*** TU THÂN, TỀ GIA, TRỊ QUỐC, BÌNH THIÊN HẠ *** CÔNG KHAI THẢO LUẬN, ÂM THẦM HÀNH ĐỘNG *** Đã đến lúc tòan dân Việt hãy muôn lòng như một quyết chí đấu tranh cho QUYỀN DẠ DÀY, QUYỀN LÀM NGƯỜI, QUYỀN TỰ QUYẾT bằng cách ngay lúc này phải GIẢI THỂ TẬP ĐÒAN VIỆT GIAN CỘNG SẢN BUÔN DÂN BÁN NƯỚC!!!

2010/10/15

33 THỢ MỎ VÀ 9 NGƯ DÂN

33 THỢ MỎ VÀ 9 NGƯ DÂN

Lê Đức Dục

33 - đó là số thợ mỏ ở Chile bị mắc kẹt dưới lòng đất kể từ vụ sập hầm mỏ vàng và đồng ở San Jose hơn hai tháng qua! Không ai dám tin họ sẽ sống sót khi bị vùi lấp ở độ sâu 700m.

Nhưng hôm qua, những thợ mỏ đầu tiên đã trở về từ cõi chết trong vòng tay yêu thương của gia đình và tiếng hò reo mừng rỡ của hàng triệu người dân đất nước Chile!

Càng xúc động hơn khi trong số những công nhân ấy, dù chỉ duy nhất một thợ mỏ có quốc tịch Bolivia, nhưng chính tổng thống nước này cũng bay tới San Jose để chờ đón công dân của mình!

Hôm qua, hàng triệu người trên thế giới đã ngồi trước màn hình để xem trực tiếp cuộc giải cứu chưa từng có trong lịch sử từ các kênh truyền hình lớn. Một cuộc giải cứu khiến người ta xúc động và ấn tượng hơn bất cứ thước phim hành động nào của Hollywood!

Đối diện với cái chết không phải là một điều gì quá lạ lẫm. Nhưng với những câu chuyện như sập hầm lò, khi những số phận người đối mặt với cái chết đến từng phút bằng đói, bằng khát, bằng thiếu không khí và hơn cả là sự hoảng loạn, suy sụp tinh thần...nó luôn khiến người ta xúc động mãnh liệt.

Hơn hai tháng qua, từ đáy "địa ngục", những thợ mỏ Chile đã sống với niềm tin vào điều kỳ diệu hơn cả phép mầu. Và rồi điều ấy đã xảy ra! Niềm vui ấy không phải chỉ có ở thân nhân của người thợ, không chỉ với người dân Chile mà còn dành cho tất cả những ai trên hành tinh này đang theo dõi câu chuyện bi tráng ở Chile với một niềm tin mãnh liệt.

Những người phụ nữ đảo Lý Sơn dõi mắt chờ chồng - Ảnh: Tấn Vũ

Nhưng cũng hôm qua, khi hàng triệu người trong chúng ta dán mắt vào các kênh truyền hình để dõi theo từng công nhân Chile bên kia bán cầu bước ra khỏi chiếc lồng cứu hộ Phượng Hoàng trong tiếng vỗ tay reo mừng thì ở một bến cá trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), vợ con của chín ngư dân trên tàu cá QNg-66478 đang mòn mỏi ngóng trông chồng trở về từ biển sau khi có quyết định thả chín ngư dân và phương tiện của họ sau một tháng bị giam giữ.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, tàu và các ngư dân Lý Sơn được thả vào chiều 11-10. Nhưng đến tận tối 13-10, đất liền vẫn bặt vô âm tín với các ngư dân, dù liên lạc từ máy ICOM hay điện thoại di động, trong khi dự báo thời tiết cho biết vùng biển Hoàng Sa đang có sóng to gió lớn. Con thuyền nhỏ thiếu cả phương tiện liên lạc của những ngư dân nghèo liệu có đủ sức vượt qua mưa bão để may mắn trở về cùng vợ con họ đang ngóng chờ? Không một ai biết giờ này họ đang ở đâu giữa mênh mông biển cả.

Vâng, không một ai hay biết! Chỉ có hi vọng khôn nguôi rằng họ sẽ trở về trong ánh mắt chờ đợi đến thất thần của vợ con trên cầu cảng Lý Sơn!

Câu chuyện những thợ mỏ Chile hôm qua khiến chúng ta xúc động bao nhiêu thì càng khiến chúng ta đau xót bấy nhiêu khi nghĩ đến những ngư dân của chúng ta đang đơn độc giữa biển cả. Bởi cuộc cứu hộ kỳ diệu tận Chile xa xôi thêm một lần nữa nói với chúng ta về giá trị vĩnh hằng của tình yêu thương và trách nhiệm với cộng đồng, với cuộc sống và sinh mạng con người! Đó cũng là lời nhắc nhở cho tất cả, không riêng ai, không riêng quốc gia nào!

