiểu đường, hen xuyễn, và bệnh tim).

Theo giáo sư David R. Jacobs thuộc Đại học Minnesota thì "ngũ cốc nguyên hạt chứa những thành phần có hoạt tính sinh học của cây cối. Những cái gì giúp cho cây cối sống được thì cũng giúp cho người ăn cây cối đó sống được". Các ngũ cốc nguyên hạt nên dùng, là oatmeal (bột yến mạch), brown rice (gạo lức), dark bread, whole grain breakfast cereal, bulgur, và popcorn (bắp rang)


Rèn luyện sức mạnh cơ bắp (build muscle strength)


Duỗi thẳng chân. Nếu bắp thịt chân bị cứng thì bạn hãy duỗi thẳng chân ra. Làm như vậy bạn sẽ không những cải thiện tính chất mềm dẻo mà con tăng cường sức mạnh của cơ bắp. Thí nghiệm thực hiện trong 6 tuần lễ với 30 ngụời lớn bị cứng gân hố khoeo (hamstrings) chứng tỏ là nếu luyện tập co duỗi chân 5 ngày một tuần thì sẽ làm bắp thịt bớt cứng và gia tăng tầm hoạt động.
 

Tăng chất chống oxy hoá (boost antioxidants)

Thêm trái bơ (avovado) vào sà-lách. Rau (vegetable) đều không có chất béo, nhưng chúng ta lại cần chất béo trong bữa ăn để hấp thu các chất carotenoid chống ung thư.

Trong môt thí nghiệm tại Đại Học Ohio , một số người tình nguyện đã ăn salade có avocado lát mỏng hoặc không có avocado. Thử máu cho thấy là những người ăn avocado có một lượng lutein cao gấp 5 lần, alpha carotene gấp 7 lần và beta carotene gấp 15 lần. Ăn trái sung (figs, figues) phơi khô. Các trái cây sấy khô chứa nhiều chất chống oxy hoá — đặc biệt là trái sung và trái mận (plums). Một nhúm trái sung khô (lối 1 ½ ounce, lối 42 gr) tăng khả năng chống oxy hoá lên 9 % gần như gấp đôi so với một tách trà xanh.

Ăn sà-lách trái cây. Một hỗn hợp cam, táo, nho, và blueberries có sức mạnh chống oxy hoá gấp 5 lần so với khi chỉ ăn có một trong những thứ trái cây ấy mà thôi.

Các thành phần dùng để trộn sa-lách trái cây sắp theo thứ tự độ chứa phenol là việt quất (cranberries) , táo, nho đỏ, dâu, dứa, chuối, đào, cam và lê. (Phenol là một loại hoá chất thực vật có thể giảm rủi ro bị bệnh mãn tính).


Giữ nụ cười lành mạnh (keep your smile healthy)

Hãy hôn thắm thiết người bạn tình. Theo bác sĩ nha khoa Anne Murray thuộc Viện Academey of General Dentistry, nụ hôn làm tiết nước bọt trong miệng và như vậy các vi khuẩn làm sâu răng sẽ bị tiêu diệt. Nếu chẳng may bạn chẳng có ai … để mà hôn thì hãy chịu khó dùng loại kẹo "gơm" (gum) không đường có chứa xilytol.

- Bảo vệ da dày chống vi khuẩn ( protect your stomach from bugs)


Vặn thấp nhiệt độ tủ lạnh. Nếu nhiệt độ trong tủ lạnh cao hơn 40 độ F (lối 3,5 °C) thì thức ăn trong tủ lạnh sẽ bị hư vì các vi khuẩn bắt đầu nhân bội. Tại Hoa Kỳ mỗi năm có trên 75 triệu người bị đau vì thức ăn nhiễm khuẩn và số người chết lên tới 5000. Vì vậy tủ lạnh phải có bộ phận điều nhiệt để giữ cho nhiệt độ đủ thấp.
 
- Ngăn ngừa chứng đau đầu (prevent headache)

Hãy ngẩng đầu lên. Bác sĩ Roger Cady, phó chủ tịch hội National Hedache Foundation, nhận định "tư thế của đầu là một trong những yếu tố có liên quan tới đau đầu được ít người biết tới nhất". Một trong những tư thế có hại là "chúi đầu về phía trước" ( forward head posture, FHP).

Nếu cổ bạn cúi về phiá trước, bạn sẽ phải ngước đầu lên để nhìn, điều này có thể làm các dây thần kinh và cơ bắp ở phiá dưới sọ đầu bị đè ép. Tư thế FHP này thông thường xẩy ra khi làm việc với máy điện toán. Bác sĩ Colleen Baker thuộc Headache Care Center, Springfield, MO, đưa ra những khuyến cáo sau đây nhằm giúp bạn giữ cho đầu thẳng mỗi khi sử dụng máy điện toán :

- Tưởng tượng có một sợi dây buộc vào đỉnh đầu và kéo lên trên.
- Kiểm điểm định kỳ xem tai của bạn có ở ngay phía trên vai hay không (?)
- Sắp đặt để máy điện toán nhắc nhở bạn lập lại hai điều trên đây sau mỗi nửa tiếng đồng hồ.
 

Giữ cho trí óc minh mẫn

Uống 2 tách trà xanh mỗi ngày. Nghiên cứu cho thấy là trà xanh điều hoà mức cholesterol và có thể giảm rủi ro bị ung thư. Các nhà khoa học còn nhận định là trà xanh bảo vệ chức năng nhận thức. Và càng uống nhiều trà xanh thì càng tốt. Một nghiên cứu tại Nhật trên 1000 người ở tuổi trên 70 cho thấy là những người uống 2 tách trà xanh mỗi ngày đạt đươc thành quả tốt khi làm một số trắc nghiệm về khả năng trí óc (kể cả trí nhớ). Có thể còn có cái gì khác ảnh hưởng lên sự minh mẩn tâm thần, chẳng hạn như sự giao tiếp với bạn bè trong khi nhâm nhi tách trà. Phải chăng chính nhờ vào điều này mà tỷ lệ sa sút trí tuệ (dementia) kể cả Alzheimer thấp hơn tại Nhật so với Hoa Kỳ, vì người Nhật thường hay uống trà xanh.


Hoàng Hiếu

9 điều người cao tuổi nên tránh

Tôi thấy bài này hay quá, nhất là tập thể dục vào buổi sáng không tốt, nên tập vào buổi chiều.Con người khi về già, các bộ phận trong cơ thể đều lão hóa, yếu đi. Một số điều sau đây luôn ẩn chứa những hiểm họa bất ngờ mà người cao tuổi cần phải lưu tâm đề phòng.
 

9 điều người cao tuổi nên tránh



Không nên tập luyện vào lúc sáng sớm
 
Ta vẫn có quan niệm cho rằng tập luyện vào buổi sáng là tốt vì không khí trong lành. Điều đó không đúng. Vì từ 4-6 giờ sáng theo quy luật của đồng hồ sinh học (biological clock) của người già thân nhiệt đang cao, huyết áp tăng, thận thượng tuyến tố cũng cao gấp 4 lần buổi tối, nếu vận động mạnh, chạy hoặc đi bộ nhiều gặp gió lạnh, tim dễ ngừng đập. Đã có không ít cụ đi bộ buổi sáng sớm về ra mồ hôi, tắm xong huyết áp tăng đột ngột, đứt mạch máu não, đột quỵ luôn. Tốt nhất là nên tập vào chiều tối, tuy không khí không được thanh sạch như sáng sớm nhưng an toàn hơn nhiều.
 

Đang ngủ không nên trở dậy vội vàng

Thần kinh người già thường chậm chạp. Lúc ngủ muốn dậy đi tiểu hoặc có ai gọi đang ở tư thế nằm mà trở dậy ngay, đi lại luôn dễ làm huyết áp tăng đột ngột, dễ dẫn đến đứt mạch máu não. Vì vậy, đang ngủ khi có việc cần dậy phải từ từ theo 3 bước, mỗi bước khoảng nửa phút. Bước 1 khi tỉnh giấc hãy nhắm mắt lại nằm thêm nửa phút. Bước 2, ngồi dậy tại giường nửa phút xoa tay, xoa chân. Bước 3, cho hai chân chạm đất hoặc chạm nền nhà nửa phút rồi mới đứng dậy đi.
 

Không nên ngoái đầu một cách đột ngột

Người già mạch máu thường xơ cứng, thành mạch dày hẹp và đàn hồi kém. Nếu đột nhiên quay ngoắt đầu về phía sau, mạch máu ở cổ bị chèn ép, động mạch vốn đã hẹp bị chèn ép lại càng hẹp hơn cộng thêm thần kinh giao cảm bị kích thích mạnh làm mạch máu co lại, máu lưu thông chậm làm não thiếu máu cục bộ, thiếu ôxy nên bị choáng, hoa mắt, chóng mặt, có người đã bị ngã. Vậy đang đứng hoặc đang đi có ai gọi từ phía sau, chớ có quay ngoắt đầu lại ngay mà nên quay chầm chậm. Tốt nhất là xoay cả người lại, tránh chỉ quay đầu.
 

Không nên đứng co một chân để mặc quần

Xương của người già thường bị xốp do thiếu calcium. Nếu không bị xốp thì xương cũng dòn. Khi mặc quần mà đứng co chân để xỏ từng chân vào ống quần dễ bị ngã do mất thăng bằng hoặc do vướng vào quần. Người cao tuổi đã ngã thì dễ gãy xương, dập xương. Khi mặc quần tốt nhất là nên ngồi trên ghế hoặc trên giường. Trong nhà tắm nếu không có chỗ ngồi thì phải dựa mông vào một bên tường để giữ thăng bằng cho khỏi ngã. Nhiều người bị ngã gãy xương ống chân, dập xương chậu vì đứng co chân mặc quần.
 

Không nên quá ngửa cổ về phía sau

Có lần một ông già đã về hưu cạnh nhà tôi, sức khỏe tốt, khi ăn tối xong ngồi nghỉ trên ghế tựa có lẽ do mỏi cổ nên ông đã ngửa cổ về phía sau hơi quá nên bị xỉu luôn. Khi con cháu biết thì nửa người bên phải của ông đã bị liệt, nước mũi nước dãi chảy ròng ròng và không nói được nữa, phải đưa ngay vào viện. Trường hợp này là do gần mạch máu nơi cổ có nhiều đốt xương, bình thường giữa các đốt có chất nhờn bôi trơn nhưng về già chất bôi trơn kém đi, các đốt xương trở nên sắc cạnh. Khi ngửa cổ ra phía sau quá giới hạn cho phép, phần xương sắc cạnh đó làm tổn thương đến mạch máu, hạn chế lượng máu đưa lên não gây ra thiếu máu não làm ngất xỉu. Vì vậy, người già khi ngồi ghế tựa không nên ngửa cổ quá mức về phía sau.


Không nên thắt dây lưng quá chặt

Vùng bụng quanh dây lưng là nơi gần dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng và hậu môn. Dây lưng mà thắt chặt quá sẽ chèn ép các mạch máu bụng, cản trở máu lưu thông, đoạn trực tràng gần hậu môn có thể dễ bị lòi ra ngoài khi đi đại tiện mà ta thường gọi là lòi dom. Dây lưng thắt chặt, dạ dày, ruột non luôn ở trạng thái chịu sức ép ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa. Vì vậy, không nên thắt chặt dây lưng và tốt nhất là dùng dây đeo quần qua vai, tiếng Pháp gọi là Bretel. Bình thường ở nhà chỉ nên mặc quần ngủ lồng chun không nên mặc quần Tây cứ phải thắt dây lưng làm bụng luôn bị gò bó.


Khi đi đại tiện không nên rặn quá mức
 
Táo bón là hiện tượng thường gặp ở người già. Tâm lý khi đi đại tiện không ai muốn ở lâu trong nhà vệ sinh nên thường muốn rặn mạnh để đi cho nhanh nhưng nếu rặn quá sức, mặt mũi đỏ gay rất nguy hiểm. Các khảo nghiệm về y học đã cho biết khi rặn mạnh dễ giãn tĩnh-mạch ở hậu môn gây chảy máu nhưng điều quan trọng hơn là huyết áp sẽ tăng có thể dẫn tới tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Để đỡ phải rặn khi đi ngoài, người già cần ăn nhiều rau quả, chuối, khoai, uống nhiều nước để chống táo bón.


Không nên nói nhanh, nói nhiều

Một số nhà khoa học Mỹ phát hiện khi ta nói chuyện bình thường dù chỉ là chuyện vui nhẹ nhàng, các tế bào trong cơ thể vẫn chịu tác động và ảnh hưởng tới huyết áp. Thử nghiệm khoa học với 100 người mỗi người đọc 2 trang tài liệu với tốc độ nhanh chậm khác nhau. Kết quả cho thấy người đọc tốc độ vừa phải thì huyết áp, nhịp tim bình thường. Người đọc nhanh quá, đọc liến thoắng thì lập tức huyết áp tăng, nhịp tim tăng nhưng khi đọc thong thả trở lại, huyết áp, nhịp tim lại giảm xuống. Qua đó ta thấy người già nên nói ít, nói chậm thì có lợi cho sức khỏe. Những cụ nào bị bệnh tim mạch, bị huyết áp càng phải nói chậm, nói ít.


Không nên xúc động


Đối với người già mạch máu đã lão hóa nếu xúc động mạnh, quá giận dữ hoặc quá vui dễ bị nhồi máu cơ tim và đứt mạch máu não. Do đó, người già không nên xúc động tránh mọi sự tức giận, buồn phiền mà cần sống thanh thản, hòa nhã, vui vẻ, bỏ qua hết mọi chuyện, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe.
Có một câu nói rất hay: "Đừng để chết vì thiếu hiểu biết". Vì thật ra đã có rất nhiều người chết vì thiếu hiểu biết kể cả những người còn trẻ. Qua sự hiểu biết ít ỏi của bản thân, qua kinh nghiệm cuộc sống và qua tham khảo các tài liệu y học mới nhất của nước ngoài mong rằng với bài viết ngắn này sẽ giúp các bậc cao niên sống lâu, sống khỏe, sống vui tăng thêm nhiều tuổi thọ.


CMHS

2011/05/18

BÚA RÌU QUỐC TẾ ĐANG BỔ VÀO MẶT NHÀ NƯỚC CỘNG SẢN VIỆT NAM

BÚA RÌU QUỐC TẾ ĐANG BỔ VÀO MẶT NHÀ NƯỚC CỘNG SẢN VIỆT NAM


Trong thời gian ngắn vừa qua nhiều sự cố xảy ra trên chính trường ngoại giao quốc tế tạo ra tai tiếng rất xấu cho nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, đúng ra tầm ảnh hưởng rất lớn và vấn đề rất nghiêm trọng cho bộ mặt nước nhà. Ai chưa biết nguyên nhân cứ tưởng như chuyện đùa hoặc theo truyền thống lề phải cực đoan luôn đổ lỗi cho bọn thế lực thù địch gây ra.