Câu chuyện về những nỗ lực của đất nước Chile để cứu sống những thợ mỏ - những con dân của đất nước mình - vì thế thật sự là một câu chuyện đẹp và đầy tình người. Giá trị nhân văn của "câu chuyện Chile" những ngày này vì thế sẽ là bất tử, sẽ luôn thao thức và nhắc nhở mọi người!

Mời bạn đọc xem video và những hình ảnh xúc động về cuộc giải cứu.

Hạnh phúc òa vỡ khi được gặp lại chồng

Luis Urzua - trưởng nhóm thợ mỏ - là người cuối cùng lên mặt đất. Ông cầm cờ hô vang "Chile, Chile": - Ảnh: AFP

Tổng thống Chile Sebastian Pinera đã có mặt tại hiện trường từ sớm. Ảnh chụp tổng thống ôm chầm người thợ đầu tiên vừa thoát lên từ hầm mỏ - Ảnh: BBC

Byron, con trai của thợ mỏ đầu tiên Florencio Avalos - khóc nức nở khi nhìn thấy cha lên mặt đất - Ảnh: AFP

Thợ mỏ thứ hai Super Mario nổi tiếng nhất dự định được truyền hình phỏng vấn - Ảnh: AFP

Sau những ngày dài trôi qua trong chờ đợi, cả đất nước Chile đều ngóng chờ sự kiện kì diệu này. Trong ảnh là người dân địa phương Copiado đang tập trung đông đảo tại một quảng trường gần đó để xem truyền hình trực tiếp vụ giải cứu - Ảnh: BBC

Anh thợ mỏ Carlos Mamani là người thợ mỏ nước ngoài - người Bolivia - duy nhất trong số 33 thợ mỏ mắc kẹt - Ảnh: BBC

Người thân của Anh thợ mỏ Carlos Mamani quá xúc động khi xem tận mắt vụ giải cứu - Ảnh: BBC

Người thợ mỏ Mario Gomez, năm nay 63 tuổi và là người thợ mỏ lớn tuổi nhất, đã quỳ xuống cầu nguyện ngay khi thoát khỏi hầm mỏ. Đây là lần thứ hai trong quãng đời của mình ông bị mắt kẹt dưới hầm mỏ. Tuy vậy ông chưa bao giờ ngừng tuyệt vọng rằng mình và đồng đội sẽ được giải cứu (ảnh trên). Người con gái Roxana của ông không cầm được nước mắt khi thấy cha mình vừa thoát khỏi từ địa ngục (ảnh dưới)  - Ảnh: BBC

Người thợ mỏ trẻ tuổi nhất Jimmy Sanchez, 19 tuổi là người thứ năm được cứu thoát - Ảnh: BBC

Anh thợ mỏ kiêm chú hề bán thời gian Rolando Gonzalez mang đến sự tươi vui tích cực cho những người tại trại Hi vọng chào mừng những người trở về - Ảnh: BBC

Câu chuyện của 33 người thợ mỏ đã thu hút đông đảo sự chú ý của truyền thông quốc tế, họ theo sát từng giây của sự kiện được hàng tỉ người trên thế giới trông đợi - Ảnh: BBC

 Nuñez Herrera tổ chức ăn mừng khi cậu của anh, ngượi thợ mỏ Daniel Herrera được cứu sống - Ảnh: CNN

Thợ mỏ Esteban Rojas, 44 tuổi, là người thứ 18 được giải thoát, quỳ xuống cầu nguyện ngay khi vừa được lên mặt đất - Ảnh: CNN

Gia đình của hai thợ mỏ Victor Zamora và Carlos Barrios xúc động khi thấy người thân mình được cứu - Ảnh: CNN

Anh thợ mỏ Jorge Galleguillos nhận cái ôm chầm từ tổng thống Bolivia Evo Morales ngay sau khi thoát khỏi hầm mỏ - Ảnh: CNN

Anh thợ mỏ Juan Illanes là người thứ ba được cứu thoát, được đội ngũ y khoa của bệnh viện Copiapo chào đón - Ảnh: CNN

Đông đảo người dân tụ tập tại quảng trường thị trấn Copiapo hân hoan niềm vui của cuộc giải cứu kỳ diệu. Thị trấn Copiapo là nơi gần nhất với hiện trường hầm mỏ, đã được đặt một màn hình lớn để người dân có thể theo dõi quá trình cứu hộ - Ảnh: CNN

Một máy đo với các chỉ số sức khỏe của anh thợ mỏ Osman Araya, 29 tuổi và là người thứ sáu thoát khỏi hầm mỏ San Jose - Ảnh: CNN

Người lính giải cứu đầu tiên xuống tới lòng đất Manuel Gonzalez được các thợ mỏ đang bị kẹt lúc này hân hoan chào đón - Ảnh: NYT

Franklin Lobos là người thứ 27 được đưa lên mặt đất 

Tất cả 33 thợ mỏ đã được đoàn tụ với gia đình

LÊ ĐỨC DỤC



--

Người Quốc Gia là những người đặt Tổ Quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, và cả chính bản thân mình.


No comments:

Post a Comment