"Vụ Vinashin: Chính phủ csVN quỵt nợ của những nhà đầu tư nước ngoài"


Cách đây một hôm trên báo tài chính danh tiếng nước Mỹ, tờ The Wall Street Journal đưa tin ngày 16/5/2011 với tựa đề: "Faith in Vietnam Falls With Shipmaker - Niềm tin vào Việt Nam sút giảm theo Công ty Đóng Tầu (Vinashin)", nói đúng ra họ tố giác chính phủ csVN muốn trốn nợ, tệ hại hơn nữa bản tin BBC cho rằng các nhà đầu tư quốc tế như Standard Chartered PLC, Credit Suisse AG, Depfa Bank PLC và Elliott Advisers Ltd "cảm thấy bị lừa" và cuối cùng csVN đang quất ngựa truy phong vì "Chính phủ tảng lờ" số nợ to đùng của họ. Đã bị phá sản, trốn nợ mà còn gian trá bằng cách "thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chuyển một số đơn vị kinh doanh của Vinashin sang các tập đoàn khác", mà không hỏi ý kiến chấp thuận của các chủ nợ đầu tư nước ngoài. Theo thuật ngữ của giới cờ bạc vỉa hè là thủ tướng csVN đang "cuốn chiếu chạy làng".

Động thái "trốn nợ" này hợp với lời thú tội của ông Nguyễn Tấn Dũng hôm 05/5/2011 tại phiên khai mạc chính thức Hội nghị Thường niên lần thứ 44 Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) ở Hà Nội: "Đất nước (VN) còn nghèo và tiếp tục cần hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, trong đó có ADB và các nước thành viên".

Một mặt ngửa tay xin tiền nơi các chủ nợ để cứu đói giảm nghèo, mặt khác tảng lờ số nợ lớn đang còn giữ trong túi thì cá nhân người thực hành điều này không còn một chút liêm sỉ riêng cho chính mình nữa.

Lần ngược về quá khứ của Vinashin lúc không còn cách cứu chữa vì phá sản thì người dân VN và quốc tế còn nhớ đến câu trả lời chất vấn trực tiếp của các đại biểu tại quốc hội vào sáng 24/11/2010: "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiều lần nhận trách nhiệm cá nhân với sự đổ vỡ của Vinashin và hứa nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm cá nhân các thành viên chính phủ, không làm xuê xoa".

Tiện đây nhắc thêm những lời của TT Dũng vào sáng 19/11/2009 – lúc 13 đại biểu đã đăng ký chất vấn thủ tướng trước quốc hội. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh về sự liêm khiết chính trị trong cách cai dân trị nước của ông: "Tôi nhớ đồng chí Phạm Văn Đồng - có lẽ làm thủ tướng lâu nhất - có lần nói chưa xử lý kỷ luật một đồng chí nào. Hơn ba năm nay tôi làm thủ tướng cũng chưa xử lý kỷ luật một đồng chí nào, chắc là cũng phải học theo đồng chí Phạm Văn Đồng. Trên tinh thần đó, rất mong cả hệ thống chính trị của chúng ta có trách nhiệm cùng nhau, các đồng chí đứng đầu địa phương mà nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ thì chúng ta cũng không mong muốn có kỷ luật, có xử lý".

Nếu báo The Wall Street Journal đang tố cáo cho thế giới biết rõ "Niềm tin vào Việt Nam sút giảm theo Công ty Đóng Tầu (Vinashin)", thì hai nhận định quan trọng trên của TT Dũng chỉ là điều trên "đầu môi trót lưỡi" chỉ nói xuê xoa cho xong chuyện.

Hiểu thêm được vấn đề Vinashin thì mới thấy đầu não Bộ Chính Trị tại Hà Nội rất can đảm vừa "chạy nợ" vừa "la làng" như Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng tuyên bố ngày 21/03/2011: "Chính phủ, Thủ tướng và một số thành viên Chính phủ đã có những thiếu sót, khuyết điểm" về quản lý nhà nước với Vinashin. Tuy nhiên ông phó thủ tướng hợm hĩnh "phủi nợ" một cách sạch sẽ: "Căn cứ kết quả kiểm phiếu và theo quy định của điều lệ Đảng, Bộ Chính trị đã quyết định không xử lý kỷ luật đối với các tập thể và cá nhân (chính phủ về Vinashin)".

Thế là chấm hết về Vinashin từ phía Việt Nam và csVN chấp nhận những tai hại tiềm tàng sẽ xảy ra cho nền kinh tế Việt Nam từ giới đầu tư nước ngoài.


Quan chức cao cấp trong sứ quán Việt Nam tại thủ đô New Delhi "buôn lậu xe ô tô hàng xịn"

Chuyện gay cấn với thông tin xấu tố giác trốn nợ của Vinashin, món nợ 600 triệu US đôla trước mắt của các chủ đầu tư nước ngoài đang cần chính phủ VN thanh toán nhưng ngược lại ông Nguyễn Tấn Dũng chẳng đoái hoài đến quan tâm của họ, thì lại bị Ấn Độ tung ra một tin xấu xa về các quan chức cao cấp trong tòa đại sứ Việt Nam tại thủ đô New Delhi về việc buôn lậu xe ô tô.

Trùng hợp cùng ngày, thứ hai 16/5/2011 bên Ấn Độ, tờ báo Indian Express chạy tựa đề: "N Korea, Vietnam embassies' officials on DRI radar - Các quan chức ở các đại sứ quán Bắc Triều Tiên, Việt Nam bị theo dõi bởi Cục Điều tra Thu nhập (Directorate of Revenue Intelligence –DRI)". Nội dung bài báo muốn tố cáo các nhân viên cao cấp thuộc hàng tham tán hoặc lãnh sự của sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ dính líu vào những vụ buôn lậu ô tô hàng xịn.

Cục Tình báo Thuế vụ của DRI – cơ quan chuyên môn điều tra về tội phạm kinh tế của Ấn Độ - đã bắt được một tội phạm tên Sumit Walia, gọi lóng là Sunny, 32 tuổi về việc buôn bán ô tô trốn thuế và Walia có thể liên quan đến các quan chức cao cấp của đại sứ quan Việt Nam và Bắc Triều Tiên. Những quan chức này có quyền mua xe mà không phải trả mức thuế nhập khẩu vì hưởng quy chế miễn nhiễm cho ngoại giao đoàn.

Cách làm chuyên nghiệp của Walia là thường nhập các loại xe xịn được đánh cắp hoặc đã qua sử dụng từ nước ngoài và giả mạo hồ sơ thành hóa đơn xe mới để bán cho những người giàu có ở New Delhi. Các nhà điều tra của DRI tịch thu 41 chiếc xe loại xịn và một số xe hơi thể thao. Cuộc điều tra cho thấy Walia có liên quan đến các quan chức của sứ quán Việt Nam và Bắc Triều Tiên ở thủ đô New Delhi.

Nhờ các đầu mối bên Anh quốc, Walia đã mua các xe đánh cắp hoặc xe cũ, rồi hóa phép các giấy tờ để các xe này trở thành xe mới xuất xưởng. Sau đó xe được chuyển về Ấn Độ mang tên chủ nhân của các quan chức tại hai đại sứ quán Việt Nam và Bắc Triều Tiên.

"Walia kết nối với những quan chức đó với danh nghĩa là cung cấp xe nhập khẩu vì họ không phải đóng thuế cho các vụ mua xe đó", một điều tra viên DRI nói".

Điều tra viên cũng cho biết: "Khi nhập vào Ấn Độ, các xe được bán cho các đại gia, hoặc các nhân vật tiếng tăm. Các xe tịch thu bao gồm các thương hiệu hạng xang như BMW, Range Rover, Ferrari, Lexus, Porsche, Mercedes và Aston Martin."

Cục Tình báo Thuế vụ của Ấn Độ DRI đang làm việc với Bộ Ngoại Giao để điều tra vai trò cán bộ tại các sứ quán của Việt Nam và Bắc Triều Tiên.

Các quan chức lãnh đạo của sứ quán VN tại tại thủ đô New Delhi dính vào đường dây buôn lậu của Walia này sẽ thu được một lợi nhuận khổng lồ vì theo luật Ấn Độ, người mua xe mới chỉ phải đóng 109% thuế, trong khi đó chiếc xe cũ phải trả thêm 160% thuế trên trị giá chiếc xe. Điệp vụ to lớn như thế và để dấu được những chiếc xe hạng sang thì không thể một cá nhân hoàn thành được mà phải có những đường dây liên quan đến nhiều đồng bọn, có khi kéo dài đến thẳng Việt Nam chăng?


Hậu qủa quỵt nợ nước ngoài và buôn lậu quốc tế

Trong cùng một ngày nhà nước Việt Nam đón nhận hai trái bom tấn của vụ trốn nợ Vinashin và buôn lậu ô tô ở sứ quán VN tại Ấn Độ. Sức công phá và vết tích của hai trái bom tấn này chắc chắn sẽ để lại những hậu qủa lâu dài về sau trên cộng đồng thế giới.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lấy chữ „TÍN" ở đâu ra để đi thương thuyết trong tương lai? Bộ Ngoại Giao VN có phải đang trở thành một ổ buôn lậu quốc tế tại nước ngoài, nếu được nhắc thêm về bà Bí thư thứ nhất Vũ Mộc Anh của sứ quán Việt Nam tại Nam Phi về những vụ buôn lậu sừng tê giác vào năm 2008 ngay trước cổng sứ quán VN ở thủ đô Pretoria được truyền hình Nam Phi ghi băng lại và phát sóng?

Phải chăng danh thơm tiếng tốt của Việt Nam đối với cộng đồng thế giới đang được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặt trên canh bạc của Vinashin hoặc ở các sứ quán VN tại nước ngoài?

Tờ báo The Wall Street Journal đã xác nhận rõ ràng vị trí này: "Vụ khủng hoảng Vinashin là một cú trượt vẫn đang còn diễn ra đối với các hy vọng xa xôi của nước này, phá hoại cả tiếng tăm của Việt Nam trước các nhà cho vay quốc tế và tiềm tàng hạ thấp dòng đầu tư nước ngoài đã từng thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam (được tăng trưởng) trong những năm vừa qua".


Hà Long

2011/05/17

Chuyện Tình LÝ QUANG DIỆU

Chuyện Tình LÝ QUANG DIỆU

 
 
Nguyễn Thị Thục

Nhiều người trên thế giới biết đến ông Lý Quang Diệu như một chính khách, một bộ óc kinh tế lỗi lạc. Nữ văn sĩ, nhà phê bình tiếng tăm của Singapore Catherine Lim từng miêu tả ông Lý như một người độc đoán, khô cằn. Ít ai biết rằng, hằng đêm ông Lý đến ngồi bên người vợ nằm liệt từ hơn 2 năm qua, kể chuyện và đọc thơ cho bà nghe.
 

Lý Quang Diệu và Kha Ngọc Chi

 
Chơi lễ Tình nhân 14.2.2008 tại Sentosa
 
Chỉ có cái chết mới chia lìa lứa đôi

12.5.2008 là một ngày tôi nhớ mãi. Ngày đó, cha con cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu và đương kim Thủ tướng Lý Hiển Long sẽ ra tòa án đối chất với chủ tịch Đảng Dân chủ Singapore đối lập, tiến sĩ Chee Soon Juan, trong vụ kiện xúc phạm danh dự mà cha con ông Lý là nguyên đơn. Đây là một sự kiện cột mốc trong lịch sử Singapore. Cánh phóng viên nước ngoài như tôi thì háo hức lắm, có mặt tại phiên tòa từ sáng sớm. Nhưng đến 6 giờ chiều cha con ông Lý vẫn không đến.

Về sau mới có tin, hôm đó vợ ông Lý, bà Kha Ngọc Chi, bị một loạt cơn đột quỵ gây xuất huyết não. Kể từ đó, bà nằm liệt giường, không nói được, dù vẫn còn tri giác. Tôi đồ rằng sự biến đó đã khiến cha con ông Lý không đến tòa theo kế hoạch.
 

Ông bà Lý Quang Diệu mừng sinh nhật thứ 80 của ông vào ngày 16.9.2003. Không lâu sau đó, bà bị đột quỵ khi đang cùng ông công du Anh quốc, nhưng bình phục được và yếu đi.

Tuổi già nước mắt như sương

Con gái ông Lý, bác sĩ Lý Vỹ Linh trong bài xã luận có tựa đề "My dear Mama" (Người mẹ yêu quý của tôi) đăng trên báo Straits Times hôm 29.8 vừa qua có đoạn viết: "Nhưng tôi không thể làm được gì để giúp mẹ tôi trở lại như trước khi bà bị cơn đột quỵ khủng khiếp quật ngã vào ngày 12.5.2008. Từ đó đến nay, bà vật vã liệt giường. Ba tôi cũng vật vã không kém". Bà Linh cũng thừa nhận rằng trong đại gia đình họ Lý, cha bà là người đau khổ nhất trước tình cảnh của bà Chi: "Người đau khổ nhất và lặng lẽ chịu đựng mỗi ngày chính là ba tôi".

Hồi năm 2009, bà Linh cũng viết một bài khác kể rằng, khi mẹ bà lâm cảnh "chân mỏi tay run", mỗi bữa cơm ông Lý ngồi bên cạnh, nhặt từng hạt cơm bà đánh rơi, bỏ vào chén mình, ăn ngon lành.

Trong cuộc phỏng vấn hồi đầu tháng 9 năm nay với nhà báo Seth Mydans của tờ New York Times, ông Lý lần đầu tiên kể về tình trạng hiện tại của người vợ nay gần bước sang tuổi 90: "Bà ấy nằm tại nhà và được các y tá chăm sóc. Trước đây, chúng tôi ở chung phòng, nay thì tôi chuyển sang phòng kế bên. Tôi đã quen với âm thanh khò khè và tiếng rên mỗi khi cổ họng bà ấy bị khô và người ta phải bơm chất Biothene vào để hút đàm ra. Bà ấy không thể ngồi dậy, nên thở rất khó khăn. Thỉnh thoảng các y tá đỡ bà ngồi lên, đập đập vào lưng cho bà dễ chịu". "Thật là đau đớn", ông Lý buồn bã.

Chọn cho bà một sự ra đi nhẹ nhàng hay cứ tồn tại trong đớn đau là điều dằn vặt ông: "Tôi có thể đuổi hết các y tá đi. Khi đó những người giúp việc không biết cách làm cho bà ấy thở được, khiến bà sưng phổi, và kết thúc mọi đau đớn". Nhưng, "một bác sỹ nói với tôi: Có thế ông nghĩ rằng ông sẽ thấy nhẹ nhàng hơn khi bà ấy ra đi, nhưng rồi ông sẽ buồn và cảm thấy trống vắng. Vì ít ra, bà vẫn là một con người ở đây, một người mà hằng ngày ông có thể trò chuyện cùng và hiểu được những gì ông nói".

Ông Lý đồng tình với lời khuyên đó: "Đã 2 năm, rồi tháng 5, tháng 6, tháng 7, tháng 8, tháng 9, tổng cộng là 2 năm 4 tháng. Điều đó đã trở thành một phần trong cuộc sống của tôi". Và ông nói rằng ông chỉ có thể làm những gì tốt nhất cho bà cảm thấy dễ chịu mà thôi, như là tìm những y tá giỏi, biết cách đỡ bà ngồi và xoa bóp cho bà; trang bị giường bệnh viện có túi hơi, để lưng bà không bị lở.
 
Vẫn đẹp như ngày đầu
 
Nhưng ông Lý không để nỗi đau vì người phụ nữ mà ông yêu thương nhất quật ngã mình: "Tôi phải làm gì? Tôi không thể ngã quỵ. Cuộc sống phải tiếp diễn. Tôi cố làm cho mình bận rộn suốt ngày". Dù ở tuổi 87, ông Lý vẫn giữ chức Bộ trưởng Cố vấn trong nội các với lịch làm việc dày đặc các chuyến công du, đón tiếp chính khách, học giả nước ngoài, nói chuyện trước công chúng Singapore và doanh nhân, chính khách trên thế giới.
 
Bình phục sau cơn đột quỵ năm 2003, bà tiếp tục sánh bước cùng ông

Và hằng đêm, ông đến bên giường nói chuyện với bà: "Tôi kể cho bà ấy nghe công việc tôi làm trong ngày và đọc những bài thơ mà bà ấy yêu thích. Bà ấy hiểu và cố thức để nghe tôi". Kiêu hãnh và Định kiến, Lý trí và Tình cảm của Jane Austen, truyện thơ The Canterbury Tales của Geoffrey Chaucer, Kim của Rudyard Kipling, thơ Shakespeare… là những tác phẩm và tác giả mà ông Lý chọn trong tủ sách của vợ và đọc cho bà nghe. Thời trẻ, bà Chi học chuyên văn và đặc biệt yêu thích văn chương Anh.
 

"Thi thoảng trong những khoảnh khắc lặng yên, ký ức những ngày đẹp đẽ mà chúng tôi bên nhau lại trở về", ông Lý tâm sự với Seth Mydans. "Có phải mỗi khi ông đến thăm bà thì ký ức ngày xưa quay trở lại?", Seth hỏi. "Ồ không, không phải lúc đó đâu. Con gái tôi vừa tìm được hàng chục bức ảnh cũ và ảnh kỹ thuật số lưu trữ tại tập đoàn báo chí Singapore Press Holdings. Khi tôi nhìn lại chúng, tôi nghĩ tôi may mắn làm sao. Tôi đã có 61 năm hạnh phúc bên bà ấy. Chúng tôi rồi sẽ phải ra đi. Tôi không chắc ai sẽ ra đi trước, bà ấy hay là tôi. Vì vậy tôi nói với bà ấy, rằng tôi đang nhẩm lại lời nguyền lứa đôi của tín đồ Cơ đốc giáo. Tôi nhớ nó thế này: Hãy yêu, gìn giữ và vun đắp, trong đau ốm hay khỏe vui, lúc thuận lợi, khi khó khăn, chỉ có cái chết mới chia lìa chúng ta".

Thuở ban đầu

Lý Quang Diệu chỉ có một cuộc tình duy nhất, cuộc tình với Kha Ngọc Chi, nữ sinh con nhà giàu học giỏi nhất trường Đại học Raffles cách đây 2/3 thế kỷ.
 

 
Tiểu thư con nhà giàu học giỏi

Tiểu thơ con gái nhà ai?

Năm 1940, khi Thế chiến thứ 2 đã tràn lan khắp châu Âu, ước mơ sang Anh quốc du học của các học sinh thuộc địa như Lý Quang Diệu tạm gián đoạn. Quang Diệu nhận học bổng Anderson danh giá nhất trong nước và học luật tại Đại học Raffles. Cuối học kì đầu tiên của năm nhất, Quang Diệu xếp đầu trường về môn toán. "Nhưng tôi bàng hoàng nhận ra rằng tôi không chiếm vị trí số 1 cả môn tiếng Anh lẫn môn kinh tế. Tôi xếp sau một cô tên Kha Ngọc Chi. Tôi thất vọng và cảm thấy khó chịu", Quang Diệu kể trong Hồi ký Câu chuyện Singapore: 1923 – 1965 xuất bản năm 1998. Quang Diệu thất vọng vì sợ không lấy được học bổng Nữ hoàng để du học ở Anh.

"Tôi đã gặp cô Kha này hồi năm 1939. Khi ấy cô ta là nữ sinh duy nhất ở trường Trung học Raffles toàn là con trai. Cô ta được hiệu trưởng mời phát phần thưởng cuối năm cho các học sinh giỏi. Lần đó, tôi nhận được từ tay cô ta 3 quyển sách", Quang Diệu viết trong Hồi ký.

Rồi cuộc chiếm đóng của người Nhật ở Singapore ập đến vào đầu năm 1942. Trường lớp đóng cửa. Ngọc Chi về nhà phụ giúp gia đình. Quang Diệu, con trai cả trong một gia đình có 4 trai 1 gái, đi làm công, rồi lao ra chợ đen kinh doanh để giúp đỡ gia đình. Rượu ngoại, thuốc lá, nữ trang… thứ gì có lời là anh buôn tất. Ở chợ đen, anh gặp Yong Nyuk Lin, một cựu sinh viên ở Đại học Raffles khi đó đang làm việc tại một công ty bảo hiểm quốc tế.

Ngày nọ có một công ty kinh doanh văn phòng phẩm hỏi Quang Diệu tìm nguồn cung cấp hồ dán. Quang Diệu trao đổi với Nyuk Lin, rồi cả hai mở xưởng sản xuất hồ, một cái đặt ở nhà Quang Diệu, một cái đặt ở nhà Nyuk Lin do vợ và em vợ anh ta trông coi. Em vợ Nyuk Lin chính là cô Kha Ngọc Chi một thời lừng lẫy ở Đại học Raffles!

Chính thương vụ hồ dán mà Quang Diệu gặp lại Ngọc Chi vào lần đầu tiên anh đến nhà Nyuk Lin ở khu Tiong Bahru trên chiếc xe đạp cà tàng. Lúc đó, Ngọc Chi đang ngồi nơi mái hiên bên hè nhà. "Khi tôi hỏi Nyuk Lin đâu, cô ta mỉm cười và chỉ chiếc cầu thang ngay góc nhà. Giờ đây, tôi gặp cô ta trong một bối cảnh khác. Cô ta đang ở nhà, ăn mặc thoải mái, tự tay làm việc nhà vì không còn người giúp việc nữa", Quang Diệu kể. Tình cảm đầu đời giữa họ đã nảy sinh từ đó.

"Tháng 9.1944, chúng tôi đã trở nên đủ gần gũi để tôi mời Nyuk Lin, vợ anh ta và Ngọc Chi (từ nay tôi gọi là Chi thôi) đi dự sinh nhật thứ 21 của tôi tại một nhà hàng Tàu ở khu Great World. Đó là lần đầu tiên tôi mời nàng ra ngoài", Quang Diệu kể. Vào thời đó ở Singapore, một cô gái chấp nhận ra ngoài cùng một chàng trai, dẫu là có anh chị của cô đi cùng, thì điều đó không thể không mang một thông điệp nhất định!
 

 
Thương nhau cởi áo cho nhau

Môn đăng hộ đối

Cuối năm 1945, cuộc chiếm đóng của người Nhật đã chấm dứt, Ngọc Chi đi làm thủ thư ở Thư viện Raffles. Ngày ngày, Quang Diệu cuốc bộ đưa cô về nhà. Có lần, anh chở Chi về bằng xe gắn máy của mình, khiến mẹ cô nổi giận. Gia đình cô vốn giàu có, cha làm ngân hàng, ở nhà biệt thự và có xe hơi đưa rước đến trường hằng ngày. Vì thế, ngồi sau xe gắn máy của một người đàn ông là điều không thể chấp nhận đối với một tiểu thư như cô. "Thiên hạ sẽ nghĩ sao? Ai mà dám lấy con chứ!", mẹ cô đay nghiến.

Đêm Giao thừa năm 1946, Quang Diệu thổ lộ với Ngọc Chi rằng anh không có ý định quay lại Đại học Raffles để hoàn thành chương trình cử nhân luật của mình mà sẽ đi Anh du học, và hỏi cô có thể chờ đợi anh quay lại sau 3 năm. "Chi hỏi tôi có biết Chi lớn hơn tôi hai tuổi rưỡi. Tôi nói rằng tôi biết và đã cân nhắc kỹ điều này. Rằng tôi đã đủ chín chắn. Hơn nữa tôi muốn làm bạn với một người bằng vai phải lứa và khó lòng tìm được một người khác có cùng hoài bão với tôi như Chi. Chi nói sẽ chờ đợi tôi", Quang Diệu viết trong Hồi ký. Nhưng họ quyết định không nói với cha mẹ hai bên, bởi "quá khó để các bậc cha mẹ đồng ý một sự hứa hẹn dài đăng đẳng như vậy".

Khi biết con có ý định du học, mẹ Quang Diệu muốn anh hứa hôn với một cô gái gốc Hoa, để chắc rằng sau khi học xong và về nước, anh không dẫn theo một cô mắt xanh tóc vàng. Đã có nhiều sinh viên đi du học, lấy vợ Anh, khi về nước thì ly hôn hoặc phải chuyển về Anh sống vì cô vợ không thích nghi được với văn hóa xứ thuộc địa. Vì thế, mẹ anh đã lần lượt dẫn về ra mắt anh 3 cô gái gốc Hoa, dung nhan tươi thắm, gia đình tử tế, khá giả. "Nhưng tôi chẳng có chút rung động nào. Tôi thấy hạnh phúc với Chi", Quang Diệu kể.

Và để mẹ đỡ lo, Quang Diệu quyết định thổ lộ với mẹ về Ngọc Chi. Gia đình Chi và gia đình Quang Diệu có nhiều nét tương đồng: cha họ đều là người Hoa sinh ra trên đảo Java của Indonesia; mẹ họ cũng là những người gốc Hoa sinh ra quanh eo biển Singapore. Từng gặp Ngọc Chi trong thương vụ hồ dán và từng nghe chuyện cô nữ sinh đứng đầu Đại học Raffles, mẹ Quang Diệu ưng bụng lắm. "Cử chỉ của bà đối với Chi chuyển sang hướng thân thiện trong tâm thế một mẹ chồng tương lai", Quang Diệu ghi nhận.

Đám cưới bí mật ở Anh quốc

Giáng sinh năm 1947, Lý Quang Diệu và Kha Ngọc Chi bí mật kết hôn tại thị trấn Stratford-on-Avon, quê hương đại văn hào William Shakespeare, khi cả hai đang là du học sinh.
 
Hạnh phúc có nhau ở đất khách

Mấy núi cũng trèo

Hồi ký Câu chuyện Singapore: 1923-1965 kể rằng: Đúng vào sinh nhật thứ 23 của mình, ngày 16.9.1946, Quang Diệu bước lên con tàu Britannic, rời Singapore sang Anh du học. Ngọc Chi đứng trên bến cảng, nước mắt chảy dài, vẫy tay tạm biệt người yêu. Chàng trai Quang Diệu cũng không cầm được nước mắt. Họ chẳng biết bao giờ mới được gặp lại nhau. Vài tháng trước đó, họ đã quấn quýt bên nhau thật nhiều. Họ đã có những bức ảnh chung do một người em họ chụp giùm, để làm kỷ niệm khi xa nhau.

Quang Diệu đi du học bằng chính tiền dành dụm và nữ trang của mẹ, cùng với tiền tự kiếm được nhờ kinh doanh ngoài chợ đen. Nếu không có cuộc chiếm đóng kéo dài gần 4 năm của người Nhật trên đảo sư tử, cả Quang Diệu và Ngọc Chi đã có thể liên tục chương trình cử nhân luật của họ ở Đại học Raffles, và giành những suất học bổng danh giá của Nữ Hoàng để sang Anh học. Giờ đây, Quang Diệu đi du học tự túc vì không muốn mất thêm thời gian chờ đợi ở Đại học Raffles nữa, thì Ngọc Chi cũng quyết tâm trở lại trường học tiếp và sẽ giành lấy học bổng để sang Anh cùng người yêu.

Cuối tháng 7.1947, một cú điện báo từ Singapore cho biết Ngọc Chi đã dành được học bổng của Nữ hoàng. Quang Diệu vui mừng khôn xiết trước viễn cảnh cùng người yêu ở Cambridge. Nhưng lúc ấy đã quá muộn để Ngọc Chi có thể tìm được trường vì đầu tháng 10 năm học mới đã bắt đầu. Thay vì chấp nhận chờ một năm nữa, Quang Diệu vắt giò lên cổ chạy khắp Đại học Cambridge nhờ vả. Vì tài thuyết phục và lòng nhiệt thành của Quang Diệu, cộng với thành tích học tập sáng chói của Ngọc Chi từ thập niên 1930 mà Hội đồng khảo thí Anh quốc còn lưu giữ, hiệu trưởng trường Girton đã chấp nhận dành cho Ngọc Chi chiếc ghế dự phòng cho những trường hợp đặc biệt ở khoa luật.

Trong vòng một tháng, Ngọc Chi đã thu xếp xong và theo tàu chở binh lính Anh rời Singapore vào cuối tháng 8. Đầu tháng 10, Ngọc Chi đến Liverpool, Quang Diệu đã chờ sẵn ở bến cảng tự bao giờ. Họ lên xe lửa về London, chơi ở đó 5 ngày, rồi xuôi về Cambridge.

Vượt qua lễ giáo

Có Ngọc Chi, hạnh phúc cũng đi kèm với rắc rối. Chi học trường Girton phía bắc thành phố Cambridge. Quang Diệu học trường Fitzwilliam và được phân cho một căn phòng ở phía nam thành phố. Nỗ lực tìm một căn phòng gần chỗ người yêu không thành, Quang Diệu phản ánh lên giám thị nhà trường, vốn là người đã hết lòng giúp trong việc xin được một chỗ học cho Ngọc Chi. Dù vậy, không những bị nghi ngờ về tinh thần "xả thân" cho người yêu, Quang Diệu còn "được" vị giám thị nhắc nhở rằng trường Girton sẽ không ủng hộ chuyện sinh viên nhận học bổng kết hôn ngay khi đang học.

Thế nhưng Quang Diệu và Ngọc Chi vẫn quyết tâm kết hôn vào tháng 12 năm ấy. "Chúng tôi quyết định lặng lẽ kết hôn vào dịp nghỉ lễ Giáng sinh, và giữ điều đó bí mật. Ba mẹ Ngọc Chi sẽ vô cùng thất vọng nếu chúng tôi xin phép họ. Trường Girton có thể sẽ phản đối như lời khuyến cáo của ngài giám thị. Hội đồng quản trị học bổng Nữ Hoàng có thể sẽ gây khó khăn", Quang Diệu viết trong Hồi ký.

Một người bạn đã chỉ cho họ một khách sạn nhỏ ở Stratford-on-Avon để họ nghỉ lễ và tham quan nhà hát Shakespeare. Tại đó, họ đã bí mật kết hôn sau khi thông báo cho nhân viên hộ tịch địa phương. "Trên đường từ Cambridge đến Stratford-on-Avon, chúng tôi ghé London, tôi mua cho Chi một chiếc nhẫn bạch kim ở phố Regent. Sau 2 tuần ở Stratford-on-Avon, chúng tôi trở về Cambrigde, Chi tháo nhẫn ở ngón tay và treo vào sợi dây chuyền đeo ở cổ", Quang Diệu kể.

Mặc dù đã cưới nhau, hai người vẫn "ai ở nhà nấy", vẫn học hành chăm chỉ và "có hệ thống". "Vào cuối tuần và một vài buổi tối khác, tôi đạp xe lên trường Girton. Ngọc Chi nấu cho tôi những món ăn Singapore bằng cái bếp gas ở đầu hè", Quang Diệu viết. Và họ mời những người bạn Singapore đoạt học bổng Nữ hoàng đến ăn chung. Phần thịt tiêu chuẩn cả tuần của Quang Diệu sẽ được nấu thành cà ri, hoặc Ngọc Chi sẽ làm món phở xào truyền thống với những nguyên liệu "không giống ai": mì spaghetti sợi mảnh thay cho sợi phở, thịt gà thay vì thịt heo, ớt ngọt thay cho ớt hiểm…
 
Tốt nghiệp hạng ưu. Thầy giám thị Thatcher đứng giữa

Họ tiếp tục như thế cho đến kì thi cuối cùng vào tháng 5.1949. Khi kết quả được thông báo vào tháng 6, Quang Diệu xếp hạng nhất, đoạt được ngôi sao danh dự duy nhất cho những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc của khóa học. Ngọc Chi cũng đạt hạng nhất. Họ gọi điện về Singapore báo cáo thành tích học tập cho gia đình, nhưng chuyện kết hôn thì vẫn giấu biệt.

Trong một cuộc đối thoại với các doanh nhân năm 2009, ông Lý kể rằng đó là cuộc điện thoại duy nhất mà ông gọi về Singapore trong suốt mấy năm ở Anh, tốn 5 bảng Anh, giá trị bằng 100 bảng bây giờ.

Đẹp duyên cưỡi rồng

Khi ông Lý Quang Diệu chọn con đường chính trị và trở thành người đứng đầu đất nước, bà Kha Ngọc Chi trở thành một nội tướng thâm hậu.
 

 
Đám cưới chính thức tại khách sạn Raffles ngày 30.9.1950
 
Tháng 8.1950, sau khi hoàn thành khóa huấn luyện hành nghề luật sư tại trường Middle Temple, Quang Diệu và Ngọc Chi trở về nước trước sự cổ vũ của báo chí. Tìm việc làm xong, Quang Diệu đến nhà Ngọc Chi xin phép làm đám cưới. Cha Ngọc Chi đùng đùng nổi giận. Ông chờ đợi thân phụ của Quang Diệu đến ngỏ lời xin phép chứ không phải là một cậu thanh niên 27 tuổi. Nhưng cuối cùng, đám cưới chính thức của họ cũng diễn ra tốt đẹp tại khách sạn Raffles vào ngày 30.9.1950. Ngọc Chi về làm dâu nhà họ Lý ở số 38 phố Oxley. Hai vợ chồng cùng đi làm cho công ty luật Laycock & Ong.
 
 
"Con rồng vinh hiển" đem lại niềm hạnh phúc vô biên

Ngày 10.2.1952, đứa con đầu lòng của họ ra đời. Lý Quang Diệu tham vấn một chuyên gia phiên dịch tại Tòa án tối cao Singapore để tìm cái tên hay nhất cho con. Vị chuyên gia phán rằng đứa bé ra đời vào ngày mầu nhiệm nhất trong năm theo lịch Trung Hoa - ngày thứ 15 của nguyệt kỳ đầu tiên trong năm con rồng. "Vì thế chúng tôi quyết định đặt tên con là Hiển Long, tức con rồng vinh hiển. Thằng bé rất dài, trông gầy guộc nhưng nặng hơn 8 cân Anh. Nó đem lại cho chúng tôi niềm hạnh phúc vô biên", ông Lý viết trong Hồi ký.

Sau đó, họ sinh thêm con gái Vỹ Linh (1955) và con trai út Hiển Dương (1957). Cả 3 đều học rất giỏi và thành đạt. Hiển Long nay là đương kim thủ tướng Singapore, Vỹ Linh là bác sỹ thần kinh nhi nổi tiếng, còn Hiển Dương là một doanh nhân giỏi.
 
 

Hiển Long, Vỹ Linh, Hiển Dương đều thông minh và học giỏi


Tháng 9.1955, Lý Quang Diệu cùng vợ và em trai kế Lý Kim Diệu thành lập công ty luật Lee & Lee do ông đứng đầu. Trước đó, cuối năm 1954, ông cùng các cựu du học sinh tại Anh quốc thành lập Đảng Hành động Nhân dân (PAP), ra tranh cử nghị viên và chính thức bước vào con đường chính trị mà ông đã có tham vọng khi còn rất trẻ. Tháng 6.1959, ông thắng cử và trở thành thủ tướng Singapore, trao quyền điều hành công ty luật Lee & Lee lại cho vợ và em trai. Hơn 6 thập niên qua, Lee & Lee không ngừng lớn mạnh và là một công ty tầm cỡ ở Singapore hiện nay.

Nội tướng

Trong chương áp cuối với chủ đề "Gia đình tôi" của tập hồi ký thứ hai Từ Thế giới thứ ba lên Thế giới thứ nhất – Câu chuyện Singapore: 1965-2000 xuất bản năm 2000, ông Lý viết: "Những người (Không dùng từ này) khiến tôi có ấn tượng bởi sự quan trọng mà họ đặt vào người phụ nữ sẽ gắn bó với một cán bộ triển vọng. Họ biết người vợ có ảnh hưởng lớn như thế nào đến sự dấn thân vì lý tưởng của người chồng… Tôi thật sự may mắn. Chi chưa bao giờ nghi ngờ hay do dự về lý tưởng chiến đấu của tôi, bất chấp kết cục thế nào".
 

 
Sát cánh bên chồng

Với ông Lý, bà Chi là chỗ dựa của gia đình: "Bởi tôi biết Chi có công việc của một luật sư, và nếu cần bà ấy có thể tự lo cho mình và các con, nên tôi không phải lo lắng về tương lai của bọn trẻ". Điều đó giúp ông toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp chính trị của bản thân và tương lai của đất nước. Với các con, bà Kha là một người mẹ mẫu mực, tuyệt vời. Thủ tướng Lý Hiển Long từng kể trong nhiều cuộc nói chuyện trước công chúng: "Khi chúng tôi còn nhỏ, mẹ tôi là một luật sư bận rộn. Nhưng thay vì ăn trưa với khách hàng, hôm nào bà cũng về nhà ăn cơm với chúng tôi, chăm sóc và bảo ban anh em tôi chu đáo".
 
Người mẹ mẫu mực

Trong sự nghiệp chính trị của mình, ông Lý thừa nhận bà Kha là "một tòa tháp sức mạnh". Suốt 31 năm ông làm thủ tướng (1959 – 1990), bà lặng lẽ làm người hỗ trợ đắc lực trong quan hệ đối nội lẫn đối ngoại của ông: "Bà ấy giúp tôi hàng đống công việc, giúp tôi tiết kiệm được rất nhiều thời gian, như sửa bản thảo các bài diễn văn mà tôi sắp phát biểu, sửa đề cương tôi sẽ trình trước Quốc hội hoặc trả lời phỏng vấn. Bà ấy quen thuộc với ngôn ngữ của tôi nên dễ dàng đoán ra từ ngữ tôi dùng mà các nhân viên tốc ký của tôi không thể lần ra được".

Trong các chuyến công cán cùng chồng, bà Chi tiếp xúc với phu nhân của các chính khách mà ông Lý gặp gỡ. Sau đó, bà đưa ra nhận định khá chính xác về vị chính khách thông qua cách hành xử và giao tiếp của vợ ông ta. "Bà ấy có một trực giác rất tinh anh khi đánh giá một con người. Trong khi tôi đưa kết luận dựa trên phân tích và lý lẽ, thì bà ấy lại dựa vào cảm giác mà bà cảm nhận được đằng sau nụ cười, những lời nói thân tình, nét mặt, và ngôn ngữ cơ thể của người đối diện", ông Lý viết.

Trong những lần thăm Trung Quốc, sau một ngày làm việc bận rộn, ông bà trở về phòng khách sạn và đem những cuốn băng ghi âm các cuộc tiếp xúc ra nghe lại. Khi đó, bà Kha giảng giải cho chồng hàm ý trong từng từ ngữ, từng cử chỉ mà các lãnh đạo Trung Quốc thể hiện, bởi bà rất giỏi tiếng Hoa và hiểu sâu sắc văn hóa Trung Quốc.
 
Nội tướng thâm hậu

Ông Lý cũng tiết lộ rằng, khi ông đàm phán để sát nhập Singapore với Malaysia vào năm 1962, bà Kha đã dự cảm được một kết cục không như mong muốn, nhưng ông không nghe theo. Thực tế đã chứng minh bà đúng: Sau 2 năm nhập chung, ngày 9.8.1965, Singapore buộc phải tách khỏi Malaysia…

Bóng tà

Tôi gặp bà Kha Ngọc Chi lần duy nhất vào ngày 11.1.2008 tại Trung tâm hội nghị Suntec. Ở tuổi 87 và từng trải qua bao cơn bạo bệnh, bà vẫn theo chồng đến dự buổi đối thoại về tuổi già. Khi đó bà đã yếu rồi, bước đi phải có người dìu đỡ. Ông Lý cũng yếu, dù không cần người dìu, nhưng mỗi bước ông đi, 2-3 cận vệ luôn kèm sát. Ngồi ở hàng ghế cử tọa, bà nhìn ông ở trên sân khấu và móm mém cười mỗi khi ông nhắc đến chuyện nhà. Đó có lẽ là lần cuối cùng bà xuất hiện trước công chúng, trước khi ngã bệnh liệt giường sau đó đúng 4 tháng.
 
Ba thế hệ quây quần đêm giao thừa thiên niên kỷ

Trong cuộc đối thoại ngày 11.1.2008, ông Lý nói rằng: "Mẹ tôi mất ở tuổi 74 vì đột quỵ. Ba tôi mất ở tuổi 94. Vì vậy, tôi tính toán mình có thể ra đi trong khoảng 74 đến 94 tuổi. Nhưng tôi đã nhỡ mất cái hạn 74 rồi! Hạn tiếp theo sẽ là 87, ba tôi ngã bệnh ở tuổi đó". Ông Lý vừa bước sang tuổi 87 được nửa tháng.

Lý Quang Diệu – Kha Ngọc Chi rồi sẽ ra đi, nhưng câu chuyện tình đẹp đẽ của họ sẽ mãi mãi được ghi nhớ.
 

 

Thủ tướng Lý Quang Diệu

Biệt ly

Tôi viết xong và gửi về Việt Nam loạt bài 4 kỳ này vào sáng thứ Bảy 2.10.2010. Chiều đó, bà Kha Ngọc Chi đã vĩnh viễn ra đi.
 
Tôi lại đến với bà đây!
 
29.9, ngay trước kỷ niệm 60 năm ngày cưới chính thức, ông Lý phải nhập viện vì bị viêm phổi.

5 giờ 40 phút chiều 2.10, bà Kha Ngọc Chi nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng tại nhà bên cạnh con gái Vỹ Linh. Lúc đó, ông Lý Quang Diệu vẫn nằm trong bệnh viện; con trai út Hiển Dương đến thăm mẹ buổi sáng và đã ra về; con trai cả, Thủ tướng Lý Hiển Long, vừa đến thành phố Antwerp, Vương quốc Bỉ, để dự Hội nghị Á-Âu (ASEM8). Thủ tướng Lý đã bay về nước ngay trong đêm.
 
Khoảng 15,000 người đã đến viếng linh cữu bà Kha quàn tại biệt thự Sri Temasek - vốn dành cho gia đình thủ tướng nhưng không ai ở - nằm ngay trong dinh thự Istana trong hai ngày 4-5.10.

Đêm 4.10, sau khi khách đã ra về hết, ông Lý bước từng bước chậm chạp đến bên bà. Gần như bất động, ông đứng nhìn vào bức ảnh đặt ở chân quan tài trong vòng chừng 1 phút, rồi quay đi. Trông ông yếu hơn hẳn hôm 1.10 khi tiếp Tổng giám đốc Hiệp hội hàng không quốc tế Giovanni Bisignani ngay tại Bệnh viện đa khoa Singapore. Người ta đang lo lắng cho sức khỏe của ông Lý sau sự mất mát này.

Chiều 6.10, linh cữu bà Kha Ngọc Chi được đưa về nhà hỏa táng Mandai bằng quân xa dành cho lãnh đạo cao cấp, dù đám tang bà không được theo chế độ quốc tang. Ông Lý Quang Diệu, 3 người con, con gái đầu của Lý Hiển Long – Lý Tú Kỳ, con trai trưởng của Lý Hiển Dương – Lý Sinh Vũ lần lượt đọc điếu văn ngợi ca và tiễn biệt người vợ, người mẹ, người bà của họ.

Ông Lý kết thúc điếu văn bằng một câu mà không ai cầm được nước mắt: "Tôi thấy an ủi rằng bà ấy đã sống một cuộc đời 89 năm đầy ý nghĩa. Nhưng trong giây phút biệt ly cuối cùng này, trái tim tôi nặng trĩu buồn đau".

Người ta không thấy nước mắt ở người đàn ông 87 tuổi này.
 
Hãy đợi tôi ở Suối Vàng! Các con sẽ hòa chung tro cốt của chúng ta

Trước khi nắp quan tài được đóng lại để đưa lên giàn hỏa táng, ông Lý nhoài người đặt lên ngực vợ một bông hồng đỏ, và bước thêm mấy bước đến gần hơn, tay trái bấu vào thành quan tài, tay phải đặt lên môi, rồi rướn người đặt các đầu ngón tay lên trán bà. Ông lặp lại nụ hôn biểu tượng đó thêm một lần nữa rồi khó nhọc đứng thẳng dậy, quay người đi.
 
 
Thục Minh
Singapore đầu tháng 10.2010